Giải pháp tài chính nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công nghiệp
Trước xu hướng hội nhập sâu rộng, Việt Nam có thể rút ngắn thời gian trở thành nước công nghiệp hoá so với các nước đi trước nếu gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học – công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức.
Cả nước có gần 100 trường cao đẳng công nghiệp đa ngành và chuyên sâu một số ngành
Nền tảng và động lực của quá trình này là phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục, khoa học – công nghệ, nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Giải pháp tài chính là một trong những vấn đề cần quan tâm để nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công nghiệp.
Xu hướng và nhu cầu đào tạo nghề chất lượng cao tại các trường cao đẳng công nghiệp
Đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công nghiệp hướng tới đào tạo công nhân kỹ thuật công nghiệp có trình độ ở bậc trung và bậc cao, hay có thể ví như đào tạo kỹ sư thực hiện công nghiệp. Các học viên sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học và học hệ cao đẳng công nghiệp được đào tạo kết hợp cả lý thuyết và thực hành, với việc đào tạo chuyên sâu về từng lĩnh vực nghề nghiệp công nghiệp như: ô tô, xe máy, máy tàu, cơ khí, điện tử, điện dân dụng, điện công nghiệp, viễn thông, may mặc và thời trang…
Người lao động có tay nghề trong các lĩnh vực công nghiệp cũng có thể tiếp tục vừa học vừa làm để nâng cao trình độ tiếp thu những kiến thức mới về công nghệ, về công nghiệp, vừa thực hành nâng cao tay nghề tại các trường cao đẳng công nghiệp.
Thực tế cho thấy, đội ngũ lao động được đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công nghiệp với tay nghề vững, có tác phong làm việc công nghiệp, có ý thức tuân thủ quy trình làm việc theo thông lệ quốc tế, có khả năng ngoại ngữ, là lợi thế để có thể được tuyển dụng làm việc cho các công ty nước ngoài, công ty liên doanh, công ty trong nước đòi hỏi cao về nhân lực công nhân kỹ thuật; có thể tiếp tục đi làm tu nghiệp sinh tại Nhật Bản, Hàn Quôc, Đài Loan… đi xuất khẩu lao động hay làm việc trên các công trường quốc tế, các dự án ở nước ngoài. Đây thực sự là đội ngũ lao động công nghiệp có chất lượng cao của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu và rộng.
Tổng quan cơ chế tài chính cho đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công nghiệp
Hiện nay, trong cả nước có gần 100 trường cao đẳng công nghiệp đa ngành và chuyên sâu một số ngành. Các trường cao đẳng trực thuộc nhiều bộ, ngành khác nhau, đông nhất là Bộ Công Thương, tiếp theo đó là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp), Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND TP. Hồ Chí Minh và một số bộ ngành, địa phương khác.
Về cơ chế tài chính, chỉ khoảng 4-5% trường cao đẳng công nghiệp thực hiện được tự chủ tài chính. Tại các trường này, phần hỗ trợ của nhà nước tập trung vào đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật được xây dựng trước đây. Các trường này về cơ bản bảo đảm được chất lượng đào tạo nghề theo yêu cầu xã hội.
Các học viên sau khi tốt nghiệp hầu hết được tuyển dụng, đi tu nghiệp sinh, có việc làm hay tự tạo được việc làm. Trên cơ sở đó, các trường này thu hút được người học ổn định, nguồn tài chính lớn nhất chính là từ người học. Bên cạnh đó, các trường thu hút được nguồn tài chính từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư cho phòng thí nghiệm, phòng thực hành, máy móc và thiết bị…
Video đang HOT
Ngân sách nhà nước bố trí hàng năm cho đào tạo nghề phân tán ở rất bộ ngành, tổ chức khác nhau như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Ủy ban dân tộc…Đối tượng đều hướng đến là người dân ở nông thôn ở các làn bản, ở một số phường, thị trấn dẫn đến ngân sách nhà nước bố trí vừa phân tán, vừa trùng lắp.
Phần còn lại, trên 90% trường cao đẳng chỉ tự túc được một phần kinh phí, còn lại nguồn lực tài chính chủ yếu là hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác, cụ thể như sau:
Một là, hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước thông qua các chương trình, dự án khác nhau. Lớn nhất đó chương trình đào tạo nghề nông thôn. Tiếp theo, đó là chương trình đào tạo nghề cho người ra tù, mãn hạn tù, bộ đội xuất ngũ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự… Các chương trình, dự án khác có nguồn kinh phí lớn từ ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề, đó là đào tạo nghề cho người dân tộc, đào tạo nghề cho người cai nghiện ma túy…
Hai là, hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước thông qua dự toán chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển của các bộ ngành, địa phương. Theo đó, hàng năm, một số Bộ, ngành, UBND cấp chi lương, các khoản đóng góp theo thương cho đội ngũ biên chế được duyệt hàng năm cho trường cao đẳng, còn lại thì trường tự túc kinh phí cho những người làm hợp đồng, thuê thời vụ… Đồng thời, hàng năm, bộ, ngành, địa phương đồng ý phê duyệt một khoản kinh phí cho đầu tư phát triển cùa trường cao đẳng trực thuộc như: Xây dựng nhà xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, giảng đường, phòng học…
Ba là, nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách từ một số bộ ngành, UBND cho một số mục tiêu, chương trình cụ thể do mình phụ trách về đào tạo nghề, cho triển khai một số dự án về công nghệ trong xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0, chính quyền điện tử, giao dịch 1 cửa, thủ tục hành chính điện tử; triển khai thực nghiệm chương trình nghiên cứu khoa học, dự án khoa học mà nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Bốn là, hỗ trợ từ các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước. Nguồn kinh phí này được các doanh nghiệp, đối tác khảo sát, đánh giá rất kỹ, đảm bảo thực sự hiệu quả.
Năm là, các nguồn tài chính khác, đó là của một số cơ quan, tổ chức, của UBND địa phương hỗ trợ đào tạo về giải phóng mặt bằng, bị ảnh hưởng thiên tai, biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn nước và rừng đầu nguồn hỗ trợ bình đẳng giới, khôi phục và phát triển nghề truyền thống, phát triển du lịch văn hóa trong cộng đồng, bảo vệ môi trường…
Một số nhận xét và đánh giá
Cơ chế tài chính nói trên có một số ưu điểm sau:
Thứ nhất, nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước các cấp đầu tư trực tiếp cho đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công nghiệp trong cả nước duy trì ổn định trong cơ cấu chi ngân sách chung hàng năm. Tuy nhiên, thực tế đòi hỏi các trường cao đẳng công nghiệp phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo yêu cầu của xã hội.
Thứ hai, từng bước xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề hệ cao đẳng công nghiệp, thu hút nguồn lực tài chính từ cộng đồng quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Đây cũng chính là giải pháp buộc các trường cao đẳng công nghiệp tự đổi mới, nâng cao chất lượng đào tào nghề công nghiệp ở hệ cao đẳng, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Thứ ba, khuyến khích các trường cao đẳng công nghiệp phải năng động, chủ động tiếp thị, cạnh tranh tiềm kiếm các nguồn tài trợ từ xã hội cho hoạt động đào tạo tạo nghề của mình.
Đồng thời, khuyến khích các trường cao đẳng công nghiệp phải quản lý chặt chẽ tài chính, tiết kiệm chi tiêu, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính, đầu tư thích đáng cho đội ngũ giảng viên và chuyên gia có trình độ chuyên môn tốt, ưu tiên kinh phí xây dựng xưởng thực hành, máy móc và thiết bị cho thực nghiệm.
Thứ tư, tăng cường sự kết nối, hợp tác giữa các doanh nghiệp, các dự án nghiên cứu khoa học, với hoạt động đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công nghiệp.
Thứ năm, đa dạng hình thức hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước cho người đi đào tạo nghề. Chi trực tiếp cho người đi đào tạo. Ví dụ như: Ngân sách nhà nước cho vay vốn trực tiếp đối với những lao động ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong độ tuổi có nhu cầu tự tạo việc làm thêm ở địa phương. Riêng đối với lao động đi nước ngoài chỉ hỗ trợ đào tạo nghề và cho vay vốn đối với những người trong độ tuổi từ 16 đến 35 tuổi; Người lao động được hỗ trợ một phần kinh phí để đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp phải sử dụng kinh phí đúng mục đích thông qua các cơ sở đào tạo tại địa phương hoặc kết hợp với chính sách hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp. Đối với những lao động có nhu cầu học nghề để đi làm công nhân, đi xuất khẩu lao động… ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí học nghề cho mỗi lao động tối đa 3 triệu đồng/lao động. Mức hỗ trợ tuỳ thuộc vào từng ngành nghề và thời gian học nghề thực tế. Ngoài mức hỗ trợ trên, từng địa phương tuỳ theo khả năng nguồn ngân sách của mình mà quyết định mức hỗ trợ thêm cho đồng bào dân tộc. Những hộ, lao động thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số chuyển đổi ngành nghề, ngoài việc được hưởng các chính sách nêu trên còn được hưởng các chính sách ưu đãi liên quan về dạy nghề theo quy định hiện hành.
Bên cạnh những ưu điểm thì cơ chế tài chính hiện hành còn một số hạn chế sau:
Một là, phân tán nguồn lực ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công nghiệp nói riêng. Ngân sách nhà nước bố trí hàng năm cho đào tạo nghề phân tán ở rất bộ ngành, tổ chức khác nhau như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Ủy ban dân tộc… Đối tượng đều hướng đến là người dân ở nông thôn ở các làng bản, ở một số phường, thị trấn dẫn đến ngân sách nhà nước bố trí vừa phân tán, vừa trùng lắp.
Hai là, cho đến nay chưa có một đánh giá, tổng kết sát thực tiễn và kịp thời về ngân sách nhà nước đầu tư cho các chương trình đào tạo nghề. Ví dụ chương trình đào tạo nghề nông thôn được bố trí ngân sách rất lớn, triển khai trong nhiều năm nhưng rõ ràng là đang có rất nhiều vấn đề đặt ra về hiệu quả đào tạo. Hội nông dân Việt Nam xây dựng khá nhiều Trung tâm đào tạo và hỗ trợ nghề cho người nông dân ở các tỉnh, thành phố nhưng khảo sát thực tế công năng, hiệu quả sử dụng rất thấp.
Ba là, tình trạng “xin, cho” kinh phí ngân sách cho đào tạo nghề nói chung, cho chi thường xuyên và cho chi đầu tư phát triển hàng năm tại các tường cao đẳng công nghiệp vẫn diễn ra khá phổ biến trên thực tế.
Giải pháp tài chính nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công nghiệp
Với thực trạng trên, tác giả đề xuất hoàn thiện một số giải pháp tài chính nhằm khuyến khích các trường cao đẳng công nghiệp tiếp tục nâng cao chất lượng đào tào nghề theo yêu cầu của xã hội. Cụ thể:
Một là, Chính phủ chỉ đạo, các bộ ngành và UBND tỉnh thành phố nghiêm túc thực hiện chủ trương giải thể, sáp nhập các trường cao đẳng công nghiệp hoạt động không có hiệu quả, dành nguồn lực tài chính đầu tư cho các mục tiêu khác trong lĩnh vực đào tạo nghề.
Hai là, Quốc hội ban hành Nghị quyết, Chính phủ chỉ đạo đánh giá các chương trình dự án bố trí từ ngân sách nhà nước các cấp đầu tư cho đào tạo nghề. Theo đó, Quốc hội, Chính phủ cần kiên quyết cho dừng một số chương trình, dự án đào tạo nghề được bố trí ngân sách trung ương hàng năm cho lĩnh vực này, thay vào đó cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam để cho vay người đi xuất khẩu lao động, đi tu nghiệp sinh; cho các trường cao đẳng công nghiệp vay để đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Ba là, Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cần nâng mức cho vay đối với người đi xuất khẩu lao động, mở rộng phạm vi và đối tượng vay vốn đi xuất khẩu lao động, đó là học ngoại ngữ và học nghề tại các trường cao đẳng công nghiệp.
Bốn là, thay đổi phương thức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề. Thay vì ngân sách cấp cho các trung tâm đào tạo thuộc các hội, các bộ, ngành thì nên hỗ trợ trực tiếp cho người được đào tạo với quy trình chặt chẽ, minh bạch. Bên cạnh đó, tăng mức hỗ trợ trực tiếp cho các dự án xây dựng phòng thực hành, xưởng thực nghiệm hiện đại của một số trường cao đẳng có uy tín, có học viên đông.
Hỗ trợ 38 địa phương nâng cấp cơ sở cai nghiện ma túy
Ngày 12/3, thông tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: Trong giai đoạn 2016 - 2020 đã có 600 tỷ đồng từ nguồn vốn của Trung ương được cấp cho 38 tỉnh, thành phố để nâng cấp, sửa chữa cơ sở cai nghiện ma túy.
Trong đó, năm 2019 có 6 tỉnh được bố trí 60,07 tỷ đồng( Phú Thọ - 5 tỷ; Tiền Giang - 6,5 tỷ; Cần Thơ -5,97; Bạc Liêu - 12,15 tỷ; Cà Mau -5,45 tỷ và Đà Nẵng - 25 tỷ). Năm 2020 có 17 tỉnh được bố trí 300 tỷ (Ninh Thuận - 13,5 tỷ; Bến Tre - 17 tỷ; Điện Biên - 18 tỷ; Tuyên Quang - 18 tỷ; Long An - 18 tỷ; Tây Ninh - 18 tỷ; Vĩnh Long - 18 tỷ; Kiên Giang - 18 tỷ; Quảng Nam -18 tỷ; Đắk Lắk - 18 tỷ; Lạng Sơn -18 tỷ; Bình Phước - 18 tỷ; Yên Bái - 18 tỷ; Hòa Bình -18 tỷ; Cao Bằng - 18 tỷ; Hải Dương - 18 tỷ và An Giang - 17,5 tỷ)...
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cho biết: Trong giai đoạn 2021-2025, nhiệm vụ trọng tâm của công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện là tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện; thí điểm can thiệp dự phòng cho người có nguy cơ cao sử dụng ma túy, người sử dụng ma túy để quản lý, can thiệp kịp thời, hiệu quả đối với người có nguy cơ cao sử dụng ma túy, người sử dụng ma túy, góp phần xây dựng môi trường xã hội an toàn, lành mạnh.
Một mục tiêu quan trọng được đặt ra trong giai đoạn 2021-2025 là 100% các cơ sở cai nghiện ma tuý, cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện tại cộng đồng được đầu tư nguồn lực, bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác cai nghiện ma túy...
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2016-2020 Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội từ ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương là 313,31 tỷ đồng. Đến nay, 295,5 tỷ đồng đã được cấp cho các địa phương để nâng cấp, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị cho cơ sở cai nghiện ma túy và truyền thông, đào tạo nâng cao năng lực, thí điểm mô hình cai nghiện.
Báo cáo của các địa phương cũng cho thấy, kinh phí thường xuyên địa phương cấp để sửa chữa, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở cai nghiện ma túy là 428 tỷ đồng. Một số tỉnh, thành phố được lãnh đạo quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và chế độ, chính sách cho cán bộ, học viên; công tác điều trị, cai nghiện đạt hiệu quả cao, không để xảy ra tình trạng học viên gây rối, mất trật tự như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thanh Hóa...
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cũng cho biết thêm: Giai đoạn 2016-2020, cả nước đã tổ chức cai nghiện cho 172.963 lượt người tại các cơ sở cai nghiện. Cả nước hiện tại có 97 cơ sở cai nghiện công lập có tổng diện tích đất đai là 32 triệu m2, diện tích xây dựng cơ bản là gần 3 triệu m2 (chiếm 9,2% tổng diện tích), song tổng diện tích nhà ở của học viên chỉ có 425.096 m2.
Theo thiết kế, diện tích nhà trung bình là 7,3m2 cho mỗi học viên, báo cáo của địa phương cho thấy, diện tích nhà ở bình quân phổ biến là từ 3-5m2 cho mỗi học viên. Một số tỉnh, thành phố có cơ sở cai nghiện với diện tích chỉ được 3 m2 cho mỗi học viên như: Tuyên Quang, Đồng Nai, Tiền Giang, Cà Mau... Trên thực tế, vào lúc cao điểm diện tích nhà ở bình quân chỉ đạt 1m2 cho mỗi học viên.
Đặc biệt, các cơ sở cai nghiện tại một số địa phương đã hoạt động lâu năm, nay xuống cấp, thiếu trang thiết bị phục vụ công tác cai nghiện ma túy; thậm chí một số tỉnh, thành phố còn ghép các đối tượng tâm thần vào cơ sở cai nghiện (Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế).
Quảng Bình: Tổ chức lễ truy điệu và an táng 16 liệt sỹ hy sinh tại Lào Chiều 6/5, tại Nghĩa trang Liệt sỹ Ba Dốc, xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), hài cốt 16 liệt sỹ hy sinh tại Lào đã được tổ chức lễ truy điệu, an táng trang nghiêm. Buổi lễ được Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh Quảng Bình cùng đông đảo cán bộ, chiến sỹ, nhân dân địa phương tổ chức...