Giảm bớt phiền hà nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn vốn vay
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tiếp tục cải tiến, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà nhưng vẫn bảo đảm an toàn vốn vay.
NHNN đưa ra hàng loạt giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp. Ảnh: Hữu Linh
Tại Kế hoạch số 09/KH-NHNN về góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh, tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của NHNN, cơ quan này ước tính tăng trưởng GDP cả năm 2020 của Việt Nam từ 2,5 – 3%.
Sang năm 2021, các tổ chức trong nước và quốc tế dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh trở lại và thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao so với khu vực và trên thế giới, trong miền từ 6,3 – 11,2%.
Theo NHNN, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 sẽ hồi phục trở lại, tuy nhiên đà hồi phục có thể theo 2 kịch bản:
Video đang HOT
Kịch bản 1, nếu dịch bệnh trong nước được tiếp tục kiểm soát, dịch bệnh trên thế giới được đẩy lùi. Theo đó, các hoạt động dịch vụ, thương mại hàng hóa sẽ nhanh chóng được khôi phục trở lại. Sự kết nối lại chuỗi cung ứng sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ do lợi thế về kiểm soát sớm dịch bệnh. Với kịch bản này, tăng trưởng GDP năm 2021 dự kiến có thể đạt 6,5 – 7,5%.
Kịch bản 2, trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế và tiếp tục chịu ảnh hưởng đáng kể trong nửa đầu năm 2021. Sự hồi phục chậm của kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước do Việt Nam có độ mở cửa lớn và đang tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Với kịch bản này, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 có thể đạt từ 5 – 6%.
Trên cơ sở các kịch bản này, NHNN cho biết sẽ tiếp tục triển khai nhiệm vụ, giải pháp nhằm khôi phục và phát triển nền kinh tế trong thời gian tới.
Cụ thể, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của dịch; triển khai các giải pháp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Các tổ chức tín dụng phải tiếp tục thực hiện Thông tư 01 của NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Các ngân hàng thương mại phải tiếp tục cải tiến, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà cho khách hàng vay vốn nhưng vẫn bảo đảm an toàn vốn vay.
Lan toả và cộng hưởng
Dòng vốn rẻ cộng hưởng với những cảm nhận tích cực về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực đã tác động mạnh đến tâm lý, hành vi của nhà đầu tư trên TTCK, tạo ra những phiên giao dịch thanh khoản vượt trội và sóng cổ phiếu tiếp nối nhau ở nhiều ngành.
Điểm nhấn nổi bật trên TTCK tuần qua là câu chuyện thanh khoản đạt kỷ lục với 14.000 tỷ đồng ở phiên giao dịch giữa tuần trong khi một số phiên trước đó, thanh khoản đạt mốc 10.000 tỷ đồng/phiên.
Rất nhiều nhà đầu tư mới đến, được gọi là lớp đầu tư F0, nhìn nhận rằng, cơ hội đầu tư vào TTCK tốt hơn hẳn so với kênh gửi tiết kiệm ngân hàng.
Trong khi các nhà đầu tư F0 hào hứng rót tiền thì nhiều nhà đầu tư lâu năm thể hiện góc nhìn thận trọng với đánh giá rủi ro dường như đang lớn dần.
Các góc nhìn khác biệt thể hiện bằng sự đối ứng cung - cầu từng phiên và đây là yếu tố cốt lõi tạo nên thanh khoản bứt phá.
Bên cạnh dòng vốn rẻ được kích hoạt bởi những nhận định lạc quan về triển vọng kênh đầu tư chứng khoán, quan sát thị trường kỹ hơn cho thấy, còn có một dòng tiền thông minh đến từ những nhà đầu tư hiểu chuyện, đã âm thầm mua mạnh cổ phiếu của khối doanh nghiệp có cơ hội được hưởng lợi từ chính sách.
Việc sửa chính sách thuế giá trị gia tăng mặt hàng phân bón; việc giảm phí trước bạ, giảm thuế trong ngành ô tô; việc sửa đổi quy định về tài chính, gỡ vướng cho doanh nghiệp hay những kỳ vọng hưởng lợi từ chính sách thúc đẩy đầu tư công... khiến giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp tăng mạnh hơn mặt bằng chung từ một, hai tháng qua.
Thực tế, mỗi chính sách đã và sẽ có tác động khác nhau đến từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, cộng hưởng hiệu ứng chính sách sẽ thấy, bức tranh hiệu quả kinh doanh cuối năm của các doanh nghiệp niêm yết có nhiều nét lạc quan.
Nền kinh tế Việt Nam sắp đi qua một năm 2020 nhiều thách thức với mức tăng trưởng GDP dự báo khoảng 2,5%, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Trong bối cảnh nhịp sống, nhịp kinh doanh bình thường trở lại dù đại dịch Covid-19 chưa kết thúc, ngày càng có nhiều người tin rằng, năm 2021, tăng trưởng kinh tế sẽ vượt lên và kênh đầu tư chứng khoán sẽ tiếp tục sôi động.
Niềm tin dẫn dắt dòng tiền chảy vào kênh đầu tư chứng khoán. Vì thế, giao dịch của nhà đầu tư F0 có thể hung hãn nhưng không mù quáng, còn dòng tiền thông minh từ các nhà đầu tư trường nghề có thể thận trọng, nhưng không bỏ lỡ cơ hội khi Chính phủ quyết tâm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế bằng các chính sách ngày một thiết thực hơn.
Tuần này, Đầu tư Chứng khoán dành khối "Tiêu điểm" lý giải câu chuyện thanh khoản đột biến trên TTCK và khối "Cơ hội đầu tư" cung cấp những thông tin, góc nhìn về lực đẩy chính sách đang và sẽ ngấm vào các doanh nghiệp như thế nào.
Cùng với đó, khối "Bất động sản" giới thiệu chuyên đề riêng về "Sức hút đô thị biển", với mong muốn cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn đa chiều về cơ hội sinh lợi đồng vốn, sự chọn lựa sẽ tùy thuộc vào cảm nhận rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người.
Cổ phiếu ngân hàng lèo lái các quỹ đầu tư vào bờ Cổ phiếu ngân hàng tăng tốt trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua đã góp phần lớn đưa hiệu suất các quỹ đầu tư bớt thua lỗ... Điều này khiến hiệu suất đầu tư 9 tháng đầu năm còn -6,7%, tích cực hơn so với kết quả cuối tháng trước đó. Tại báo cáo này, Vietnam Holding đánh giá ngành ngân hàng...