Giải pháp ngăn ngừa sốt xuất huyết hiệu quả và lâu dài
Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết trú ngụ ngay trong nhà. Do đó, duy trì một số thói quen trong gia đình có thể ngăn ngừa mắc và lây truyền sốt xuất huyết hiệu quả.
Cần loại bỏ môi trường thuận lợi cho lăng quăng phát triển – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Ổ truyền bệnh sốt xuất huyết ở ngay trong nhà
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Nếu diễn biến nặng, bệnh có thể gây tử vong do xuất huyết nội tạng, suy đa tạng, xuất huyết não.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm đến nay trên cả nước đã ghi nhận hơn 60.000 người mắc sốt xuất huyết do virus Dengue. Số mắc và tử vong 9 tháng năm nay tuy giảm so với cùng kỳ năm 2019, nhưng hiện đang trong mùa mưa, là môi trường thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh phát triển và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch sốt xuất huyết bùng phát.
Video đang HOT
Muỗi vằn là trung gian truyền virus gây bệnh sốt xuất huyết. Mật độ muỗi càng cao, nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch càng lớn. Đời sống của chúng gắn bó mật thiết với con người: hút máu người truyền bệnh và đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước sạch. Chúng hoàn toàn không đẻ ở ao tù, nước thải bẩn.
Các ổ lăng quăng (bọ gậy) thường gặp trong nhà là: lọ hoa, bát nước kê chân chạn; khay nước tủ lạnh, nước đọng ở điều hòa nhiệt độ, chậu cây cảnh, bể/bồn chứa nước trong buồng tắm; bể nước nhà vệ sinh không có nắp đậy; các vỏ chai, vật chứa nước đọng.
Bên ngoài nhà, các ổ lăng quăng thường có trong dụng cụ chứa nước không có nắp đậy; bể cảnh, chậu cây bonsai. Thậm chí, có thể gặp ở những nơi chỉ chứa một lượng nhỏ nước sạch như: tấm bạt đọng nước, các mảnh ly, cốc, chum vỡ; vỏ dừa, lốp xe hỏng; các hốc cây, hốc tre, nứa. Thậm chí, ổ bọ gây sốt xuất huyết là những nơi con người ít ngờ tới, như trong các các kẽ lá (dừa, chuối)…
Cá cảnh giúp sức chặn dịch
Theo Cục Y tế dự phòng, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin phòng bệnh. Loại bỏ lăng quăng là biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Cần loại bỏ lăng quăng và loại bỏ môi trường thuận lợi cho muỗi đẻ trứng, như: đậy kín các dụng cụ chứa nước bằng nắp, vải màn, ni lông ngăn không cho muỗi vào đẻ trứng. Thả cá cảnh hoặc các tác nhân sinh học ăn bọ gậy trong dụng cụ chứa nước. Lật úp các vật dụng chứa nước như: xô, chậu, máng nước gia cầm…
Thu dọn rác thải, kể cả dụng cụ chứa nước tự nhiên, nhân tạo (chai, lọ, lu, vò vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa…), lọc nước loại bỏ lăng quăng. Đối với bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh, điều hòa trong gia đình, cần cho dầu hoặc muối, hoặc hóa chất diệt lăng quăng vào để ngăn lăng quăng phát triển.
Lưu ý, muỗi vằn đẻ trứng ở những nơi chứa nước sạch (nước ăn, nước mưa). Nếu không may bị khô cạn, trứng muỗi bám chắc trên thành dụng cụ chứa nước, có thể chờ đến 6 tháng, khi dụng cụ có nước trở lại, chúng tiếp tục phát triển thành lăng quăng, rồi hình thành muỗi, hút máu người và truyền bệnh.
Do đó, trong gia đình, cần cọ rửa thành các dụng cụ chứa nước thường xuyên bằng bàn chải cứng để diệt sạch trứng muỗi bám trên bề mặt. Nên thực hiện ít nhất 1 tuần/lần, vì trong điều kiện thuận lợi, chỉ mất 7 ngày để trứng phát triển thành muỗi trưởng thành.
Phun hóa chất diệt muỗi không hiệu quả lâu dài
Chống dịch chỉ bằng cách chờ đợi ngành y tế phun hóa chất diệt muỗi sẽ không hiệu quả lâu dài. Phun hóa chất diệt muỗi chỉ có tác dụng diệt ngay đàn muỗi trưởng thành truyền bệnh và áp dụng chống dịch tại một thời điểm nhất định, sau đó nồng độ hóa chất giảm dần, muỗi vằn tiếp tục chu kỳ sinh đẻ, cho ra đời lứa muỗi truyền bệnh mới.
Mỗi người dân cần duy trì những biện pháp cơ bản để loại bỏ bọ gậy thành muỗi, phòng muỗi đốt (kem xua muỗi, ngủ màn…) là những biện pháp ngăn ngừa lây truyền sốt xuất huyết hiệu quả nhất. Ngoài ra, thả cá hoặc đậy kín các dụng cụ chứa nước trong gia đình cũng rất hiệu quả để loại bỏ bọ gậy, ngăn ngừa muỗi đẻ trứng, giảm nguồn lây truyền bệnh.
Theo Bộ Y tế
15 ca mắc và nghi mắc sốt xuất huyết ở TP Hải Dương
Ngày 5/9, Trung tâm Y tế TP Hải Dương thông tin, từ ngày 24/7-4/9 trên địa bàn thành phố xuất hiện 15 trường hợp nghi mắc sốt xuất huyết. Trong đó có 3 mẫu xét nghiệm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho kết quả xét nghiệm mắc sốt xuất huyết Dengue D2.
Sau khi có kết quả xét nghiệm ca mắc sốt xuất huyết, UBND TP Hải Dương phối hợp thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như: phun hóa chất diệt muỗi tại các nhà dân xung quanh điểm phát sinh bệnh nhân nghi nhiễm.
Đồng thời, tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết trên hệ thống loa truyền thanh của các phường có người nghi nhiễm; hướng dẫn khu dân cư tổng vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, lật úp các dụng cụ chứa nước tiêu diệt bọ gậy...
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Căn nguyên sốt xuất huyết là do virus Dengue. Virus Dengue có 4 typ huyết thanh (Den1, Den2, Den3 và Den4). Ở Việt Nam có cả 4 typ huyết thanh này, vì vậy, một người có thể mắc cả 4 typ huyết thanh virus Dengue. Sốt xuất huyết lây truyền cho người chủ yếu bởi muỗi vằn và muỗi hổ châu Á.
Hà Nội: 2 ca tử vong do sốt xuất huyết chỉ trong nửa tháng Cả 2 bệnh nhân đều đến bệnh viện muộn với tình trạng bệnh nặng suy đa tạng. Thêm một bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết được ghi nhận hôm nay (1/9), tại Bệnh viện Bạch Mai. Đây là trường hợp thứ 2 ở Hà Nội tử vong do bệnh này chỉ trong nửa tháng qua. Điều đáng nói là cả 2...