Giám đốc “ẵm” hơn 86,7 tỷ đồng của 6 doanh nghiệp đối tác
Dù không được cơ quan chức năng cấp phép sản xuất, kinh doanh găng tay y tế, nhưng Võ Tiết Côn lợi dụng dịch bệnh khan hàng để ký hợp đồng mua bán với 6 công ty, chiếm đoạt hơn 86,7 tỷ đồng.
Ngày 23/4, TAND TPHCM mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Võ Tiết Côn (37 tuổi, quê Bến Tre), về tội “ lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Sau quá trình xét xử, HĐXX đã hội ý và quyết định hoãn phiên tòa vì vụ án còn một số vấn đề cần tiếp tục làm rõ như xác minh thêm tài sản để kê biên, cũng như thêm các tài khoản ở nước ngoài mà bị cáo vừa khai chuyển tiền hợp tác…nhằm thu hồi tiền để khắc phục hậu quả.
Bị cáo Võ Tiết Côn
Theo cáo trạng, Võ Tiết Côn thành lập 2 pháp nhân cùng tên Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất Minh Minh (Công ty Minh Minh) có địa chỉ ở quận Gò Vấp và quận 12, TPHCM. Lợi dụng dịch bệnh Covid-19 hoành hành, trang thiết bị y tế là mặt hàng khan hiếm, nhiều nước cũng như thương nhân đặt mua giá cao, Côn nảy tà tâm.
Bị cáo đã lấy thông tin từ internet cắt ghép quảng cáo gian dối rằng Công ty Minh Minh có nhà máy đặt tại tỉnh Bình Phước với dây chuyền sản suất gang tay hiện đại, được Bộ y tế cấp chứng nhận đạt chuẩn xuất khẩu để tìm kiếm khách hàng.
Cáo trạng xác định, trong khoảng thời gian từ tháng 6/2020 đến tháng 01/2021, mặc dù không có khả năng cung cấp hàng hóa là găng tay y tế nitrile không bột hiệu MGlove, không sở hữu nhà máy, không hợp tác với cá nhân, tổ chức nào sản xuất găng tay, đồng thời cũng không được Cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép hoạt động sản xuất, kinh doanh găng tay Nitrile với nhãn hiệu MGLOVE nhưng Võ Tiết Côn vẫn cố ý quảng cáo gian đối, sử dụng pháp nhân Công ty Minh Minh ký kết các hợp đồng để bán một lượng lớn găng tay nhãn hiệu MGLOVE không có thật, để từ đó chiếm đoạt tổng số tiền hơn 86,7 tỷ đồng của 06 doanh nghiệp.
Cụ thể, khoảng tháng 7/2020, thông qua ông Đ.N.A giới thiệu, ông E.P (Giám đốc điều hành Công ty A.G.I) uỷ quyền cho ông K.T.G (Giám đốc Công ty M.S) làm đại diện trực tiếp thoả thuận mua găng tay y tế với Công ty Minh Minh.
Để khách hàng tin tưởng, Côn chụp ảnh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cùng một số giấy tờ khác có liên quan gửi cho đối tác kiểm chứng. Đến khi khách hàng đồng ý ký hợp đồng mua 3 triệu găng tay y tế, chuyển tiền đặt cọc hơn 796 triệu, Côn rút sử dụng cá nhân và không giao hàng hoá cho khách hàng.
Đến tháng 9/2020, do có nhu cầu mua găng tay y tế để xuất khẩu ra nước ngoài, thông qua 2 cá nhân D.M.V và N.N.T, ông W.W.F (Giám đốc Công ty Y.T) ký kết hợp đồng thoả thuận mua bán 10.500 thùng găng tay y tế nhãn hiệu M. với Công ty Minh Minh, tổng giá trị đơn hàng là 15,96 tỉ đồng. Theo thoả thuận, ông W.W.F đồng ý cho Công ty Minh Minh thu mua găng tay từ các nhà máy khác, sau đó phân loại, đóng hộp nhãn hiệu M. để giao cho Công ty Y.T.
Thực hiện hợp đồng, ngày 10/9/2020, Công ty Y.T chuyển khoản đặt cọc số tiền 6,38 tỉ đồng cho Công ty Minh Minh. Công ty Y.T thỏa thuận sẽ thanh toán số tiền còn lại bằng hình thức mở chứng thư tín dụng để ngân hàng giải ngân theo tiến độ giao hàng, nhưng ông W.W.F không mở được chứng thư tín dụng nên đề nghị thanh toán bằng tiền mặt thì ông Đ.N.A không đồng ý. Do đó, ông W.W.F đã thanh toán số tiền còn lại bằng hình thức chuyển khoản hơn 9,5 tỉ vào tài khoản Công ty Minh Minh.
Về phía Công ty Minh Minh, để có găng tay y tế giao cho Công ty Y.T, công ty gấp rút ký 2 hợp đồng mua hơn 20.000 thùng găng tay y tế của Công ty T.V với tổng giá trị hơn 30 tỉ đồng. Tuy nhiên, do găng tay y tế Công ty T.V giao không đảm bảo chất lượng nên Côn tự tìm mua 500 thùng găng tay y tế ngoài thị trường với số tiền 760 triệu đồng để giao cho Công ty Y.T theo thỏa thuận.
Khi ông W.W.F xuất khẩu lô hàng găng tay đi Hà Lan, đối tác phát hiện găng tay không đạt chuẩn, yêu cầu trả hàng. Khi đó, ông W.W.F yêu cầu Côn giao găng tay y tế nhãn hiệu M. đúng thỏa thuận hoặc hoàn trả tiền. Thế nhưng, Côn không có hàng hóa để giao, đồng thời chiếm đoạt số tiền cọc hơn 15,96 tỉ đồng.
Trong vụ án này, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM xác định, bằng thủ đoạn nói trên, Võ Tiết Côn còn chiếm đoạt của 5 công ty khác với tổng số tiền trong vụ án hơn 86,7 tỷ.
Tại CQĐT, Côn khai nhận, toàn bộ số tiền chiếm đoạt được của 6 công ty đặt mua gang tay y tế Côn đã sử dụng cá nhân, chi trả chi phí hoạt động công ty, trả tiền hoa hồng cho các cá nhân môi giới mua bán găng tay y tế và không còn khả năng khắc phục. Trong đó, Côn mua rất nhiều bất động sản ở Bình Thuận, Bình Phước, Tây Nguyên… Hiện các BĐS này đã bị kê biên để khắc phục hậu quả.
Tòa nói gì về 108.000 tỉ và 14,7 triệu USD chở về tòa nhà Vạn Thịnh Phát?
Theo tòa, 108.000 tỉ đồng và 14,7 triệu USD được chở về tòa nhà Vạn Thịnh Phát không chỉ từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) mà còn nguồn gốc trái phiếu, nên đề nghị Bộ Công an làm rõ.
Cuối giờ chiều 11.4, TAND TP.HCM tuyên tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) về tội tham ô tài sản; 20 năm tù về tội đưa hối lộ và 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hợp hình phạt mà bị cáo Lan phải chịu là án tử hình.
Tòa buộc Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn cho SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến giữa tháng 10.2022, tương đương số tiền hơn 673.800 tỉ đồng. Ngoài ra, bị cáo phải chịu hơn 673 tỉ đồng án phí dân sự sơ thẩm.
Theo tòa, quá trình giải quyết vụ án, HĐXX thu thập sổ tay ghi chép của các trợ lý bị cáo Trương Mỹ Lan, cho thấy số tiền 108.000 tỉ đồng và 14,7 triệu USD chở về tòa nhà Vạn Thịnh Phát không chỉ từ SCB mà còn nguồn gốc trái phiếu. Do đó, HĐXX đề nghị Bộ Công an, Viện KSND tối cao trong quá trình điều tra mở rộng vụ án, tiếp tục làm rõ sai phạm quanh số tiền này (nếu có), để làm căn cứ giải quyết trong giai đoạn 2.
Bị cáo Trương Mỹ Lan được dẫn giải đến tòa ngày 11.4. Ảnh NHẬT THỊNH
Ngoài ra, theo tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan lấy tiền từ SCB đầu tư, chuyển nhượng nhiều dự án đang bị kê biên, không có hồ sơ pháp lý rõ ràng. Do đó, HĐXX cũng kiến nghị cơ quan điều tra tiếp tục xác minh làm rõ số bất động sản, dự án liên quan bị cáo Lan chưa được giải quyết trong vụ án để xác định đúng bản chất, xử lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo việc kê biên khắc phục hậu quả.
Toàn cảnh bản án vụ Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát
Cũng theo tòa, thông qua việc xét xử vụ án và một số vụ án gần đây, có tình trạng lợi dụng chính sách pháp luật thông thoáng trong việc cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, lập công ty nhưng không hoạt động kinh doanh, trốn thuế, thuê người đứng tên, chồng chéo thành viên góp vốn... Việc làm này gây khó khăn cho cơ quan chức năng, khó phát hiện sai phạm.
Chính việc thành lập doanh nghiệp quá dễ dàng, đây là một trong những thủ đoạn mà các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, HĐXX kiến nghị Chính phủ tăng cường quản lý doanh nghiệp, kiểm tra đầu vào và hậu kiểm, tránh thành lập doanh nghiệp để thực hiện mục đích trái pháp luật.
Một trong những tài sản của vụ án có vị trí đắc địa tại Q.1, TP.HCM đang bị kê biên. Ảnh NHẬT THỊNH
HĐXX còn cho rằng các ngân hàng hằng năm báo cáo không có bất thường nào, nhưng khi các vụ án xảy ra mới phát hiện âm vốn chủ sở hữu. Trong vụ án, SCB thuê các công ty kiểm toán lớn nhưng không cho thấy điểm bất thường nào, HĐXX nhận thấy có "bất cập lớn" trong công tác kiểm toán.
Từ đây, HĐXX kiến nghị nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong công tác kiểm toán nhà nước, kiểm toán tại các ngân hàng, đảm bảo minh bạch tài chính. HĐXX đề nghị Bộ Công an, Viện KSND tối cao trong quá trình giải quyết vụ án giai đoạn 2 làm rõ vai trò các công ty kiểm toán tại SCB, đơn vị kiểm toán liên quan, nếu có căn cứ thì xử lý theo quy định.
Vì thế, tòa kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có giải pháp cũng như ban hành các quy định hướng dẫn chi tiết các hoạt động hợp nhất, sáp nhập, tái cơ cấu, thanh tra và giám sát đối với các tổ chức tín dụng để khắc phục, phòng ngừa vi phạm, tội phạm.
Tòa kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền có quy định chi tiết các điều kiện về tài sản đảm bảo tại tổ chức tín dụng để đảm bảo các khoản vay có khả năng thu hồi.
Tòa kiến nghị cơ quan điều tra tiếp tục điều tra các phương án, dự án chưa được xử lý trong vụ án này mà bị cáo Trương Mỹ Lan (hoặc cá cá nhân, tổ chức cho bị cáo sử dụng) hợp tác, giao kết, giao dịch để xác định đúng bản chất các giao dịch. Mục đích nhằm xác định tài sản và hành vi sai phạm của các cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) để có căn cứ xem xét, thu hồi khi giải quyết vụ án trong giai đoạn 2 theo quy định.
Ngoài ra, tòa còn đề nghị Bộ Công an, Viện KSND tối cao trong quá trình điều tra vụ án giai đoạn 2 tiếp tục xác minh làm rõ đối với tài sản của 5 bị cáo bị truy nã có liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan.
Kê biên tài sản thế chấp ngân hàng của đại gia Lê Bá Huy Một phần tài sản của đại gia Huy 'máy nổ' thế chấp tại Ngân hàng Agribank đang bị kê biên để xử lý khoản nợ hơn 385 tỉ đồng. Chi cục Thi hành án dân sự quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng vừa công bố quyết định thi hành án, cưỡng chế, kê biên đối với tài sản của Công ty TNHH TM&DV...