Giảm 560 tỷ đồng phí dịch vụ ngân hàng cho khách hàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, sau 2 lần giảm phí trong năm 2020 đã có trên 63% giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng qua Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) được tiếp tục giảm phí trực tiếp cho khách hàng sử dụng dịch vụ với sự tham gia của gần 100% các ngân hàng thương mại (NHTM).
Theo đó, tổng số tiền phí mà các ngân hàng giảm cho các khách hàng trong cả 2 lần giảm phí khoảng 560 tỷ đồng. Mới đây, NHNN cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài miễn phí đối với các giao dịch chuyển tiền ủng hộ của các tổ chức, cá nhân phòng chống dịch Covid-19 và hạn hán, xâm nhập mặn qua tài khoản ngân hàng.
Hiện nhiều NHTM cũng đã tiến hành miễn phí các giao dịch chuyển tiền ủng hộ các tổ chức, cá nhân ảnh hưởng dịch Covid-19. Cụ thể, Ngân hàng Bản Việt miễn toàn bộ phí các giao dịch chuyển tiền quyên góp qua hình thức chuyển tiền nhanh 24/7 tại quầy giao dịch và qua kênh online đến hết 30-6-2020. Vietcombank cũng thực hiện miễn phí toàn bộ các giao dịch chuyển tiền ủng hộ quyên góp cho đồng bào tại ĐBSCL thông qua các hình thức chuyển tiền tại quầy giao dịch, ATM hoặc chuyển tiền trên các kênh ngân hàng điện tử từ nay đến hết ngày 30-4-2020.
Ngoài ra, nhiều NHTM cũng công bố chính thức về các gói tín dụng và giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó có ngân hàng giảm đến 4,5%/năm, có ngân hàng giảm lãi suất trên dư nợ hiện hữu…
NHUNG NGUYỄN
Ngân hàng vẫn mở cửa trong thời gian cách ly toàn xã hội, người dân không phải rút tiền về dự phòng
Ngân hàng Nhà nước khẳng định các phòng giao dịch ngân hàng vẫn được mở cửa hoạt động bình thường trong thời gian cách ly toàn xã hội, vì vậy, doanh nghiệp và người dân không nhất thiết phải rút tiền để dự phòng mà vẫn thực hiện các dịch vụ tiền mặt thanh toán khi có nhu cầu cần thiết.
Video đang HOT
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Công điện 03/CĐ - NHNN thực hiện chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, Thống đốc yêu cầu , đối với các đơn vị thuộc NHNN bố trí cán bộ làm việc tại nhà trong vòng 15 ngày, kể từ ngày 01/04/2020. Đồng thời chủ động bố trí lãnh đạo đơn vị và một số cán bộ thực sự cần thiết làm việc tại cơ quan để xử lý công việc và làm đầu mối liên lạc; bố trí chỗ ngồi làm việc độc lập, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng, chống dịch.
Tùy điều kiện cụ thể của từng đơn vị, thủ trưởng đơn vị bố trí luân phiên lãnh đạo và cán bộ làm việc tại cơ quan và tại nhà, đảm bảo các nhóm cán bộ không tiếp xúc trực tiếp với nhau.
Trung ương, các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh bố trí cán bộ làm việc tại cơ quan hợp lý để phục vụ điều hòa, cung ứng và giao dịch tiền mặt thông suốt. Cục công nghệ thông tin, Sở giao dịch bố trí số lượng cán bộ làm việc tại các trụ sở, tại nhà theo các phương án, kịch bản đã được Thống đốc phê duyệt.
Nhân viên nhiều ngân hàng được trang bị đồ bảo hộ khi giao dịch với khách hàng
Đặc biệt, Công điện nêu rõ, đối với các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp trực thuộc NHNN, theo Chỉ thị 16/CT-TTg, là các đơn vị dịch vụ, do đó, từng tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trực thuộc chủ động quyết định việc bố trí cán bộ theo các phương án, kịch bản phòng, chống dịch của mình.
Tuy nhiên, phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sử dụng dịch vụ, ngân hàng thiết yếu của người dân, đặc biệt là đảm bảo sự hoạt động liên tục của các dịch vụ ngân hàng trực tuyến và ATM; Hạn chế tối đa số lượng cán bộ phải đến trụ sở làm việc; Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về phòng, chống dịch khi bố trí cán bộ làm việc tại các trụ sở.
Thủ trưởng các đơn vị của các Tổ chức tín dụng chủ động thông báo với chính quyền địa phương về những địa điểm cần thiết phải được duy trì hoạt động, tổ chức giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và nền kinh tế.
Nói rõ hơn về công điện này, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định hoạt động của tất cả các ngân hàng vẫn diễn ra bình thường.
"Ngành ngân hàng là loại hình dịch vụ, phục vụ doanh nghiệp và người dân nhiều nhu cầu thiết yếu về tiền mặt và thanh toán nên vẫn phải bố trí cán bộ làm việc tại các trụ sở để đáp ứng yêu cầu đó" - ông Đào Minh Tú nói.
Cụ thể, những hoạt động cung ứng tiền mặt và hệ thống thanh toán trong nền kinh tế vẫn phải được NHNN duy trì, đáp ứng đầy đủ cho lưu thông, đảm bảo thông suốt mạch máu của nền kinh tế.
Đối với các ngân hàng thương mại, mọi hoạt động giao dịch thiết yếu như gửi tiền, rút tiền, thanh toán chuyển tiền, các hoạt động dịch vụ ngân hàng trực tuyến online, máy ATM vẫn được bố trí phục vụ bình thường trong 15 ngày tới.
"Chúng tôi cũng giao cho lãnh đạo các NHTM thông báo với chính quyền địa phương để cho phép các chi nhánh, các phòng giao dịch được mở cửa hoạt động bình thường. Vì vậy, doanh nghiệp và người dân không nhất thiết phải rút tiền để dự phòng trong thời gian cách ly toàn xã hội mà vẫn thực hiện các dịch vụ tiền mặt thanh toán khi có nhu cầu cần thiết" - lãnh đạo NHNN khẳng định.
VN-Index hồi phục nhẹ, nhiều mã lớn 'nổi sóng' VN-Index nhích nhẹ hơn 6 điểm trong phiên sáng 18/3, nhiều cổ phiếu ngành ngân hàng, dịch vụ, xây dựng... hồi phục đáng kể. Tạm đóng cửa phiên giao dịch sáng, VN-Index đứng mức 752,58 điểm, tăng 6,8 điểm, tương đương 0,91%. Toàn sàn có 234 mã tăng (gồm 35 mã kịch trần), 58 mã ngang giá, và 104 mã giảm (9 nằm...