Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM: ‘Điều tôi lo lắng nhất rất may đã không xảy ra’
Từ trong bệnh viện bị phong tỏa, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu – giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM – có những chia sẻ đầu tiên với Tuổi Trẻ Online. Ông nói: Tất cả chúng tôi khỏe, tinh thần ổn định. Mong mọi người hãy yên tâm, tin tưởng.
TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu – giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM – Ảnh: H.T
Tính đến hôm nay, bước sang ngày thứ 3 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM – nơi được đánh giá là tuyến đầu về điều trị COVID-19 cho cả khu vực phía Nam – tạm bị phong tỏa do có nhân viên mắc COVID-19.
Kể từ khi phát hiện ca đầu tiên vào ngày 11-6, đến nay có tất cả 55 nhân viên được xác định mắc COVID-19.
Từ trong khu phong tỏa của bệnh viện, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu đã có những chia sẻ với Tuổi Trẻ Online.
“Lây cho bệnh nhân, điều tôi sợ nhất”
* Lần đầu tiên phải cách ly tập trung trong bệnh viện phong tỏa thay vì được về nhà, cảm xúc của ông và các nhân viên y tế trong bệnh viện như thế nào?
- Đây là lần đầu tiên toàn bộ chúng tôi, từ lãnh đạo đến nhân viên phải tập trung ở lại trong bệnh viện. Thật ra ở trong bệnh viện không thể nào thuận tiện như ở nhà. Tuy nhiên chúng tôi được lo ăn uống đầy đủ, có rất nhiều nhà hảo tâm bằng nhiều cách chuyển thức ăn sáng, trưa, tối vào trong bệnh viện cho tất cả nhân viên.
Tất cả chúng tôi hiện đều không thể biết mình có yếu tố nguy cơ hay không, do đó đều chuẩn bị tâm lý sẵn sàng ở trong bệnh viện để giữ an toàn cho cộng đồng, xã hội.
Ngày 13-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thăm và kiểm tra công tác phòng dịch tại bệnh viện. Trong ảnh: Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu (thứ 3 từ phải) đang báo cáo tình hình cho lãnh đạo Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM – Ảnh: H.T
* Trước đó chắc hẳn ông và đồng nghiệp từng chứng kiến các bệnh viện như Bạch Mai, Nhiệt đới trung ương, K (Hà Nội) bị phong tỏa “nội bất xuất, ngoại bất nhập” dài ngày do COVID-19 xâm nhập. Bây giờ chính Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, nơi đầu não điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 ở phía Nam bị phong tỏa, ông có cảm thấy bất ngờ không?
Video đang HOT
- Tôi bất ngờ bởi nếu như tình huống lây bệnh ở một số bệnh viện phía Bắc thường từ người bệnh lây cho bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc, rồi lây chéo giữa bệnh nhân và bệnh nhân. Điều này làm cho các bệnh nhân không mắc COVID-19 lại bị mắc bệnh và rơi vào diễn tiến nặng hơn.
Còn ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, nguồn lây bất ngờ từ khối hậu cần (phòng công nghệ thông tin, phòng quản trị), vốn không tiếp xúc với người bệnh mắc COVID-19. Và từ đây thông qua tiếp xúc trao đổi công việc nguồn lây lan ra một số bác sĩ, điều dưỡng ở các khoa lâm sàng.
Tuy vậy phải nói rằng hệ thống “phòng thủ” được thiết lập khá tốt, hệ thống điều trị không ai bị nhiễm bệnh, đặc biệt không lây nhiễm chéo trong bệnh nhân. Đến nay bệnh viện cơ bản kịp thời ngăn chặn sự lây lan của dịch.
Nếu đánh giá thì tình hình của chúng tôi hiện tại tương đối khả quan hơn so với các bệnh viện từng phong tỏa, bởi không để lây cho bệnh nhân khác và các nhân viên trực tiếp chăm sóc bệnh nhân điều trị COVID-19.
* Ông có nhắc đến sự may mắn là “không để lây cho bệnh nhân”. Có phải đây là điều mà ông và tất cả nhân viên bệnh viện lo nhất khi xảy ra sự cố mắc COVID-19 trong bệnh viện?
- Đúng như vậy. Đó là điều chúng tôi lo nhất cho bệnh nhân đang điều trị và điều này cũng chính là bài học lớn từng xảy ra ở các bệnh viện phía Bắc. Cho đến nay, với 55 ca mắc không liên quan đến các bệnh nhân, tôi và các nhân viên của bệnh viện đều thở phào…
Niềm tin sau một tuần phong tỏa
Phun hóa chất khử khuẩn toàn bộ bệnh viện chiều 13-6 – Ảnh: THANH HUY
* Việc phong tỏa như chúng ta biết chỉ là tạm thời. Từ trong khu phong tỏa, ông có niềm tin sau 1 tuần phong tỏa sẽ khống chế và “cắt đứt” được chuỗi lây nhiễm này?
- Không chỉ tôi mà tất cả nhân viên đang cách ly trong bệnh viện đều có niềm tin trong vòng 1 tuần tới mọi việc sẽ ổn định, bệnh viện sẽ an toàn và sau khi xem xét UBND TP.HCM cùng Sở Y tế TP.HCM sẽ có thể cho bệnh viện hoạt động trở lại.
* Kể từ lúc bệnh viện bị phong tỏa, tất cả nhân viên chính thức “cắm chốt” trong bệnh viện. Việc chia sẻ với gia đình có gặp điều gì khó khăn không, thưa ông?
- Dù ở trong bệnh viện phong tỏa nhưng những lúc rảnh chúng tôi vẫn chia sẻ với gia đình qua các ứng dụng Viber, Zalo hay Messenger. Nói chung chúng tôi đang rất ổn định, không có vấn đề gì.
* Với tư cách là giám đốc của một bệnh viện tuyến đầu về điều trị COVID-19, trong bối cảnh đang bị phong tỏa, cách ly, ông muốn nhắn nhủ gì với nhân viên, ngành y tế và người dân yên tâm về cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19 vốn đang khá căng thẳng ở TP.HCM…
- Tôi muốn nói rằng không phải đến bây giờ mà từ tối thứ sáu (11-6), khi xảy ra “sự cố”, tất cả nhân viên bệnh viện đều rất đồng lòng đương đầu với khó khăn phía trước.
Dù là ngày cuối tuần, có nhiều người không trực nhưng khi được triệu tập vào bệnh viện làm xét nghiệm, sẵn sàng cho phong tỏa cách ly trong điều kiện vẫn điều trị COVID-19 thì tất cả đều vui vẻ xách vali vào ở cùng với nhau cho đến ngày hôm nay, cả cho tới khi bệnh viện hết thời gian phong tỏa.
Đây là hình ảnh cho thấy tập thể nhân viên bệnh viện đều rất sẵn sàng, sẵn lòng tiếp tục đương đầu với dịch bệnh. Thay mặt tất cả nhân viên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả cộng đồng đã quan tâm, chia sẻ, cùng đồng hành với bệnh viện trong thời khắc khó khăn này…
Hình ảnh lan tỏa niềm tin
* Trở lại câu chuyện thời điểm mà bệnh viện chính thức tạm phong tỏa. Lúc ấy, phóng viên ảnh của báo Tuổi Trẻ có chụp được khoảnh khắc ông trong màu áo blouse, kéo vali lặng lẽ đi vào bệnh viện để cùng đồng nghiệp chống dịch. Ông đã xem hình ảnh ấy chưa và cảm xúc lúc ấy như thế nào?
- Phóng viên này đã “chụp lén” tôi (Cười…). Tôi có xem được bức ảnh đăng trên mạng, và nhận được nhiều lời khích lệ.
Thật ra không phải lúc ấy (thời điểm chụp bức ảnh) mà từ tối thứ sáu (ngày 11-6) khi xảy ra “sự cố”, tôi đã ở lại trực chiến cùng anh em trong bệnh viện không về nhà rồi.
Chiếc vali đựng quần áo tôi lấy từ một bác tài xế, được gia đình thuê chở vào khi bệnh viện tạm thời bị phong tỏa dài ngày. Thực ra câu chuyện chỉ có thế thôi, bây giờ bạn bè tôi nhắn tin chọc đó là hình “hot nhất” trên mạng xã hội hiện nay (Cười…).
Hình ảnh bác sĩ Châu kéo vali vào bệnh viện để cùng các đồng nghiệp của mình chống dịch trong điều kiện phong tỏa vào chiều 12-6 đã lan tỏa và gây xúc động mạnh trong cộng đồng – Ảnh: DUYÊN PHAN
55 ca mắc COVID-19
Tính đến sáng 14-6, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM xét nghiệm Real-time RT-PCR cho toàn bộ nhân viên, kết quả xác định có tất cả 55 ca dương tính (tăng thêm 2 so với hôm qua). Ngoài ra, kết quả tầm soát 107 F1 là thành viên gia đình của các ca này phát hiện 7 trường hợp dương tính với COVID-19.
Hiện tất cả 55 nhân viên mắc COVID-19 đang được cách ly điều trị tại khoa nhiễm A-D, hoàn toàn không có triệu chứng bất thường. Tất cả đều khỏe. Bên cạnh đó, bệnh viện đang có 126 trường hợp mắc COVID-19 điều trị, trong đó có 18 ca nguy kịch.
26 ca mắc COVID-19 mới của TP.HCM ở những đâu?
Trong 18 giờ qua, TP.HCM ghi nhận 56 ca mắc COVID-19 mới. Huyện Hóc Môn vẫn là nơi có số ca mắc cao nhất.
Công viên Gia Định (TP.HCM) những ngày giãn cách xã hội - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Sau nhiều ngày chỉ thông tin các ca nghi nhiễm mới tại TP.HCM vào buổi sáng và buổi tối, trưa 14-6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM thông báo các ca nghi nhiễm mới của TP.HCM thêm vào buổi trưa. Theo đó từ 6h đến 12h ngày 14-6, thành phố ghi nhận thêm 26 trường hợp nghi nhiễm mới và đã được Bộ Y tế công bố vào trưa cùng ngày.
Trong 26 ca mới này, có 9 người là nhân viên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và các trường hợp tiếp xúc gần liên quan, 12 trường hợp tiếp xúc gần với các bệnh nhân đã được công bố, và 5 người được phát hiện qua khám sàng lọc.
Những trường hợp mới được công bố trưa nay ngụ ở quận 5 (2 ca), quận 8 (1 ca), quận 10 (2 ca), quận 11 (1 ca), huyện Bình Chánh (4 ca), quận Bình Tân (2 ca), huyện Cần Giờ (1 ca), huyện Hóc Môn (10 ca), huyện Nhà Bè (1 ca) và quận Gò Vấp (2 ca).
Lần đầu tiên huyện Cần Giờ ghi nhận ca mắc COVID-19. Trước đó huyện này là huyện duy nhất của TP.HCM chưa có ca mắc.
Sáng cùng ngày, Sở Y tế TP.HCM nhận định đặc điểm lớn nhất của các chuỗi lây nhiễm đợt dịch lần này là chủng virus Delta gây lây nhiễm mạnh trong gia đình, hàng xóm, nơi làm việc, đặc biệt là các tòa nhà văn phòng. Sự lây nhiễm từ gia đình vào nơi làm việc và từ nơi làm việc về nhà đã làm dịch lan tỏa rất nhanh.
Các ổ dịch cộng đồng lớn tại TP ghi nhận chủ yếu tại các khu nhà trọ, cụm dân cư các quận huyện vùng ven và khu vực nông thôn đô thị hóa.
Thành phố đã ghi nhận những bệnh nhân làm việc trong các khu công nghiệp, là nhân viên y tế, nhân viên văn phòng.
Hiện nay trong TP còn nhiều chuỗi lây nhiễm ổ dịch chưa xác định được nguồn lây.
Sau cuộc họp trực tuyến về COVID-19 sáng 14-6 tại TP.HCM có sự tham dự của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Văn Nên, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong quyết định tiếp tục giãn cách xã hội toàn địa bàn TP.HCM theo chỉ thị 15 thêm 2 tuần.
TP.HCM: Có đến 6 chuỗi lây nhiễm Covid-19 với 191 ca chưa xác định được nguồn lây Hiện TP.HCM có 6 chuỗi lây nhiễm Covid-19 với 191 ca mắc nhưng chưa xác định được nguồn lây. TP.HCM đang dồn lực khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm nhằm hạn chế thấp nhất số ca lây nhiễm. Có đến 6 ổ dịch tại TP.HCM hiện chưa xác định được nguồn lây.ẢNH: NGỌC DƯƠNG Sáng 14.6, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19...