Giải vô địch Dota 2 Đông Nam Á gây sốc vì tuyển thủ thản nhiên “trash talk”, nói bậy ngay trong lúc thi đấu
Nét đặc trưng của Dota 2 Đông Nam Á được thể hiện toàn vẹn trong trận đấu giữa T1 và OB Neon.
Đầu tháng 12 năm 2021, hệ thống giải đấu DPC bộ môn Dota 2 khu vực Đông Nam Á đã chính thức trở lại. Tính đến thời điểm hiện tại, fan hâm mộ được chứng kiến phong độ hủy diệt của BOOM Esports, sự trỗi dậy của Team SMG và tụt dốc của TNC Predator. Nhưng sau cùng, 2 đội tuyển gây ấn tượng khó phai nhất lại là T1 và OB neon.
Chuyện là trong màn đối đầu giữa 2 đội vào ngày 5/1 vừa qua, ngoài những tình huống highlights thì họ còn cống hiến nhiều pha “ trash talk” kinh điển. Từ ngữ tuyển thủ sử dụng không khác gì chửi cực bậy nếu đem dịch ra tiếng Việt.
“gg introboys” đến từ Abeng
Karl chốt hạ bằng “Tang ina mo”, câu chửi tiếng Philippines vô cùng thịnh hành ở Dota 2 Đông Nam Á
Màn đối đầu được đẩy lên cao trào khi T1 Karl hạ gục Lion trong tay OB Abeng rồi bật kênh toàn nói: “Đồ ch*”. Sau cùng, OB neon là đội giành thắng lợi chung cuộc với tỉ số 2-1. Abeng đã phản pháo, gọi Karl là “Intro boys” – từ rất thịnh hành ở Đông Nam Á, dùng để trêu chọc những người “gáy” cực khét lúc mở đầu nhưng thua về cuối.
Video đang HOT
Karl, ngôi sao đường giữa của T1 “tip bẩn” Lion của OB neon rồi gọi đối phương là “dog”
Fan hâm mộ đã quá quen với những từ ngữ tuyển thủ sử dụng trong trận đấu vừa rồi vì nó được sử dụng rất nhiều trong những trận đấu xếp hạng. Cũng chính vì thế mà bản thân các tuyển thủ của T1 và OB neon không hề có ý mạt sát đối phương mà chỉ muốn trêu nhau cho vui.
Tuy nhiên, những người không theo dõi nhiều Dota 2 Đông Nam Á sẽ rất sốc khi nhìn cảnh tượng ấy. Sự thật là trên Reddit xuất hiện nhiều bình luận trái chiều ngay sau trận đấu. Một số cho rằng Valve nên cấm các tuyển thủ tự do sử dụng từ ngữ như vậy dù không ác ý, vì nó khiến một giải đấu tầm cỡ như DPC “mất điểm” trong mắt các nhà đầu tư. Số khác khẳng định rằng chính những hành động như vậy lại khiến Dota 2 Đông Nam Á cuốn hút hơn so với phần còn lại của thế giới.
Valve không đưa ra bình luận gì sau vụ việc. Có thể thấy rằng họ có hướng quản lý phát triển khắc hẳn Riot Games, trong bối cảnh các tuyển thủ LMHT thậm chí còn không được sử dụng kênh toàn khi thi đấu.
BXH giải đấu DPC 2022 khu vực Đông Nam Á
Thông tin bất ngờ: Chính Faker là người góp công lớn giúp Esports trở thành bộ môn tranh huy chương tại Asian Games 2022
Quả thật sức ảnh hưởng và đóng góp của Faker đối với làng Esports không thể đong đếm được nữa.
Để nói về Faker, có thể sẽ cần dùng tất cả những mỹ từ để mô tả về một huyền thoại, một biểu tượng của làng Esports mà có lẽ, phải rất lâu nữa người ta mới có dịp chứng kiến. Nếu bên DOTA 2 - tựa game đối địch của LMHT có Dendi - "anh tôi", tuyển thủ được xem là huyền thoại, biểu tượng thì Faker bên LMHT thậm chí lại còn có phần hơn so với người đồng nghiệp bên DOTA 2 khi cho đến tận thời điểm hiện tại, đã bước qua sườn dốc sự nghiệp, anh vẫn là nhân tố không thể thiếu của T1 trong hành trình tìm kiếm vinh quang, nhất là tại CKTG 2021 vừa qua.
2 huyền thoại của 2 bộ môn Esports lớn bậc nhất thế giới LMHT và DOTA 2: Faker - Dendi
Trong kỳ chuyển nhượng vừa qua, Faker là một trong những cái tên gây nhiều sự chú ý nhất khi hợp đồng của anh với T1 đã đáo hạn. Bên cạnh việc thương thảo hợp đồng, còn có tin đồn Team SoloMid sẵn sàng trả cho Faker mức lương lên đến 40 triệu USD/3 năm. Đây là con số khổng lồ đối với 1 tuyển thủ Esports và LMHT nói riêng cũng như của 1 vận động viên thể thao nói chung. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng thừa nhận, với tính biểu tượng mà Faker mang lại, đây là số tiền hoàn toàn hợp lý bởi vì để chiêu mộ một huyền thoại mà tầm ảnh hưởng, như CEO T1 đã khẳng định, là vượt khỏi giới hạn một môn thể thao bình thường thì bao nhiêu tiền có khi cũng là không đủ.
CEO T1 Joe Marsh thừa nhận việc gia hạn với Faker từng có lúc gặp rất nhiều khó khăn vì offer "khủng" từ các đội khác
Tầm ảnh hưởng của Faker đối với Esports và thể thao nói riêng, cũng như trong văn hóa đại chúng của xứ Hàn thì không cần phải bàn cãi. Cách đây ít lâu, chính "siêu sao vũ trụ" Kim Hee-chul - thành viên của nhóm nhạc Super Junior danh tiếng đã được gặp Faker và nam idol tỏ ra vô cùng phấn khích. Có lẽ ai cũng biết, Hee-chul là "fan cuồng" của Faker và anh chàng từng bỏ cả tiệc Giáng sinh chỉ để tham gia một show có Faker góp mặt.
Faker cũng là thần tượng của một idol hàng đầu như Hee-chul
Và mới đây, một lần nữa, Faker chứng tỏ được tầm ảnh hưởng của mình. Cụ thể, vào ngày 30/11 vừa qua, trên cổng thông tin của Văn phòng Báo chí quảng bá thành tựu Quốc Vụ Viện (Chính phủ) Trung Quốc đã có một bài đăng liên quan đến Asian Games 2022. Theo thông tin từ bài đăng, chính Faker là nhân tố quan trọng khiến Hội đồng Olympic châu Á (OCA) quyết định phê duyệt Esports trở thành một môn tranh tài tại Asian Games 2022 tổ chức tại Hàng Châu sắp tới.
Faker được chính phủ Trung Quốc đăng bài cảm ơn vì đã góp công giúp Esports xuất hiện tại Asian Games 2022
"Faker không chỉ là một game thủ chuyên nghiệp, anh ấy còn là một trong những người đã đưa việc thi đấu game trở thành một lĩnh vực, với tên gọi 'thể thao điện tử'.Việc Esports được phê duyệt để đưa vào tranh tài tại Asian Games 2022 xuất phát từ ảnh hưởng tích cực và hiệu ứng đối với công chúng mà Faker đã xây dựng suốt những năm tháng sự nghiệp đã qua." - Một phần nội dung bài đăng cho biết tầm ảnh hưởng của Faker đối với Asian Games 2022.
Asian Games 2022 tổ chức tại Hàng Châu sẽ là một trong những sự kiện thể thao lớn nhất thế giới trong năm tới và đây là lần thứ 2 Esports có cơ hội trở thành 1 bộ môn tranh huy chương tại sự kiện này. Một điều đặc biệt: nếu Faker và đội tuyển Hàn Quốc giành được huy chương vàng của bộ môn LMHT tại sự kiện này, anh sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự và chỉ phải thực hiện khóa huấn luyện ngắn hạn đồng thời có cơ hội tiếp tục sự nghiệp của mình.
Faker được kỳ vọng sẽ cùng đội Hàn Quốc vô địch ở Asian Games 2022 lần này và được miễn nghĩa vụ
Hàng loạt tuyển thủ VALORANT tại khu vực Đông Nam Á bị Riot cấm thi đấu vì dàn xếp tỷ số Đã có tổng cộng 6 tuyển thủ VALORANT bị Riot Games xử phạt do liên quan tới việc dàn xếp tỷ số. Vấn nạn dàn xếp tỷ số từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối của cả làng Esports, kể cả với một tựa game còn non trẻ như VALORANT. Và trong những thông báo mới nhất từ phía Riot...