Giảm 35 loại phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng COVID-19
Ngoài việc giảm phí, lệ phí năm 2021, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất giảm 35 loại phí, lệ phí, thực hiện từ ngày 1/1/2022 đến 30/6/2022.
Ngành đường sắt lao đao mùa dịch bệnh. Ảnh: TTXVN.
Theo nội dung dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, có 35 khoản phí, lệ phí được đề xuất giảm từ 10 – 50% nhằm tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Về cơ bản, dự thảo kế thừa các quy định về giảm phí, lệ phí đang được thực hiện đến hết năm 2021.
Theo đó, nhiều lĩnh vực được đề xuất giảm lên tới 50% như: Giảm 50% mức thu các khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán; 50% lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Một số lĩnh vực hứng chịu thiệt hại nặng nề như: Vận tải đường sắt, du lịch cũng được đề xuất giảm 50% phí, lệ phí như: Phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt, phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, nội địa.
Video đang HOT
Theo dự thảo Thông tư, mức thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường là bằng 70% mức thu phí quy định tại Biểu mức thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường, ban hành kèm theo Thông tư số 22/2020/TT-BTC ngày 10/4/2020 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường.
Đối với mức thu phí thẩm định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất do cơ quan trung ương thực hiện là bằng 80% mức thu phí quy định tại Biểu mức thu phí thẩm định cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước, ban hành kèm theo Thông tư số 270/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất do cơ quan Trung ương thực hiện.
Nhằm hỗ trợ cho đối tượng trong lĩnh vực hàng không, vận tải, Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tải hành khách; giảm 20% mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không…Bên cạnh đó, một số phí, lệ phí giảm “nhỏ giọt” 10% như: Phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay; lệ phí ra, vào cảng hàng không, sân bay đối với chuyến bay của nước ngoài đến các cảng hàng không Việt Nam, phí sử dụng đường bộ thu đối với xe tải, xe ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo của doanh nghiệp kinh doanh vận tải, hợp tác xã kinh doanh vận tải, hộ kinh doanh vận tải; phí trong công tác an toàn thực phẩm…
Năm 2020, trên cơ sở đề xuất của các Bộ, Bộ Tài chính ban hành 21 Thông tư điều chỉnh giảm mức thu 29 khoản phí, lệ phí với nhiều mức giảm cao như: Giảm 20% mức phí thẩm định cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước; giảm 50% mức thu phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng…
Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 năm 2021, gần đây nhất, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 47/2021/TT-BTC ngày 24/06/2021, quy định giảm mức thu 30 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, số tiền phí, lệ phí được miễn, giảm trong năm 2021 là khoảng 3 nghìn tỷ đồng. Các chính sách này được thực hiện có hiệu lực đến hết 31/12/2021.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) vừa ký Quyết định số 471/QĐ-UBQLV thành lập Tổ công tác đặc biệt của Ủy ban nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trực thuộc bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Hội nghị đánh giá tác động của dịch bệnh COVID-19 và giải pháp đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2020 đối với 19 Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Ủy ban. Ảnh chụp ngày 28/2/2020. Ảnh H.P
Theo đó, Tổ công tác đặc biệt của Ủy ban do Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh làm Tổ trưởng; Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh làm Tổ phó.
Tổ công tác đặc biệt của Ủy ban gồm: Vụ Tổng hợp, Vụ Năng lượng, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ pháp chế, kiểm soát nội bộ, Vụ Công nghệ và Hạ tầng, Vụ Nông nghiệp, Vụ Công nghiệp, Văn phòng Ủy ban, Trung tâm Thông tin.
Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan, tích cực nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của 19 Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Ủy ban trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm thực hiện phương châm "thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với dịch COVID-19".
Định kỳ hằng tháng và khi cần thiết, Tổ công tác đặc biệt kịp thời tổng hợp tình hình giải quyết khó khăn, vướng mắc cho 19 Tập đoàn, Tổng công ty, đề xuất Ủy ban, Chủ tịch Ủy ban phương án giải quyết vấn đề phát sinh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Chủ tịch Ủy ban giao Vụ Tổng hợp là đơn vị thường trực của Tổ công tác, có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các thành viên Tổ công tác tham mưu giúp Tổ trưởng, Tổ phó triển khai thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Tổ công tác
Đồng Nai thành lập tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Theo thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng đã ký quyết định thành lập tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Công ty Daikan Việt Nam, Khu công nghiệp Amata, tỉnh Đồng Nai từng bước khôi phục sản...