Giảm béo, trị mụn với bạc hà
Bạc hà được xem là loại thảo dược xưa nhất thế giới vì có những bằng chứng khảo cổ cho thấy nó đã được sử dụng làm thuốc khoảng 10.000 năm trước. Bên cạnh công dụng chữa trị bệnh, bạc hà còn tác dụng trong lĩnh vực làm đẹp – thành phần quan trọng trong các loại mỹ phẩm, dầu gội, kem đánh răng… Dưới đây là một số điều đáng chú ý về tính năng và công dụng của bạc hà.
Trị mụn
Cây bạc hà có tính kháng khuẩn rất cao, giúp tiêu diệt những vi trùng gây bệnh trên da tại những nơi bị chấn thương. Với ai có làn da nhờn, việc dùng bông gòn thấm nước bạc hà vào mỗi buổi tối trong vòng 45 phút sẽ mang lại hiệu quả tốt vì nước bạc hà không chỉ làm làn da bớt bóng nhờn, mà còn trị mụn, ngăn ngừa da khô. Nước bạc hà được làm rất đơn giản là chọn lá bạc hà tươi, đem nghiền nhỏ, vắt lấy nước.
Những vùng da khác có nhiều chất nhờn như lưng cũng thường bị mụn. Trong trường hợp này, hãy bỏ một nắm lá bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà vào bồn tắm nước nóng và massage nhẹ nhàng, chất nhờn sẽ được tẩy bỏ, đồng thời việc lưu thông máu cũng tốt hơn.
Massage chân
Đôi chân chúng ta hằng ngày phải chịu đựng rất nhiều áp lực. Vì vậy, hãy xoa dịu đôi chân mệt mỏi theo công thức: một ly muối biển, 1/3 ly dầu ôliu và sáu muỗng tinh dầu bạc hà. Sau khi rửa sạch chân bằng nước, ngâm chân trong hỗn hợp này và massage nhẹ nhàng đôi chân, sau đó rửa sạch lại bằng nước.
Muối sẽ là chất massage giúp tẩy sạch các tế bào chết, còn chất menthol trong bạc hà làm mềm các cơ đau mỏi, giúp bàn chân mau chóng trở lại trạng thái cân bằng.
Trị gàu
Chiết xuất dầu bạc hà tự nhiên được sử dụng để trị gàu và đem lại cho mái tóc hương thơm thanh mát. Bạc hà được coi là người bạn đồng hành trong việc chăm sóc tóc khỏe mạnh. Không nên sử dụng dầu bạc hà để bôi trực tiếp lên tóc, mà trộn hai giọt dầu bạc hà với nước, đổ vào một bình xịt và sử dụng hỗn hợp đó như dầu xả.
Một biện pháp khác để phát huy công dụng của bạc hà là lấy một vài búp bạc hà và hương thảo ngâm trong khoảng 250g giấm táo, để trong một tuần rồi sử dụng như dầu xả. Bạc hà kết hợp với giấm táo có tác dụng kích thích tuần hoàn da đầu và trị gàu.
Video đang HOT
Xông hơi với bạc hà
Đổ đầy nước vào một chiếc nồi lớn, đun sôi rồi thả vào đó một nắm bạc hà tươi. Tiếp tục đun trong khoảng năm phút. Đổ nước ra chậu hoặc bình chứa rồi nghiêng đầu (có phủ khăn) sao cho hơi nước bạc hà bốc lên mặt (chú ý không nên để nước quá nóng). Giữ nguyên tư thế này trong vòng mười phút. Tắm hơi bằng bạc hà có tác dụng rất tốt cho da mặt, giúp da mềm mại và săn chắc hơn. Chịu tác động của nước nóng có hơi bạc hà, các lỗ chân lông sẽ giãn nở và bụi bẩn sẽ được thải sạch.
Giảm cân
Trong mùa đông, tăng cân là điều dễ xảy ra. Để chủ động tránh tăng cân nên hít hương bạc hà. Một nghiên cứu của Trường đại học Wheeling Jesuit (Mỹ) đi đến kết luận là những người hít tinh dầu bạc hà trong vòng hai tiếng sẽ “nạp” lượng calorie ít hơn những người không ngửi hương bạc hà 23%.
Giải tỏa stress
Tinh dầu bạc hà rất tốt cho những người hay lâm vào trạng thái chán nản, căng thẳng. Nó kích thích tinh thần và chống viêm rất hiệu quả. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn tăng cường lưu thông máu và giảm đau rất nhanh, chữa bệnh đau bụng cũng công hiệu. Tinh dầu nguyên chất bạc hà giúp tiêu hóa tốt.
Cách làm đơn giản là cho hai giọt dầu bạc hà vào 60g dầu nến rồi xoa lên bụng sau mỗi bữa ăn hằng ngày. Bạc hà còn giúp chữa bệnh ngạt mũi qua phương pháp xông. Tinh dầu cay của bạc hà sẽ giúp mũi hết nghẹt.
Một ly trà hoặc cooktail bạc hà có thể có tác dụng như một liều thuốc giảm đau nhẹ trong trường hợp bạn đang bị stress. Đặc biệt, trà bạc hà còn giúp giải độc tố ra khỏi cơ thể do có tác dụng lợi tiểu và chống khuẩn. Trộn một chút dầu bạc hà vào sữa tắm rồi nhẹ nhàng massage làn da bằng hỗn hợp. Cảm giác thư thái và dễ chịu sẽ đến với cơ thể, sự căng thẳng vì thế sẽ được giải tỏa.
Theo Đẹp
Khỏe đẹp với bí đao
Bí đao còn có tên khác là bí xanh (vỏ màu xanh, có hoặc không có phấn tùy loại) thuộc họ bầu bí, Đông y gọi là đông qua, có vị ngọt, tính hàn, vào các kinh phế, vị, bàng quang, tiểu tràng, không có độc tính, mà có tác dụng kiện tỳ, ích khí, tiêu thủy. Trường kỳ ăn bí đao có thể tiêu trừ nước thừa trong cơ thể, giảm cân, chống béo phì. Bí đao chứa hàm lượng dầu thực vật cao, rất có lợi cho da và tóc.
Đẹp da
Bí đao vị ngọt, tính mát, có công dụng nhuận phu (làm cho da mềm mại và không bị khô), tăng bạch (làm sáng da), khu phong trừ nám (làm da hết ngứa và hết các vết nhăn, vết nám). Sách Thực liệu bản thảo viết: "Nếu muốn thân thể khỏe đẹp và nhẹ nhõm nên thường xuyên ăn bí đao". Các y gia đời xưa đều hay dùng bí đao để chữa một số bệnh ngoài da và làm đẹp da mặt.
Chống béo phì
Theo các nhà dinh dưỡng học, bí đao không chứa chất béo, có chứa hợp chất hóa học hyterin - caperic có khả năng khống chế đường chuyển hóa thành mỡ nên ngăn chặn được sự tích lũy mỡ trong cơ thể, chống tình trạng béo phì. Vì vậy, dùng bí đao nấu canh ăn thường xuyên sẽ tốt cho những ai đang có nguy cơ tăng ký.
Một công thức canh bí dễ làm là lấy 500g bí đao, giữ cả vỏ và hạt, rửa sạch, thái miếng, cho thêm trần bì, gừng tươi, muối, nước vừa đủ và nấu cho chín bí. Loại canh ấy nếu mỗi ngày một lần thì sẽ nhanh thấy tác dụng. Hạt bí đao lợi thấp, vỏ bí đao lợi thủy nên ăn được cả vỏ hạt bí đao thì công hiệu càng cao. Trần bì có tác dụng lý khí, kiện tỳ, lợi thấp, gừng hành thông dương hóa ẩm lợi thủy ăn kết hợp với bí đao sẽ hỗ trợ giảm béo.
Cao bí đao
Bí đao được ghi trong các phương thuốc bí truyền làm đẹp của các mỹ nhân, cung phi ngày xưa, trong đó có cao bí đao. Theo công thức của danh y Tuệ Tĩnh, dụng cụ để làm cao bí đao là nồi đất, dao tre, muỗng gỗ, không được dùng đồ kim loại.
Để có được 500g cao bí đao, cần lượng nguyên liệu là 500g bí đao (bỏ vỏ và ruột), một lít rưỡi rượu, một lít nước và 0,5kg mật ong.
Cách làm: Bí đao cắt miếng cho vào hỗn hợp rượu và nước rồi đun vừa lửa khoảng sáu giờ cho đến khi còn khoảng một tô nước thì đổ ra để nghiền bằng muỗng gỗ. Nghiền kỹ rồi lọc qua vải màn cho mịn.
Lưu ý là nên chọn bí vừa tầm, ít xơ, không bị xốp. Đổ lại dung dịch đó vào nồi và cho thêm mật ong vào nấu thêm chừng hai giờ, khi nấu nhớ quấy đều tay. Để thử cao, quết một chút cao lên tay, xoa xoa mà thấy cao không dính quá là được. Khi cao nguội thì cho vào lọ nút kín để mỗi buổi tối lấy xoa mặt.
Cao bí đao có nhiều công dụng như thay đổi độ ẩm của da, làm cho da căng, trơn láng, mịn màng, sáng hồng (thấy rõ nhất). Dùng một thời gian da sẽ bớt tiết dầu, bong bớt mụn cám và mụn đầu đen, nói chung mụn sẽ mất nhanh, hiện tượng viêm da, viêm nang lông cũng được cải thiện rõ rệt. Nên lau khô da trước khi bôi cao.
Cao bí đao thích hợp cho những ai đang bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì và những người có da mặt bị sần sùi, chân lông to, thô ráp, sắc mặt xỉn màu.
Cao bí đao có ưu điểm là lành tính, không có hóa chất bảo quản nên không làm hư tổn da về sau, thích hợp với mọi loại da, phù hợp với những người muốn dưỡng da bằng phương pháp Đông y.
Món ăn cho mùa hè
Bí đao vốn là một loại rau nhẹ nhất, chỉ đứng sau dưa chuột, bắp cải và dưa chuột bao tử và tương đương với cà chua. Có lẽ đây cũng chính là một lý do tại sao bí đao hiện hữu trong nhiều món ăn mùa hè, riêng người Pháp tiêu thụ tới 12kg/đầu người/năm.
Thịt quả bí đao chứa chất xơ dạng sợi rất có lợi cho ruột. Các vitamin B9, C, E và tiền vitamin A, các chất khoáng như kali, phốt pho, magiê giúp cho eo thon. Vỏ quả bí đao chứa nhiều vitamin và chất khoáng (nên ăn vỏ bí đao khi quả còn non). Hoa bí đao được dùng như trà thảo dược, giúp cân bằng xúc cảm cho phụ nữ mang thai.
Những ngày nắng nóng thường gây cho chúng ta cảm giác mệt mỏi, uể oải, thân thể nặng nề, đau đầu, nước tiểu vàng, miệng đắng, ăn không tiêu, dễ bị trúng thử (cảm nắng, cảm thử). Khi đó nên thường xuyên dùng bí đao để nấu canh như canh bí đao với tôm nõn, canh bí đao nấu sườn heo...
Theo PNO
Mẹo 'tẩy' sạch cao răng chỉ trong 5 phút Chỉ cần chút dâu tây và bột nở, bạn có thể loại bỏ cao răng siêu tốc trong 5 phút và sở hữu nụ cười không tỳ vết. Cao răng, hay vôi răng, là chất lắng cặn cứng của các muối vô cơ gồm canxi carbonat và phosphate kết hợp với cặn mềm, tức những mảnh vụn thức ăn, chất khoáng trong miệng,...