Giải pháp nhân sự thời 4.0 ở các công ty công nghệ lớn của Việt Nam
Trước đòi hỏi phải phù hợp và thích nghi với chất lượng giải pháp, dịch vụ công nghệ trong cuộc cách mạng 4.0, các công ty công nghệ lớn của Việt Nam đã và đang tập trung đầu tư cho các giải pháp nhân sự theo chuẩn quốc tế.
Cách mạng 4.0 được xem là cơ hội rút ngắn khoảng cách phát triển cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là cơ hội giúp các nước đang phát triển nâng cao vị thế khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, câu chuyện nhân lực phù hợp với thời đại là câu chuyện muôn thuở, đặc biệt là ngành luôn đòi hỏi sự cập nhật liên tục như CNTT.
Nhân lực CNTT hiện nay có chất lượng đầu vào cao và tăng dần, chất lượng đào tạo được nâng lên, nhưng năng suất lao động chưa cao do hạn chế về kỹ năng mềm, ngoại ngữ và thực hành. Một trong những bước đi để có thể đuổi kịp và thích nghi với thế giới nhanh nhất chính là việc đào tạo nhân sự vận hành hệ thống đạt chuẩn quốc tế.
Một số chuẩn nghiệp vụ thế giới đã được các công ty công nghệ đưa vào hệ thống để đào tạo nguồn nhân lực của mình. Cụ thể, tại tập đoàn VNPT, chứng chỉ về eTOM trong xây dựng bộ khung nghiệp vụ tại các công ty viễn thông hay chứng chỉ JNCIE về vận hành mạng Internet đang là một trong nhiều chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế được công ty khuyến khích các cán bộ, nhân viên phấn đấu và đạt được.
Khung quy trình nghiệp vụ eTOM là bộ khung bao gồm khối chức năng và các quy trình nghiệp vụ chung từ phát triển, triển khai, vận hành sản phẩm trong hệ thống các công ty, tập đoàn viễn thông trên thế giới. Đạt được chứng chỉ quốc tế về eTom là một bước đi nhằm khẳng định hơn nữa khả năng đáp ứng nhu cầu nhân lực có chất lượng toàn cầu.
Việc thi đạt được chứng chỉ nghiệp vụ eTOM với kỹ sư Nguyễn Ngọc Linh là cả một quá trình nghiên cứu và làm việc trong 5 năm liên tục.
Video đang HOT
Với điểm số 9/10, kỹ sư Nguyễn Ngọc Linh của VNPT vừa thi đạt chứng chỉ Khung quy trình nghiệp vụ eTOM của TMForum trong tháng 2/2019. Nguyễn Ngọc Linh thuộc ban Khai thác mạng thuộc Tổng công ty VNPT Net. Đây luôn là cái nôi đào tạo, bồi dưỡng nhiều lao động có chất lượng cao của VNPT. Việc thi đạt được chứng chỉ eTOM với Ngọc Linh là cả một quá trình nghiên cứu và làm việc trong 5 năm liên tục.
Năm 2014, khi được điều động về Ban Tổ chức – Cán bộ của Tập đoàn (nay là Ban Nhân lực) và tham gia nhóm xây dựng tổ chức sản xuất áp dụng mô hình eTOM, anh đã dành thời gian, công sức tìm hiểu mọi khía cạnh, ngóc ngách của eTOM để tìm ra và đề xuất cách thức, bước đi hợp lý phù hợp với mô hình tổ chức và hệ thống quản lý của Tập đoàn.
Tiếp tục nhiệm vụ triển khai eTOM tại VNPT Net khi về công tác tại Ban Khai thác mạng, Ngọc Linh đã có nhiều ý tưởng sáng tạo tham gia chuẩn hóa các quy trình eTOM của Ban. Anh tham gia phương án tái cơ cấu mô hình tổ chức sản xuất của Tổng Công ty giai đoạn 2019 – 2020 theo mô hình eTOM và ma trận phân quyền phân nhiệm RACI.
Chia sẻ về quá trình để đạt được chứng chỉ eTOM, kỹ sư Nguyễn Ngọc Linh cho biết, Khung quy trình nghiệp vụ eTOM cùng với một số chuẩn khác như SID, TAM đều thuộc bộ sản phẩm Frameworx của TM Forum. Chứng nhận được cấp theo thứ tự: “Chứng nhận kiến thức” công nhận cá nhân đã vượt qua được những bài kiểm tra đánh giá về mức độ hiểu biết về tiêu chuẩn, có thể vận dụng để tối ưu hóa thời gian thực hiện quy trình nghiệp vụ cho doanh nghiệp. “Chứng nhận hành nghề” trao cho các cá nhân vượt qua tất cả các bài kiểm tra liên quan, có thể hiểu được từng trường hợp cụ thể (case study); áp dụng mô hình hóa quy trình nghiệp vụ, mô hình hóa thông tin, hệ thống quản lý quy trình của đơn vị, chuẩn hóa quy trình theo tiêu chuẩn eTOM.
Chị Trần Phương Thảo – chuyên viên Ban Khai thác mạng, VNPT Net là nữ chuyên viên đầu tiên của VNPT đạt chứng chỉ quốc tế JNCIE
Anh Linh có thể xem là người đầu tiên đưa các chuẩn của bộ khung eTOM phổ biến tới cấp nhân sự vân hành trong hệ thống của VNPT Net. Trong khi đó, chị Trần Phương Thảo – chuyên viên Ban Khai thác mạng lại là nữ chuyên viên đầu tiên của VNPT đạt chứng chỉ JNCIE. Đây là chứng chỉ công nhận năng lực nhân viên có thể đáp ứng với công việc vận hành các giao thức, phương thức triển khai, áp dụng các công nghệ trong một hệ thống mạng rộng lớn.
Do áp lực công việc, thường chứng chỉ này chỉ nam giới chinh phục, và ở VNPT hiện nay chỉ mới có 7 người đạt được. Việc chị Thảo trở thành nữ chuyên viên đầu tiên có JNCIE cho thấy sự nỗ lực không chỉ cá nhân chị mà sự đầu tư nâng cao chất lượng nhân sự tại VNPT được mở rộng và sâu sát hơn với thực tế nhu cầu ở tất cả các phòng, ban chuyên môn của mình.
Đối với VNPT, những cá nhân tiêu biểu dẫn đầu cho một xu hướng chuẩn nhân sự mới đã và đang dần được hình thành. Thông qua những cá nhân tiêu biểu như anh Nguyễn Ngọc Linh và chị Trần Phương Thảo, VNPT sẽ thúc đẩy hơn nữa sự nỗ lực của từng cá nhân nhân viên trong tập đoàn. Từ đó, chất lượng nhân sự của tập đoàn được nâng cao hơn, đưa tập đoàn này trở thành một tập đoàn có chuẩn quốc tế, phù hợp thực sự với luồng không khí thời đại 4.0 đang chảy trong huyết mạch kinh tế của đất nước.
Theo ITC News
Ba vấn đề doanh nghiệp Việt ưu tiên hàng đầu khi chuyển đổi số
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang từng bước đầu tư vào đám mây, an ninh mạng và nâng cấp phần mềm, phần cứng CNTT trong bối cảnh chuyển đổi kỹ thuật số.
Ông Bidhan Roy
Ngày 4/4, Công ty Cisco đã ra mắt báo cáo "Chỉ số phát triển kỹ thuật số của DNVVN khu vực Châu Á - Thái Bình Dương" trong đó chỉ rõ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang từng bước đầu tư vào đám mây, an ninh mạng và nâng cấp phần mềm, phần cứng CNTT trong bối cảnh chuyển đổi kỹ thuật số.
Đáng chú ý, đám mây là công nghệ được các doanh nghiệp đầu tư nhiều nhất (18%). Điều này phù hợp với xu hướng áp dụng điện toán đám mây trên toàn khu vực, bởi công nghệ cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng nhanh chóng khi có nhu cầu mà không phải đầu tư nhiều vốn vào cơ sở hạ tầng CNTT.
Khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam thực hiện số hóa, họ cũng áp dụng các công nghệ an ninh mạng với 12,7% số doanh nghiệp cho rằng an ninh mạng là một trong ba công nghệ hàng đầu nên được đầu tư nhiều nhất.
"Điều này khẳng định họ đặt vấn đề bảo mật lên trên và làm trọng tâm của hành trình chuyển đổi kỹ thuật số", báo cáo nêu rõ.
Bên cạnh đó, việc sở hữu cơ sở hạ tầng CNTT phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong đáp ứng nhu cầu ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam và đảm bảo thành công lâu dài. Các doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng này và có 10,7% cho biết đang đầu tư vào việc nâng cấp phần mềm và phần cứng CNTT.
Tại sự kiện công bố báo cáo, bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam nhận định cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ và các tập đoàn công nghệ như Cisco, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cũng đang số hóa nhanh chóng, khai thác sức mạnh của công nghệ để mở rộng doanh nghiệp, cơ hội tiếp cận khách hàng.
Học viện Mạng Cisco đã đào tạo gần 36.000 học viên tại Việt Nam và hỗ trợ phát triển các kỹ năng số cho nguồn nhân lực CNTT. Ngoài ra Cisco cũng đưa ra giải pháp công nghệ được thiết kế riêng cùng mức giá hợp lý để doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể ứng dụng.
Ông Bidhan Roy, Giám đốc mảng Doanh nghiệp vừa và nhỏ và phân phối khu vực ASEAN của Cisco cũng khuyến cáo việc sở hữu giao thức an ninh mạng và cơ sở hạ tầng CNTT phù hợp sẽ không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ lớn hơn mà còn cho phép trở thành một phần trong chuỗi cung ứng của các công ty lớn trên toàn cầu.
Theo ICTNews
Thực trạng đen tối nhân lực ngành công nghệ Trung Quốc: không ngủ, không căng thẳng tới mức đột quỵ Đã qua rồi thời kỳ start-up có thể hái ra tiền, giờ là lúc ai cũng có thể là đối thủ. Áp lực từ nhiều phía ép người trẻ Trung Quốc phải gạt bỏ cuộc sống riêng để giữ cho ước mơ làm giàu tiếp tục nhen nhóm. Toàn bộ tâm trí chàng trai trẻ dồn vào việc giữ cho start-up mới thành...