Giải thể Trạm Kiểm soát liên hợp Mộc Bài vì để lọt buôn lậu
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) chính thức đồng ý giải thể Trạm Kiểm soát liên hợp Mộc Bài ( tỉnh Tây Ninh).
Hoạt động của Trạm Kiểm soát Mộc Bài bị đánh giá là không hiệu quả khi tỷ lệ hàng hoá thẩm lậu qua biên giới vẫn rất lớn.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo các lực lượng chức năng làm tốt công tác chống buôn lậu theo địa bàn phụ trách sau khi giải thể Trạm Kiểm soát liên hợp Mộc Bài.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Tây Ninh, hoạt động của Trạm Kiểm soát liên hợp Mộc Bài hiện nay không hiệu quả. Hơn nữa, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Tây Ninh đã được thành lập và có phân công cụ thể trách nhiệm của từng lực lượng chức năng (Hải quan, Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường) theo địa bàn phụ trách nên sẽ làm tốt công tác chống buôn lậu sau khi giải thể Trạm.
Hiện nay, trên cả nước còn 4 Trạm Kiểm soát liên hợp đang hoạt động gồm: Trạm Kiểm soát liên hợp Dốc Quýt (tỉnh Lạng Sơn), Trạm Kiểm soát liên hợp Km 15 (tỉnh Quảng Ninh), Trạm Kiểm soát liên hợp Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị), Trạm Kiểm soát liên hợp Tịnh Biên (tỉnh An Giang).
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu UBND các tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Quảng Trị, An Giang đánh giá tình hình hoạt động và hiệu quả công tác chống buôn lậu của các Trạm Kiểm soát liên hợp trên địa bàn trong 3 năm gần đây và nêu rõ có cần thiết tiếp tục duy trì hay không.
P.Thảo
Theo dantri
Video đang HOT
Vụ xe container "vây" cửa khẩu: Doanh nghiệp lo phá sản, mất khách
Khác với cảnh hàng trăm chiếc container nối đuôi xếp hàng trên con đường dẫn vào cửa khẩu Mộc Bài như hôm qua 16/8, hôm nay, các tài xế đã quay đầu xe tìm chỗ đậu để tránh nắng nóng, chờ tín hiệu từ đối tác bên Campuchia cũng từ tỉnh Tây Ninh.
Với động thái này, các doanh nghiệp vận tải đang có ý cầm cự lâu dài để đàm phán mức phí qua cửa khẩu với chính quyền tỉnh Tây Ninh.
Doanh nghiệp bị dồn vào thế bí
Khác với cảnh hàng trăm chiếc container nối đuôi xếp hàng trên con đường dẫn vào cửa khẩu Mộc Bài như buổi sáng hôm qua 16/8, đến chiều tối qua và hôm nay, các tài xế đã quay đầu xe tìm chỗ đậu để tránh nắng nóng, chờ tín hiệu từ đối tác bên Campuchia cũng như chính sách giảm phí qua cửa khẩu từ tỉnh Tây Ninh. Với động thái này, các doanh nghiệp vận tải đang có ý cầm cự lâu dài để đàm phán mức phí qua cửa khẩu với chính quyền tỉnh Tây Ninh.
Con đường dẫn vào cửa khẩu Mộc Bài trở nên vắng vẻ hơn khi các xe container di chuyển vào các bãi đậu, cầm cự lâu dài
Trao đổi với PV Dân trí, ông Sơn Khanh Hoàng, Công ty vận tải Vĩnh Thịnh, cho biết: "Sáng nay chúng tôi đưa lên đây 34 chiếc container chở hàng quá cảnh. Nhận tin phải đóng phí tới 2,5 triệu đồng/chiếc mới cho qua mà như "sét đánh ngang tai". Phía Ban quản lý cửa khẩu thu phí quá cao trong khi đó lại chẳng có thông tin gì đến doanh nghiệp cả. Chúng tôi hỏi thì người thu tiền nói rằng đã thông báo rồi. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chạy đi tìm bảng thông báo nhưng chẳng thấy đâu".
Ông Nguyễn Hồng Hải, Công ty TNHH DV Quốc tế Thịnh Phát Vĩnh, cũng không kém phần bức xúc: "Chi phí tăng thì phải có lộ trình đàng hoàng và thông báo sớm để công ty còn đàm phán với phía đối tác. Chứ làm đùng đùng thế này thì chỉ có doanh nghiệp chết. Việc giải quyết lô hàng ở đây chưa biết thế nào?".
Theo các doanh nghiệp, mức phí 2 - 2,5 triệu cho 1 xe container qua cửa khẩu là quá cao vì chi phí vận tải cho 1 chuyến hàng chỉ khoảng 4 triệu đồng.
Theo ông Sơn Khanh Hoàng, tất cả xe của công ty ông đành phải neo đậu ở bến với mức phí trung bình 1 triệu đồng/chiếc, bao gồm tiền bãi; tiền ăn uống, tiền công của tài xế; bù tiền thuê xe phát sinh thêm ngày...
Đó là chưa kể đến việc ùn đơn hàng lại sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến những đơn hàng sau đó. Ông Hoàng nói: "Nhưng cũng đành chịu! Chúng tôi buộc phải đóng tiền cho một chiếc qua bên Campuchia vì phải lấy hàng bên ấy về gửi máy bay gấp. Còn lại thì nằm đây hết!".
"Hiện còn 40 container đang nằm ở cảng Cát Lái nhưng ngày mai đã hết hạn gửi. Để làm thủ tục lưu lại đó thì rất rườm rà và tốn nhiều tiền nên phía công ty đành phải chở lên trên này. Còn sau đó thế nào thì chỉ có biết chờ xem tình hình có gì thay đổi không", ông Hoàng than thở.
Doanh nghiệp Việt Nam đang tìm hướng giải quyết lô hàng
Ông Nguyễn Hồng Hải, Công ty Thịnh Phát Vĩnh cho biết: "Hiện công ty vẫn đang đàm phán với đối tác bên Campuchia. Nếu phía đối tác chấp nhận hỗ trợ chi phí tăng thì coi như giải quyết xong. Ngược lại, trường hợp phía đối tác không chịu thì công ty cũng phải tìm cách giải quyết cho xong và chắc chắn lúc đó có thể vừa mất tiền và mất luôn cả khách hàng".
Ông Nguyễn Thành Bảo, phụ trách xuất nhập khẩu của công ty TNHH Swift Freight Logostics, cho biết: "Hiện 26 chiếc xe container của công ty phải di chuyển về bãi gần đó và chờ đợi. Công ty vẫn đang thương lượng với đối tác. Chúng tôi đang chờ đợi nhiều thứ, cả nguồn tiền của công ty để làm sao giải quyết được lô hàng này, chờ chính sách từ phía tỉnh Tây Ninh có giảm phí cho doanh nghiệp hay không để có thể tiếp tục làm ăn".
"Hiện các doanh nghiệp vận tải vẫn đang thương lượng với chính quyền Tây Ninh về mức phí mới này, đồng thời các doanh nghiệp cũng liên hiệp lại yêu cầu hiệp hội nghề nghiệp của mình đứng ra can thiệp", ông Bảo cho biết thêm.
Doanh nghiệp có nguy cơ phá sản vì chi phí cao và mất nguồn khách hàng quen thuộc khi họ không đồng ý quá cảnh hàng ở Việt Nam nữa
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng than vãn vì nguy cơ phá sản. Bởi, doanh nghiệp đã ký hợp đồng vận tải theo năm với đối tác, giờ chi phí tăng cao thì sẽ lỗ nặng; còn cứ ngưng thì phải bồi thường theo hợp đồng.
Ông Sơn Khanh Hoàng, Công ty Vĩnh Thịnh trải lòng: "Trước doanh nghiệp phải sang tận Campuchia xin họ cho hàng quá cảnh ở Việt Nam. Điều này tạo công ăn việc làm cho nhiều người, đóng thuế cho nhà nước. Nếu kinh phí tăng, doanh nghiệp không kham nổi có nguy cơ mất mối làm ăn này. Chúng tôi đã gầy dựng tuyến vận tải này, giờ ngưng thì chỉ có phá sản. Mà không ngưng thì cũng chết. Làm ăn ngày càng khó, tìm được đối tác ổn định không hề dễ. Chúng tôi chỉ hy vọng chi phí giảm để doanh nghiệp được sống và nuôi biết bao lao động trong đó".
"Tổ thu phí cũng còn bỡ ngỡ!"
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Thanh Nhàn, Đội trưởng quản lý điểm thu phí phương tiện ra vào cửa khẩu Mộc Bài (Chi cục Thuế huyện Bến Cầu) cho biết: "Chúng tôi bắt đầu đặt điểm thu phí tại cửa khẩu từ sáng 16/8. Đến trưa cùng ngày thì điểm thu phí mới bắt đầu dán thông báo cho doanh nghiệp biết. Mọi việc quá gấp, nhiều doanh nghiệp cũng than vãn, phản đối chi phí mới này quá cao mà không có thông báo trước".
Ông Nhàn thừa nhận: "Việc thu phí này cũng hơi gấp. Đối với doanh nghiệp thì cũng nên có thông báo trước 1 tháng để họ chuẩn bị tính toán lại giá cả, đàm phán với đối tác. Ngay cả tổ thu phí cũng còn bỡ ngỡ trong quá trình hoạt động. Chúng tôi có 4 người, chia làm 2 ca trực 24/24h, công việc cũng cập rập và khó khăn. Chi phí đối với hàng quá cảnh cao, doanh nghiệp không chịu đóng mà cho xe quay đầu nên việc thu tiền của chúng tôi cũng có phần khó nhưng cũng đành chịu chứ không biết sao".
Theo thống kê sơ bộ của ông Nhàn, cả ngày 16/8 chỉ có gần 50 lượt xe container chở hàng quá cảnh chấp nhận đóng tiền qua lại cửa khẩu. Những trường hợp này đều do có đơn hàng quá gấp, không thể trì hoãn. Số còn lại đều "án binh bất động".
Quốc Anh
Theo dantri
Ngày mai, xử phúc thẩm Dương Tự Trọng cùng đồng phạm Ngày 22/5, TAND tối cao mở phiên phúc thẩm xét xử Dương Tự Trọng (nguyên Phó Giám đốc CATP Hải Phòng) và đồng phạm về tội danh "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài" theo Điều 275 Bộ luật Hình sự. Một bị cáo không kháng án Trước đó, ngày 7 và 8/1/2014, TAND TP Hà Nội đã đưa vụ án...