Giải quyết vấn đề Biển Đông không phải chỉ dựa vào quyền của kẻ mạnh
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết tình huống xung đột trên Biển Đông.
Tạp chí điện tử “ Thế giới đa cực” mới đây đăng bài viết “Vùng biển bất đồng”của tác giả Alexander Molotnikov, trong đó phân tích một loạt hành động của Trung Quốc thời gian gần đây trên Biển Đông, gây căng thẳng cho khu vực và quan ngại trong cộng đồng quốc tế.
Phóng viên VOV thường trú tại Liên bang Nga lược dịch bài viết.
Các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông làm cho tình hình khu vực trở nên căng thẳng hơn. Ảnh: AP
Bắt đầu từ tháng 1/2020, tin tức được bàn luận nhiều nhất trên phạm vi quốc tế là đại dịch Covid-19: nguyên nhân khiến virus lây lan nhanh chóng, phương pháp nào được các nước châu Âu và châu Á áp dụng, người thì phủ nhận sự nguy hiểm của căn bệnh mới, người thì lại phóng đại về căn bệnh này. Trong nhiều tháng, chủ đề này đã trở thành trọng tâm của chương trình nghị sự quốc tế, che khuất nhiều vấn đề quan ngại khác ở các khu vực trên thế giới.
Vào cuối tháng 4, những tin tức đáng lo ngại bắt đầu đến từ khu vực Biển Đông. Tất cả bắt đầu với việc chính quyền Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “khu Tây Sa” và “khu Nam Sa”, trực thuộc chính quyền thành phố “Tam Sa”, trên đảo Hải Nam. Đến tháng 5, Trung Quốc tiếp tục gây tranh cãi khi ban bố lệnh cấm tàu đánh cá từ các quốc gia khác đánh bắt cá ở Biển Đông, mà nước này tự tuyên bố thuộc quyền tài phán của mình.
Video đang HOT
Chỉ trong một tháng, tình hình trong khu vực Biển Đông bắt đầu vượt ra ngoài phạm vi tranh chấp lãnh thổ thông thường. Tất cả những gì diễn ra cho thấy rằng một trong những bên xung đột, vốn âm ỉ trong một thời gian dài, đột nhiên có những hành động làm cho tình hình căng thẳng hơn.
Vậy có thể đánh giá như thế nào về các quyết định đã được Trung Quốc đưa ra? Một chi tiết quan trọng là sau khi tuyên bố thành lập cái gọi là “khu Tây Sa” và ” khu Nam Sa”, Trung Quốc tiếp tục ban hành lệnh cấm đánh bắt cá. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng các tình huống gây tranh cãi, khi ngư dân các nước không thực sự hiểu được những rắc rối của tranh chấp lãnh thổ và trở thành nạn nhân. Dường như Trung Quốc không thể không hình dung đến các tình huống như vậy.
Thật khó để hình dung tại sao Trung Quốc lại đưa ra các quyết định gây tranh cãi như vậy vào thời điểm hiện nay. Có thể một trong những động lực thúc đẩy hành động như vậy là do thời điểm này cộng đồng quốc tế đang dành sự chú ý đối với các vấn đề liên quan đến đại dịch Covid-19.
Những hành động như vậy là cực kỳ nguy hiểm cho toàn bộ khu vực, ảnh hưởng đến lợi ích của không chỉ Trung Quốc và Việt Nam, mà còn nhiều quốc gia khác, bao gồm Malaysia, Singapore, Philippines… Hy vọng rằng các bên liên quan sẽ tìm cách giải quyết các vấn đề gây tranh cãi bằng biện pháp hòa bình, bao gồm biện pháp pháp lý, tránh tình huống nguy hiểm như vụ tàu hải cảnh của Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Có nhiều quốc gia trong khu vực Biển Đông quan tâm đến việc sớm giải quyết vấn đề căng thẳng hiện nay. Rõ ràng, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà cả Việt Nam và Trung Quốc tham gia, là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết tình huống.
Ngoài ra, từ ngày 1/1/2020, Việt Nam là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và rõ ràng là Việt Nam có thể nêu ra vấn đề phân định lãnh thổ trong vùng Biển Đông tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an. Điều này là dễ hiểu, vì Việt Nam luôn chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Như chúng ta thấy, có nhiều cách văn minh để giải quyết những vấn đề tranh cãi. Chúng ta hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ không thờ ơ trước tình hình căng thẳng ở Biển Đông, đồng thời những tranh cãi sẽ được giải quyết bằng biện pháp hoà bình và công lý, chứ không phải chỉ dựa vào quyền của kẻ mạnh.
Pompeo: Biển Đông không phải 'đế chế' của Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo phản đối Trung Quốc âm mưu độc chiếm Biển Đông, hoan nghênh ASEAN cam kết giải quyết tranh chấp trên biển theo luật quốc tế.
"Mỹ hoan nghênh tuyên bố của các lãnh đạo ASEAN rằng tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trung Quốc không được phép coi Biển Đông là đế chế trên biển của mình", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đăng trên Twitter ngày 28/6.
Ngoại trưởng Mỹ dẫn lại dưới đoạn tweet này Tuyên bố "Tầm nhìn về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng" được các lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 ngày 26/6. Pompeo cho hay "chúng ta sẽ sớm bàn thêm về chủ đề này", nhưng không nêu chi tiết.
Phát biểu được Ngoại trưởng Pompeo đưa ra sau khi lãnh đạo ASEAN ra Tuyên bố Chủ tịch bày tỏ quan ngại về hoạt động cải tạo đất, các diễn biến, hoạt động và sự việc nghiêm trọng gần đây ở Biển Đông, vốn làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy giảm hoà bình, an ninh và ổn định trong khu vực
ASEAN kêu gọi các bên tăng cường xây dựng lòng tin, kiềm chế các hoạt động làm phức tạp hóa hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình, theo đuổi giải pháp hòa bình, tuân theo luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
ASEAN tái khẳng định UNCLOS là cơ sở để xác định các thực thể trên biển, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp trên các vùng biển. UNCLOS cũng tạo ra khung pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc họp báo tại thủ đô Washington, ngày 20/2. Ảnh: Reuters.
Tuyên bố Chủ tịch ASEAN được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc từ đầu năm liên tiếp có hoạt động khiêu khích trên Biển Đông, khi các nước trên thế giới dồn lực chống Covid-19.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố thành lập cái gọi là quận hành chính "quản lý" quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam, đơn phương ra lệnh cấm bắt cá, điều tàu khảo sát bám sát tàu thăm dò dầu khí của Malaysia.
Trung Quốc cho canh tác rau trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhằm củng cố yêu sách chủ quyền phi pháp. Nước này còn gửi các công hàm đến Liên Hợp Quốc đòi yêu sách Tứ Sa, khu vực có phạm vi rộng hơn "đường 9 đoạn", trái ngược với quy định của luật pháp quốc tế.
Ngoại trưởng Pompeo ngày 2/6 cho biết Mỹ đã gửi công thư cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres để phản đối "các yêu sách hàng hải phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông" và coi chúng "bất hợp pháp và nguy hiểm". Mỹ yêu cầu Liên Hợp Quốc gửi công thư này đến tất cả thành viên, đồng thời đăng trên trang web của văn phòng pháp chế.
Bộ Ngoại giao bình luận về căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc ở Natuna Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, mọi hoạt động trên biển cần tuân thủ Công ước LHQ về Luật Biển, không làm phức tạp tình hình. Đảo Natuna Lớn nhìn từ trên cao. (Ảnh: Flickr) Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 9/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho...