Giảm cân siêu tốc: lợi bất cập hại
Rối loạn tiêu hóa, mất nước, hạ huyết áp, suy kiệt… là những hậu quả nặng nề mà nhiều người gặp phải khi giảm cân phản khoa học. Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều chị em vẫn “nhắm mắt” làm liều với mong muốn “cấp tốc” tìm lại vóc dáng, bất chấp nguy hại khôn lường về sức khỏe.
Hình 1 Giảm cân để bảo vệ sức khỏe chứ không phải quá trình… hành xác
Vỡ mộng giảm cân “siêu tốc”
Đặt mục tiêu sẽ giảm 5 – 6 kg trong 1 tuần để rồi hiệu quả chưa thấy đâu nhưng sức khỏe thì đã sa sút trầm trọng. Tình trạng tìm cách giảm cân nhanh ở những người béo phì thừa cân đang khiến giới y khoa báo động khi nhiều người phải nhập viện điều trị vì cách làm này. Giới hạn an toàn trong việc giảm cân là dưới 1kg/1 tuần. Chỉ với tốc độ giảm này, cơ thể mới có thể thích ứng tốt với những thay đổi trong quá trình chuyển hóa năng lượng, tránh bị mất nước, hạ huyết áp, rối loạn trao đổi chất kém, suy nhược cơ thể… Vì nôn nóng xuống ký thật nhanh nên rất ít người chú trọng đến giới hạn này.
Tại các diễn đàn mạng, nhiều bạn gái, chị em phụ nữ thường “mách nhỏ” nhau cách giảm cân “cấp tốc” như kiêng ăn hoàn toàn tinh bột. Thậm chí nhịn hẳn ăn hoặc sử dụng các biện pháp thiếu khoa học như: uống giấm, dùng thuốc xổ, móc họng… để giảm cân. Đáng lo ngại, những cách giảm cân tai hại này lại được truyền tai rất nhanh và nhiều người “bất chấp” làm theo, khiến tác dụng chưa thấy đâu mà những hệ lụy cho sức khỏe đã “rồng rắn” kéo đến.
Cũng theo các nghiên cứu khoa học về Tiêu hóa trên thế giới, nhịn ăn khiến các cơ quan tiêu hóa không có nguyên liệu để hoạt động, lâu dần sẽ làm hỏng chức năng này, dẫn đến việc chán ăn, gầy yếu, suy giảm hệ miễn dịch và dễ mắc bệnh. Nhịn ăn “tuyệt đối” không chỉ khiến cơ thể tiêu mỡ mà còn tiêu cơ, tiêu xương, gây thiếu máu, loãng xương, thậm chí là tử vong.
Video đang HOT
“3 nguyên tắc vàng” trong giảm cân
Phương pháp giảm cân an toàn, khoa học và bền vững được khuyến cáo hiện nay là một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực kết hợp với các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên được chứng minh khoa học về tác dụng giảm cân.
Yếu tố quan trọng hàng đầu trong giảm cân là chế độ ăn uống. Nên áp dụng chế độ ăn “giàu dinh dưỡng nhưng nghèo năng lượng”. Dinh dưỡng phù hợp để giảm cân là năng lượng nạp vào phải “tỉ lệ thuận” với năng lượng tiêu hao. Theo nguyên tắc này, người muốn kiểm soát cân nặng hay giảm cân không cần ăn uống quá kiêng khem nhưng cũng không được ăn uống vô độ. Nên duy trì năng lượng đầu vào ở mức 1400 – 1600 Kcal/ ngày. Tăng cường rau, trái cây và hạn chế các thức ăn nhanh, bánh ngọt, mỡ động vật, bia rượu và các chất kích thích khác.
Ngoài dinh dưỡng, tăng cường hoạt động thể lực là nguyên tắc rất quan trọng. Nên tập trên 30 phút mỗi ngày và 5 lần/ tuần. Tập luyện ngoài tác dụng giúp giải phóng năng lượng dư thừa còn có lợi cho sức khỏe tim mạch, hô hấp, xương khớp và sức khỏe toàn thân.
Gần đây, bằng công nghệ sinh học phân tử trong nghiên cứu để “giải mã” tế bào mỡ trắng – loại mỡ chiếm 93-97% tổng lượng mỡ trong cơ thể và là nguồn gốc của hàng loạt bệnh lý nguy hiểm, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện thụ thể PPAR chính là yếu tố giúp tạo thành tế bào mỡ trắng mới. Đồng thời, Perilipin cũng được xác định là một loại protein có trên bề mặt tế bào mỡ, ngăn cản men lipase tiếp cận để ly giải mỡ.
Phát hiện trên đã tạo ra bước đột phá về phương pháp điều trị thừa cân, béo phì một cách an toàn, hiệu quả. Đó là can thiệp sớm vào quá trình sinh trưởng và phát triển của mỡ trắng. Từ kết quả này, Trung tâm nghiên cứu InterHealth Nutraceuticals (Mỹ) đã tìm ra các hoạt chất thiên nhiên từ Belaunja và Mangastin có tác dụng giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng mà không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Các hoạt chất sinh học quý từ Belaunja và Mangastin có trong LIC giúp giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng an toàn, hiệu quả
Kết quả nghiên cứu lâm sàng về Belaunja và Mangastin mới đây đã được trường Đại học California – Davis Hoa Kỳ công bố cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc giảm cân nặng, giảm số đo vòng eo, vòng hông và chỉ số BMI sau 2 đến 8 tuần sử dụng mà không gây ra các tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, mất nước, chán ăn hay ức chế thần kinh…
Giảm cân là một quá trình, lời khuyên cho tất cả những ai đang muốn giảm cân là nên kết hợp 3 nguyên tắc này một cách kiên trì, liên tục để giảm cân an toàn, bền vững và bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai
Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia
5 thực phẩm 'tối kỵ' không ăn cùng thịt gà
Không phải ai cũng biết rằng thịt gà tối kỵ với một số thực phẩm. Nếu không biết mà kết hợp thịt gà với những thực phẩm này sẽ rất bất lợi cho sức khỏe.
Theo Đông y, thịt gà vị ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Thịt gà rất bổ dưỡng, thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu dắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường .
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng thịt gà tối kỵ với một số thực phẩm. Nếu không biết mà kết hợp thịt gà với những thực phẩm này sẽ rất bất lợi cho sức khỏe. Sau đây là những lưu ý về những món ăn không nên ăn cùng thịt gà:
Không ăn với tôm: Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người, để giải nấu nước kinh giới uống.
- Cá chép: Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.
- Cơm nếp: Theo danh y An Nhân, cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, ta cũng không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc.
- Tỏi, rau cải và hành sống: Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn (ấm) mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.
- Muối vừng và kinh giới: Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não.
Lưu ý: Người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn , phong thấp dễ có phản ứng mẩn ngứa, nổi ban , khó thở khi ăn da gà, gan gà; khi làm các món gà kho, gà hầm, thêm gừng tươi đập giập hoặc thái mỏng làm gia vị và giải mẫn cảm theo kinh nghiệm dân gian.
Trí Thức Trẻ
Món ăn trị bệnh từ thịt gà Đông y cho rằng, thịt gà có vị ngọt, tính ấm, không độc, lành mạnh phổi, tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy Ảnh minh họa: Internet Đông y cho rằng, thịt gà có vị ngọt, tính ấm, không độc, lành mạnh phổi, tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy; có tác dụng bồi bổ cho người bị bệnh...