Giai thoại ly kỳ về “ngọn núi bạc” của đế chế Inca
Theo truyền thuyết của đế chế Inca, ‘ ngọn núi bạc’ là một thành phố huyền thoại có rất nhiều bạc. Số lượng bạc ở đây lớn đến mức không thể tưởng tượng được. Vì vậy, nhiều đoàn thám hiểm tìm kiếm tung tích nơi này.
Đế chế Inca là một trong những nền văn minh được biết đến nhiều nhất. Trong số những bí ẩn về người Inca, giai thoại về “ngọn núi bạc” được nhiều người quan tâm.
Theo các truyền thuyết, Sierra de la Plata có nghĩa là “ngọn núi bạc”. Đây là một thành phố huyền thoại của người Inca có rất nhiều bạc.
Sierra de la Plata có nhiều bạc đến mức con người khó có thể tính toán được trọng lượng chính xác.
Mặc dù người Tây Ban Nha đã tìm thấy nhiều mỏ bạc ở Potosi năm 1545 nhưng đây không phải là “ngọn núi bạc” nổi tiếng của đế chế Inca.
Nguyên do là bởi Sierra de la Plata được mô tả trong nhiều tài liệu nằm sâu bên trong vùng rừng rậm của Brazil.
Trong khi đó, Potosi nằm cách xa về phía tây Bolivia ngày nay.
Thêm nữa, Potosi chưa được tuyên bố quyền sở hữu thuộc về ai cho đến khi người Tây Ban Nha xuất hiện.
Ngược lại, Sierra de la Plata được cai trị bởi một “Nhà Vua Trắng”.
Chính vì vậy, trong nhiều thập kỳ, nhiều đoàn thám hiểm cố gắng tìm kiếm và xác định vị trí của “ngọn núi bạc” chất đầy kim loại quý của người Inca.
Thế nhưng, đến nay, con người chưa thể tìm ra manh mối về vị trí chính xác của Sierra de la Plata cũng như có thể chứng minh nơi đây có nhiều bạc đến mức nào.
Giai thoại ly kỳ về tòa tháp Chăm nổi tiếng Nha Trang
Một ngày kia, từ Trung Hoa, Thiên Y A Na nhớ về cha mẹ nuôi của mình ở trời Nam. Bà liền dẫn hai người con của mình hóa vào khúc kì nam, để xuôi ra biển... Khúc gỗ trôi về nơi ngày nay là thành phố biển Nha Trang...
Tháp Bà Po Nagar là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất thành phố biển Nha Trang. Phía sau tòa tháp Chăm cổ xưa này là một huyền thoại ly kỳ về Bà Po Nagar (Thiên Y A Na) và sự hình thành của tòa tháp.
Theo đó, thuở xa xưa trên núi Đại An, có vợ chồng nhà tiều phu nọ đã nhiều tuổi nhưng không có con. Vợ chồng ông sống dựa vào việc trồng dưa. Đến mùa, dưa chín ông thấy vườn dưa của mình đã bị trộm một số trái dưa.
Sau nhiều lần mất trộm như vậy ông đã bắt được kẻ trộm, nhưng rất bất ngờ khi tên trộm lại là một cô gái xinh đẹp, không có cha mẹ. Thương cho số phận cô gái, vợ chồng lão nông đã nhận cô làm con nuôi mà không hề biết cô là tiên nữ giáng trần.
Một thời gian sau, cô nhớ lại cõi tiên xưa nên gom hoa lá và tảng đá quanh nhà để làm một hòn non bộ. Khi về, người cha nuôi không hài lòng nên đã quát mắng cô. Hờn dỗi, cô bỏ đi rồi bắt gặp một khúc kì nam trôi giữa dòng sông, bèn hóa thân vào nó rồi trôi ra biển.
Sóng gió đã đưa khúc kì nam tới tận Trung Hoa. Khi dạt vào một làng chài nơi đây, người dân kéo ra xem rất đông bởi mùi hương ngào ngạt của nó. Nhiều người muốn mang về nhà nhưng không vác nổi. Nghe đồn về chuyện lạ, một vị hoàng tử đã tới và nhấc khúc gỗ mang về.
Một hôm, hoàng tử phát hiện có bóng người lạ ở trong cung. Chàng lấy làm lạ nên đã theo dõi và phát hiện ra cô gái ẩn nấp trong khúc gỗ đó. Khi bị hoàng tử "bắt quả tang", cô tự xưng là Thiên Y A Na, rồi ngồi kể cho chàng nghe về câu chuyện của mình.
Hoàng tử đem lòng yêu mến cô gái và ngay hôm sau xin phép vua cha cho mình được thành hôn với nàng. Sau vài năm chung sống, họ đã có với nhau hai người con. Người con gái đặt tên là Quí, người con trai đặt trên là Tri.
Một ngày kia, Thiên Y A Na nhớ về cha mẹ nuôi của mình ở trời Nam. Bà liền dẫn hai người con của mình hóa vào khúc kì nam, để xuôi ra biển... Khi về đến thì cha mẹ nuôi đã không còn. Bà đã xây mộ khang trang, rồi sửa lại ngôi nhà để có nơi thờ cúng ông bà.
Thấy người dân còn nghèo đói, khổ cực, bà liền chia sẻ kiến thức của mình đã có trong những năm tháng ở xứ Trung Hoa, giúp dân chúng biết cách cày cấy, trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải... để từ đó cuộc sống của người dân ngày một ấm no, đủ đày hơn.
Một ngày nọ, một con chim hạc to lớn từ trên trời bay tới rước mẹ con bà về trời. Sau đó người dân nơi đây để tỏ lòng biết ơn của mình đối với bà đã cho tạc tượng và xây dựng tháp để thờ cúng... Đó chính là tháp Bà Nha Trang ngày nay.
Mời quý độc giả xem video: Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam: Di sản nhân loại. Nguồn: VTC14.
Đế chế Inca "cung phụng" nạn nhân hiến tế "cực tốt" thế nào? Giống như nhiều nền văn minh, đế chế Inca thực hiện hiến tế trẻ em để dâng lên các vị thần. Các nạn nhân hiến tế được đối xử đặc biệt, chăm sóc từng bữa ăn. Đặc biệt, những đứa trẻ này còn có cơ hội gặp nhà vua Inca. Với việc tìm được 3 xác ướp trẻ em gần đỉnh núi Volcán...