Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đột tử
Theo nguồn tin của Báo Pháp luật Việt Nam, Giáo sư Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, tử vong cuối giờ chiều nay, 31/1
Thông tin ban đầu, nhân viên phát hiện ông Hải qua đời tại Bệnh viện Nhi Trung ương vào khoảng 16h ngày 31/1.
GS.TS Lê Thanh Hải sinh năm 1961, quê tại Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, thường trú tại Thụy Khuê, phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội.
Ông có trình độ đào tạo là Tiến sĩ Y học chuyên ngành Nhi Khoa.
Video đang HOT
Ông hiện là Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương; Viện trưởng Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em (trực thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương); Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Thực hành Nhi khoa (Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương); Phó Trưởng Bộ môn Nhi – Đại học Y Hà Nội; Chủ nhiệm Bộ môn Nhi – Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam.
Ông Lê Thanh Hải từng là thành viên Hội đồng Giáo sư cơ sở – Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Công trùng Trung ương năm 2019. Và ông Hải cũng từng là thành viên Hội đồng Giáo sư ngành Y năm 2019.
GS.TS Lê Thanh Hải đã đảm nhận vị trí chủ biên của 19 cuốn sách trong đó có 3 cuốn chuyên khảo; 15 giáo trình; và 1 cuốn tham khảo.
Ông Hải được bổ nhiệm giữ chức vị Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương vào ngày 6/4/2018.
Bé gái 13 tuổi tìm đến cái chết do bạo lực học đường
Giữa năm học, Hà 13 tuổi, được cô giáo xếp ngồi giữa hai bạn nam. Từ đó em thường xuyên bị hai bạn bên cạnh trêu chọc, ném sách vở.
Theo gia đình chia sẻ với bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà bị cả lớp ghép đôi với một trong hai bạn nam này, khiến em luôn có cảm giác xấu hổ, căng thẳng và lo sợ. Mỗi khi không làm được bài hoặc điểm kém bị bạn trêu chọc, em càng chán nản, tự ti và không muốn đi học. Một hôm, em nhắn tin cho vài người bạn thân về tâm trạng của mình rồi tự đi mua thuốc trừ sâu, uống. Bố mẹ phát hiện kịp thời đưa con tới bệnh viện để cấp cứu.
Tại Trung tâm Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ rửa dạ dày bé gái, uống than hoạt, truyền dịch và sử dụng thuốc giải độc. Sau khi ổn định các chức năng sống, Hà được chuyển sang Khoa Sức khỏe vị thành niên, trong tình trạng mệt mỏi, buồn chán, mất ngủ và đau đầu. Suốt ngày, em chỉ nằm thu mình, không muốn tâm sự hay trò chuyện với bất kỳ ai. Sau khi trắc nghiệm tâm lý, các bác sĩ phối hợp chuyên gia tâm lý đánh giá cháu có những sang chấn về tinh thần.
Sau một tuần trị liệu tâm lý, tinh thần của Hà đã cải thiện, khỏe và vui vẻ hơn, hòa đồng với mọi người trong phòng. Em cũng ăn, ngủ tốt hơn, được ra viện.
Đây là một trong nhiều trường hợp mà bác sĩ Ngô Anh Vinh, Phó trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị gần đây.
"Đây là một trường hợp đau lòng về nạn nhân bạo lực học đường, điều may mắn là trẻ đã được cứu sống", bác sĩ Vinh nói. "Tuy nhiên, chúng tôi lo lắng về những ảnh hưởng tâm lý lâu dài đối với bé gái này, nhất là khi em đi học trở lại. Nếu tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn, có thể em lại tiếp tục có hành vi tự sát và hậu quả có thể đau lòng hơn".
Các điều tra gần đây cho thấy sự gia tăng về số lượng và tính chất nghiêm trọng của vấn nạn bạo lực học đường, đặc biệt với trẻ vị thành niên. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo gần đây, trong một năm học cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Bạo lực học đường xảy ra không chỉ ở học sinh nam mà có nhiều vụ học sinh nữ đánh nhau hội đồng. Lý do có thể rất vu vơ như "nhìn đểu", bạn mới đến học, bạn học giỏi nhưng không giúp đỡ bạn khác làm bài...
Bác sĩ Vinh khuyến cáo, phụ huynh cần dành thời gian chia sẻ, quan tâm hơn tới các vấn đề xung quanh trường lớp của con trẻ. Trang bị cho con các kỹ năng và kinh nghiệm sống cần thiết, giúp trẻ tự bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ trong trường học.
Đối với nhà trường, môi trường học tập tích cực, thân thiện, sự đồng hành của giáo viên là yếu tố cần thiết giúp học sinh phát triển lành mạnh. Giáo viên không nên có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh trong lớp, nhà trường áp dụng nội quy "không có hành vi bạo lực". Giáo viên phải luôn lắng nghe học sinh của mình và sớm nhận biết những dấu hiệu bạo lực trong học sinh để đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
* Tên bệnh nhi đã được thay đổi
Hành trình lên Tây Bắc và câu chuyện bị vợ con 'cấm cản' của ông Đoàn Ngọc Hải Ông Đoàn Ngọc Hải chia sẻ, lúc đầu vợ con không đồng tình việc làm của ông, nhưng sau biết tính ông "ngang" muốn làm theo ý mình nên gia đình buộc phải chiều theo. Video: Ông Đoàn Ngọc Hải và chuyến xe đi tìm màu hồng 15h20 ngày 7/9 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hình ảnh người đàn ông hơn 50...