Giảm đau bằng thực phẩm tự nhiên
Uống thuốc giảm đau là thói quen mà hầu hết những người đang bị đau áp dụng để giảm những cơn đau nhức. Tuy nhiên sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe.
Những thực phẩm tự nhiên dưới đây không chỉ giúp giảm đau mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe của bạn:
Gừng
Theo các chuyên gia, gừng là loại thực phẩm có tác dụng giảm đau, kháng viêm, chống buồn nôn và điều hòa lượng đường trong cơ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy, gừng có cùng đặc tính với các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), có tác dụng ngăn chặn quá trình tổng hợp những phân tử gây viêm có tên gọi prostaglandin trong cơ thể mà hầu như không gây tác dụng phụ.
Dầu ô liu
Trong dầu ô liu giàu hàm lượng chất chống ôxy hoá polyphenol. Chất này được công nhận có khả năng làm giảm cảm giác đau. Ngoài ra, hàm lượng phong phú chất béo không no trong dầu ô liu còn giúp tăng cường sức khoẻ cho x ương, phòng ngừa các bệnh liên quan.
Dâu tây
Dâu tây có màu sắc tự hiên và chứa một lượng vitamin C phong phú. Đây cũng chính là chất chống oxy hoá, giảm đau tự nhiên rất mạnh. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, vitamin C còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm khớp và các biến chứng của căn bệnh này.
Rau xanh
Video đang HOT
Trong rau xanh chứa hàm lượng vitamin K phong phú, có tác dụng làm giảm đau và giúp duy trì sức khỏe xương khớp. Rau có lá càng xanh, hàm lượng vitamin K càng nhiều.
Chuối
Nếu bạn gặp những vấn đề liên quan đến dạ dày, chuối là một loại thực phẩm tốt. Việc ăn chuối có thể giảm cơn đau trong vòng 30 phút. Bạn được khuyên đưa một trái chuối mỗi ngày vào trong chế độ ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chuối cũng có thể tạo một lớp phủ lên trên mặt trong dạ dày, ngăn ngừa a xít dư thừa và làm giảm việc sản sinh a xít trong dạ dày.
Anh đào
Các chuyên gia Đại học Michigan (Mỹ) tin rằng ăn khoảng 20 quả anh đào chua (tart cherry) có thể giảm đau rất tốt. Những quả anh đào có các đặc tính chống ô xy hóa, có thể sánh được với vitamin E. Những chất anthocyanin được tìm thấy trong quả anh đào có thể ngăn chặn các enzyme cyclooxygenase-1 và 2, vốn là mục tiêu nhắm đến của các loại thuốc kháng viêm. Bệnh viêm khớp và gout có thể được kiểm soát bằng việc ăn quả anh đào mỗi ngày.
Món ăn từ sữa
Sữa chua và các chế phẩm từ sữa khác tuy không có tác dụng giảm đau rõ rệt như các thực phẩm trên, nhưng 2 nguyên tố canxi và vitamin D có trong đó cũng có thể mang lại hiệu quả làm giảm các triệu chứng đau mãn tính.
Nước uống từ nho
Rượu vang đỏ, nước ép nho…đều có hiệu quả giảm đau như aspirin. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyên bạn không nên uống quá 1 ly rượu vang/ngày. Bởi các thức uống làm từ nho có chứa resveratrol, là nguyên tố không nên nạp quá nhiều vào cơ thể. Nguyên tố này có trong mọi thực phẩm liên quan đến nho. Do đó, bạn cũng không nên ăn nho và uống rượu vang hoặc nước ép nho trong cùng 1 ngày.
Cá hồi
Omega 3 trong cá hồi có tác dụng làm giảm cơn đau, vitamin D lại có tác dụng đối phó với các chứng đau mãn tính và các trạng thái khó chịu của cơ thể trong cuộc sống hàng ngày.
Hiệp hội Tim Hoa Kỳ khuyến khích mỗi tuần mọi người nên ăn ít nhất hai khẩu phần cá có dầu như cá hồi. Và để tăng hiệu quả, tốt nhất là bạn nên chọn mua loại cá hồi sống trong tự nhiên nếu có thể, hoặc các loại cá hồi đóng hộp.
Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc chứa hàm lượng chất xơ phong phú, rất thích hợp làm thực phẩm giảm cân, nhưng vẫn cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Ngoài ra, đây cũng là nguồn cung cấp nguyên tố magiê phong phú. Nghiên cứu y học đã chứng minh, magiê có thể rút ngắn thời gian bị đau của các cơ quan trong cơ thể một cách hiệu quả.
Yến mạch, hạnh nhân
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mức khoáng chất thấp trong cơ thể là nguyên nhân gây đau nửa đầu và căng thẳng ở đầu. Yến mạch và hạnh nhân chứa nhiều magnesium. Trong khi đó, trà xanh chứa những chất chống ô xy hóa, hoạt động như thuốc kháng viêm khi xảy ra tình trạng viêm mạch máu – vốn là tác nhân gây đau nửa đầu. Bạn có thể uống một tách trà xanh khi bị đau.
Theo vietbao
Dinh dưỡng cho trẻ mùa nóng
Dinh dưỡng mùa nóng cho trẻ luôn là thách thức lớn nhất với các bậc phụ huynh có con nhỏ. Ngoài việc phải làm sao đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, việc phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa qua đường ăn uống cũng là điều cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc trẻ.
Bổ sung đủ dinh dưỡng và vi chất
Theo BS CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, mùa hè với cái nóng oi bức luôn tạo cho con người cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Với các bé, điều này càng nặng nề vì các bé còn nhỏ, sức đề kháng yếu nên cần đáp ứng đủ chất trong khẩu phần ăn của trẻ. Ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng nói chung thì cần chú ý đến những vi chất có từ thực phẩm hàng ngày. "Mùa hè, trẻ được nghỉ học nhưng lại tham gia vào nhiều sinh hoạt, trò chơi nên tiêu hao rất nhiều năng lượng. Nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ". Theo BS. Diệp, những ngày oi nóng như thế này cần cho bé ăn nhiều hơn ngày thường nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: rau dền, rau muống, bí... chúng giúp mang lại cảm giác mát mẻ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, bổ sung chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ, khẩu phần ăn có nhiều canh rau, ít dầu mỡ...
Ngoài ra, có thể giúp trẻ chống chọi với cơn nóng, tránh rôm sảy, mẩn ngứa bằng cánh cho bé ăn bổ sung bằng những bữa ăn bổ mát như: chè hạt sen, sữa, sữa chua, bánh flan... Lưu ý cho bé uống đủ nước, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày. Tốt nhất là những thức uống có giá trị dinh dưỡng như: sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua uống, sinh tố, nước ép trái cây.
Món ăn đa dạng cho trẻ từ rau củ đã rửa sạch, nấu chín để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho trẻ trước nguy cơ bệnh mùa nóng tấn công
Chú ý chế độ ăn để không mắc bệnh đường tiêu hóa
Mùa nóng, trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy do thức ăn ôi, thiu, do vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở trong môi trường nóng ẩm cũng như nước đá không tinh khiết. Cho đến nay, tiêu chảy cấp vẫn còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ vì do cơ thể mất nước và điện giải, tiêu chảy cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ. Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hay bị tóe nước trên 3 lần/24 giờ là trẻ đã bị tiêu chảy. Vào mùa nắng nóng, trẻ thường bị tiêu chảy do vi khuẩn (như E.Coli) hoặc do virút. BS.CKII. Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM lưu ý các bậc phụ huynh khi chăm trẻ cần tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc trong chế biến cũng như bảo quản thức ăn cho trẻ nhằm đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng bệnh cho trẻ. Nguyên tắc cơ bản nhất vẫn là "ăn chín uống sôi". Và thức ăn của bé khi đã chế biến cần tránh để ngoài nhiệt độ môi trường hơn 2 giờ. Khi bảo quản trong tủ lạnh cũng cần biết nên bảo quản trong thời gian bao lâu và những thực phẩm gì nên, không nên trữ lâu trong tủ lạnh.
Các bác sĩ cho biết, trong mùa hè, nhiều trẻ nhập viện vì phụ huynh đi làm thường pha sẵn sữa cho vào tủ lạnh cho trẻ uống trong ngày. Điều này khá phổ biến và hậu quả là trẻ thường bị đau bụng, nặng thì tiêu chảy và phải đến bệnh viện. Theo khuyến cáo, tất cả các loại sữa đều không nên để lâu hoặc pha sẵn vì dễ làm mất đi các chất dinh dưỡng. Đặc biệt, nếu bảo quản không đúng, để sữa pha quá thời gian sẽ gây lên men, tạo môi trường thuận lợi để nấm, vi khuẩn phát triển. Khi trẻ uống phải sữa này sẽ bị tiêu chảy, nhiễm độc, gây mất nước và rối loạn điện giải rất nguy hiểm.
Theo BS. Thu Hậu, trời nóng nực làm người khó chịu, mất nhiều mồ hôi gây ra khát, để giải nhiệt thì mọi người có xu hướng dùng nước đá thật lạnh cho đã. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân làm cho siêu vi và vi trùng ở vùng hầu họng phát triển gây viêm hô hấp trên, sốt siêu vi có hay không kèm phát ban hay có thể diễn tiến đến viêm phế quản. Bên cạnh đó, mùa hè, người lớn thường chuộng các món ăn khoái khẩu như các loại gỏi, nộm, rau sống, salat nếu không hạn chế thì cần chú ý chế biến thật kỹ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Tốt nhất là ít cho trẻ ăn những món này. Ưu tiên chế biến nhiều món ăn đa dạng cho trẻ từ rau củ đã rửa sạch, nấu chín để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho trẻ trước nguy cơ bệnh mùa nóng tấn công.
Theo vietbao
Mù mắt vì dị ứng thuốc đau đầu Sau 5 ngày uống thuốc đau họng, chị T bị nổi bọng nước, lở loét, huyết áp tăng đột ngột và được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Dị ứng miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai. Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn, Trung tâm Trung tâm Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày TT tiếp nhận...