Giải quyết TTHC ‘5 bước trên môi trường điện tử’
Thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong giải quyết TTHC, các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh đang tích cực triển khai số hóa và ký số đối với 100% hồ sơ TTHC theo quy trình ‘5 bước trên môi trường điện tử’.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thực hiện tiếp nhận và giải quyết TTHC theo quy trình “5 bước trên môi trường điện tử”.
Từ đầu tháng 10/2022, tất cả các sở, ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện quy trình giải quyết TTHC theo quy trình “5 bước trên môi trường điện tử” (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, ký số, trả kết quả), gắn với việc áp dụng chữ ký số trong tất cả các bước giải quyết.
Triển khai ký số đã giúp giảm chi phí, thời gian khi giao dịch, tối ưu hóa quy trình giải quyết TTHC của tổ chức và người dân; đồng thời tăng cường sự giám sát của người dân, ngăn chặn tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu của CBCC. Các dịch vụ công, tiện ích số được tăng cường và nâng cao, góp phần mở rộng các kênh giao tiếp. Người dân, doanh nghiệp chỉ cần có thiết bị thông minh kết nối mạng internet có thể thực hiện các giao dịch giải quyết TTHC mọi lúc, mọi nơi; đồng thời có thể khai thác các kết quả giải quyết TTHC được lưu trong kho lưu trữ điện tử và có thể trích xuất dữ liệu để tổ chức, cá nhân tái sử dụng trong quá trình giải quyết TTHC.
Triển khai ký số cũng giúp cán bộ xử lý hồ sơ nhanh chóng, chính xác và kịp thời; đồng thời nâng cao tính an toàn, an ninh thông tin khi hồ sơ được xử lý khép kín trên môi trường điện tử. Bên cạnh đó, việc số hóa, bóc tách dữ liệu bảo đảm được lưu trữ đầy đủ, từng bước xây dựng, hoàn thiện giải pháp tích hợp, chia sẻ, kết nối liên thông trên hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu (CSDL) một cửa điện tử tỉnh tích hợp với CSDL quốc gia và chuyên ngành hướng tới hình thành CSDL “sạch, đủ, đúng”.
Cán bộ tại Trung tâm Hành chính công TX Đông Triều xử lý hồ sơ TTHC theo quy trình “5 bước trên môi trường điện tử”.
Video đang HOT
Giải quyết TTHC theo quy trình “5 bước trên môi trường điện tử” ngoài kết quả bằng giấy, người dân, doanh nghiệp có thể nhận bản kết quả số có đóng dấu điện tử qua tài khoản dịch vụ công trực tuyến hoặc email.
Trong tháng 10/2022, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã tổ chức 4 lớp tập huấn, hướng dẫn triển khai số hóa hồ sơ giải quyết TTHC cho toàn bộ các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên của các sở, ban, ngành và địa phương.
Bà Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, cho biết: Để triển khai mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa việc giải quyết TTHC “5 bước trên môi trường điện tử”, từ nay đến hết quý I/2023 sẽ tổ chức tập huấn số hóa hồ sơ TTHC và giải quyết trên môi trường điện tử cho trên 2.000 lượt CBCC, chuyên viên toàn tỉnh. Trung tâm đã đề nghị cấp chứng thư số thứ 2 và chữ ký số cá nhân cho 300 tổ chức, cá nhân tham gia vào quy trình.
Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tập huấn giải quyết TTHC theo quy trình “5 bước trên môi trường điện tử”.
Các cấp chính quyền tỉnh, CBCC đang tích cực thực hiện giải quyết TTHC theo quy trình “5 bước trên môi trường điện tử”. Theo đó đẩy mạnh hướng dẫn người dân trong sử dụng chữ ký số, sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tiếp tục rà soát, nâng cấp trang thiết bị, hệ thống phần mềm, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện quy trình một cách chuyên nghiệp.
Để góp phần thực hiện quy trình thuận lợi, tổ chức, người dân, doanh nghiệp cần nâng cao ứng dụng CNTT, chủ động số hóa hồ sơ thủ tục và nộp trực tuyến; tích cực khai thác, sử dụng các dữ liệu cá nhân đã số hóa thông qua tài khoản cá nhân trên trang dịch vụ công trực tuyến, tránh việc phải nộp lại một loại giấy tờ nhiều lần trong giao dịch hành chính.
PV GAS: Hiệu quả từ chuyển đổi số
Nhận thức vai trò quan trọng của chuyển đối số, một xu hướng tất yếu để tồn tại và phát triển, PV GAS luôn quan tâm đầu tư, thúc đẩy triển khai chuyển đổi số trong doanh nghiệp, từng bước số hóa các quy trình kinh doanh, quy trình sản xuất, quy trình quản trị...
PV GAS và đối tác EY khởi động dự án "Tư vấn chiến lược Chuyển đổi số" và "Tư vấn triển khai phần mềm ERP" cho PV GAS
Một ví dụ ở tháng trước: Vào 14 giờ 37 phút, ngày 3-8-2022, hồ sơ ký số thứ 110.000 đã được ký trong hệ thống chữ ký số của PV GAS (tương ứng với khoảng 450.000 lượt ký). Đây là cột mốc quan trọng của Tổng công ty trong thực hiện chuyển số, góp phần tiết kiệm đáng kể thời gian xử lý văn bản, gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay, trung bình mỗi ngày tại PV GAS có 185 văn bản được ký số với khoảng 670 lượt ký.
Việc thực hiện chuyển đổi số của PV GAS được triển khai đồng bộ, thống nhất với quá trình chuyển đổi số của tập đoàn, để tận dụng hệ thống hạ tầng, cơ sở dữ liệu, phát huy hiệu quả chuỗi giá trị toàn ngành. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) khẳng định, với quy mô ngày càng lớn, biến động ngày càng nhanh thì không có cách nào khác phải kết nối lại với nhau, phải xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (Bigdata), đồng thời phải sử dụng các công nghệ Điện toán đám mây (Cloud), Internet vạn vật (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI)...
Cùng với các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số về mặt hạ tầng công nghệ, Petrovietnam đẩy mạnh triển khai đồng bộ "Văn hóa số" với nền tảng là: văn hóa chia sẻ, văn hóa sáng tạo, văn hóa nỗ lực học tập không ngừng. Là đơn vị thành viên chủ lực của Petrovietnam, PV GAS cũng tích cực triển khai chuyển đổi số và ERP để đáp ứng yêu cầu phát triển, đồng thời góp phần thực hiện thành công chiến lược của Tập đoàn.
Từ năm 2015, PV GAS đã thuê Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY) - nhà thầu tư vấn quốc tế với năng lực và kinh nghiệm tư vấn triển khai nhiều dự án phần mềm ERP trong và ngoài nước để thực hiện khảo sát và đánh giá khả thi dự án triển khai phần mềm ERP tại PV GAS. Đến tháng 10-2016, PV GAS kết thúc hợp đồng với EY và trên cơ sở bản báo cáo đánh giá đã hoàn thiện, PV GAS thực hiện tái cấu trúc và ứng dụng CNTT để làm nền tảng chuẩn bị cho việc triển khai ERP trong giai đoạn tiếp theo.
Từ năm 2016 đến năm 2021, PV GAS đã thực hiện công tác tái cấu trúc về cơ cấu tổ chức, nghiệp vụ, quy trình tại các ban/đơn vị thuộc PV GAS; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin bằng các phần mềm theo nhu cầu cụ thể của sản xuất kinh doanh và quản lý nội bộ để cải thiện hiệu quả tức thời, chuẩn hóa dần các nghiệp vụ và thay đổi cho phù hợp hơn với tiêu chuẩn áp dụng phần mềm ERP.
Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dưới tác động của đại dịch Covid -19, đã và đang tác động làm thay đổi cuộc sống, thói quen của con người. Trong đó, sự xuất hiện những xu hướng tiêu dùng mới, các mô hình kinh doanh mới, buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực thay đổi để thích ứng, tồn tại. Trong giai đoạn này, chuyển đổi số cũng được PV GAS thúc đẩy mạnh mẽ.
Đào tạo cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin tại PV GAS
Thời điểm các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 được áp dụng nghiêm ngặt, với việc hạn chế đi lại, tiếp xúc, giãn cách xã hội,... cũng là động lực để các doanh nghiệp nói chung và PV GAS nói riêng thúc đẩy, tăng cường ứng dụng CNTT, áp dụng chuyển đổi số để phục vụ công tác. PV GAS đã ứng dụng CNTT trên hầu hết các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh như: làm việc từ xa (work from home); tăng cường sử dụng các công cụ trực tuyến để họp và làm việc; ứng dụng mạnh việc xử lý, ký văn bản điện tử...
Đến nay, trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch, việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số vẫn được ứng dụng rộng rãi và phát huy hiệu quả, phần nào thay đổi các cách thức vận hành truyền thống. Trong đó, việc triển khai chữ ký số, hóa đơn điện tử được đẩy mạnh tại PV GAS.
Theo đó, PV GAS đã thành lập Ban chỉ đạo công tác chuyển đổi số, ERP. Hiện Tổng công ty đang triển khai hai gói thầu "Thuê tư vấn triển khai phần mềm ERP cho PV GAS" và "Thuê tư vấn đánh giá hiện trạng năng lực số và lập phương án, lộ trình triển khai chuyển đổi số cho PV GAS"; Đào tạo về chuyển đổi số theo kế hoạch đào tạo hàng năm của Tổng công ty, gắn kết chuyển đối số là một nét trong văn hóa doanh nghiệp PV GAS.
Đầu tháng 8-2022, PV GAS và liên danh nhà thầu Công ty Ernst & Young (EY) Việt Nam đã khởi động dự án tư vấn chiến lược Chuyển đổi số và tư vấn triển khai phần mềm ERP cho PV GAS. Với việc triển khai đồng thời hai dự án tư vấn, PV GAS mong muốn sẽ lựa chọn được các nhóm công nghệ số phù hợp với quy mô và chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty trong thời gian sắp tới; Đồng thời đảm bảo triển khai hệ thống ERP phù hợp với đặc thù ngành, tương thích với hệ thống ERP của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và theo định hướng Smart Factory.
PV GAS cũng liên tục cải tiến hệ thống CNTT và quản trị dữ liệu để đáp ứng nhu cầu về ứng dụng CNTT ngày càng tăng và đảm bảo bảo mật, an ninh mạng cùng với sự phát triển khi ứng dụng phần mềm CNTT ngày càng nhiều.
Trong định hướng chiến lược, PV GAS xác định sẽ thực hiện triển khai chuyển đổi số cho các lĩnh vực cần thiết theo lộ trình, phù hợp với nhu cầu, bối cảnh hoạt động của PV GAS nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động; phù hợp các thách thức vĩ mô như là xu hướng giảm năng lượng hóa thạch và dịch chuyển sang năng lượng xanh, tác động của đại dịch Covid-19.
Ngành Tài chính có thể tự động hóa quy trình bằng robot kết hợp với AI Nhiều nước áp dụng tự động hóa quy trình thông minh bằng robot và trí tuệ nhân tạo trong Bộ tài chính đã tăng tốc độ phục vụ, tăng trải nghiệm, tăng độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Sự kiện Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách nhà nước với chủ đề "Thúc...