Giải pháp ngăn chặn vi phạm bản quyền “Make in Vietnam” đầu tiên đạt chứng nhận bảo mật quốc tế
Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số trên môi trường mạng ( Sigma DRM) do Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia) phát triển, một sản phẩm “ Make in Vietnam”đạt tiêu chuẩn bảo mật quốc tế do Cartesian chứng nhận.
Năm 2019, Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia) đã công bố nghiên cứu và phát triển thành công giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số trên môi trường mạng, bằng cách kết hợp DRM (giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số) và Finger Print Online (giải pháp phát hiện nguồn phát tán nội dung). Đây là giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số trên môi trường mạng do các kỹ sư Việt Nam phát triển và làm chủ công nghệ.
Cho đến thời điểm hiện tại, Thủ Đô Multimedia là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất phát triển thành công giải pháp bảo vệ bản quyền trên môi trường số và phát hiện nguồn phát tán nội dung vi phạm bản quyền trên môi trường mạng.
Giải pháp Sigma DRM do Thủ Đô Multimedia phát triển được chứng nhận trên trang web chính thức của Cartesian
Vào tháng 12 năm 2019, giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung của Thủ Đô Multimedia (mang tên thương mại là Sigma DRM) cũng đã được tổ chức Cartesian kiểm định và chứng nhận đạt tiêu chuẩn bảo mật quốc tế. Với việc đạt được chứng nhận của Cartesian, Thủ Đô là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam, cũng là doanh nghiệp duy nhất của Đông Nam Á, là 1 trong 6 doanh nghiệp của châu Á đạt được chứng nhận này. Hiện nay Catersian đã chứng nhận giải pháp DRM cho 20 doanh nghiệp trên toàn cầu.
Thủ Đô không những ghi tên Việt Nam nằm trong Top 20 doanh nghiệp toàn cầu phát triển được giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số. Mà còn tạo cơ hội để các đơn vị sở hữu nội dung số của Việt Nam sử dụng giải pháp trong nước để ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền đang diễn ra tràn lan như hiện nay.
Chia sẻ về lý do Thủ Đô Multimedia lại quyết định đầu tư vào nghiên cứu và phát triển dự án DRM Finger Print Online này? Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng giám đốc Thủ Đô Multimedia cho biết: “Trong hai năm trở lại đây, Thủ Đô là đơn vị trong nước duy nhất đã phát triển hoàn thiện giải pháp truyền hình OTT tại Việt Nam, và trong đó, chúng tôi nhận thấy việc bảo vệ bản quyền đối với những hệ thống nội dung số (bao gồm bảo vệ nội dung truyền hình, video, nhạc, sách điện tử…) có vai trò quan trọng nhất, bởi nếu không bảo vệ được bản quyền thì ngoài những thiệt hại trực tiếp về kinh tế khi cung cấp nội dung cho người dùng, thì các hãng cung cấp nội dung lớn trên toàn cầu cũng từ chối hợp tác bởi đối tác phân phối không đảm bảo quyền bảo mật nội dung cho họ. Bằng chứng gần đây nhất là cúp C1 Châu Âu không được quyền phát tại Việt Nam vào năm 2017 do không bảo mật được bản quyền”.
Để phát triển được giải pháp mã hóa, bên cạnh đòi hỏi kinh nghiệm về bảo mật phần mềm, thì sự am hiểu sâu sắc về các thiết bị đầu cuối cũng là một điều kiện bắt buộc bởi toàn bộ quá trình giải mã diễn ra tại nơi này, hơn thế nữa, số lượng thiết bị trong lĩnh vực này trải khắp từ thiết bị di động đến các màn hình lớn trong nhà hay trong các rạp chiếu phim. Chính vì lý do đó, trên thế giới chỉ có các công ty lớn như: Apple, Microsoft, IBM tham gia vào phát triển giải pháp DRM; trong mảng truyền hình, cũng chỉ có hơn 10 công ty toàn cầu hiện đang phát triển và cung cấp giải pháp này như Nagravision, Conax, Viacess…
Video đang HOT
Giải pháp Sigma DRM được triển khai cho dịch vụ truyền hình OTT VTVcab On
Việc Thủ Đô vượt qua kiểm định của Cartesian – công ty kiểm định (Audit) tất cả các giải pháp DRM trên toàn cầu, đưa sản phẩm Sigma DRM của Thủ Đô Multimedia vào danh sách 20 giải pháp DRM đạt tiêu chuẩn bảo mật toàn cầu. Đây là thành quả quan trọng với Thủ Đô Multimedia, đồng thời chứng minh được năng lực trong lĩnh vực phát triển bảo mật của Việt Nam, cũng như mở ra cơ hội để giải pháp Sigma DRM có thể tiếp cận và cung cấp giải pháp cho các hãng truyền hình và công ty cung cấp nội dung số trong nước.
Có thể nói, việc một doanh nghiệp Việt Nam phát triển và làm chủ công nghệ bảo vệ bản quyền có ý nghĩa quan trọng khi mà tình trạng vi phạm bản quyền trên môi trường số ở Việt Nam rất nhức nhối và chưa có giải pháp để ngăn chặn triệt để. Để chống lại việc vi phạm bản quyền, ngoài việc tích hợp giải pháp bảo vệ nội dung (DRM) thì việc sử dụng giải pháp Finger Print Online nhằm phát hiện nguồn phát Video lậu và ngăn chặn kịp thời khi nội dung được thu và phát lại bằng các thiết bị quay màn hình là một cặp giải pháp hữu hiệu trong môi trường trực tuyến.
“Về năng lực bảo mật, giải pháp Sigma DRM hoàn toàn tương đương với các giải pháp đang được cung cấp trên toàn cầu”, ông Nguyễn Ngọc Hân phát biểu.
Việc một công ty trong nước như Thủ Đô Multimedia phát triển thành công giải pháp về bảo vệ nội dung số và được kiểm định bởi tổ chức uy tín sẽ mang lại lợi ích cho rất nhiều các đơn vị sản xuất, phân phối nội dung số của nước ta. Để bảo vệ bản quyền nội dung, hiện nay phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ nội dung của Việt Nam đang áp dụng giải pháp bảo mật DRM của nước ngoài.
Hạn chế của việc dùng các giải pháp bảo mật của nước ngoài là chi phí khá đắt đỏ-Với việc thành công của giải pháp Sigma DRM, Thủ Đô tự tin sẽ mang đến giải pháp quốc tế giá Việt Nam. Ngoài ra, vấn đề triển khai kết nối để lấy mã bảo mật từ máy chủ của nước ngoài khá phức tạp. Việc bảo vệ bản quyền nội dung hiện nay mới chỉ dừng ở mảng truyền hình là chủ yếu, tuy vậy, trong một số trường hợp cần bảo vệ, mã hóa nội dung liên quan đến an ninh (ví dụ mã hóa các thư điện tử hoặc file PDF) thì việc cấp mã bảo mật từ hệ thống máy chủ đặt ở nước ngoài đôi khi không đáp ứng được yêu cầu của nhiều đơn vị. Và lợi ích cuối cùng chính là sự phối hợp triển khai giữa các đơn vị trong nước với nhau sẽ gặp nhiều thuận lợi từ đàm phán thương mại, hỗ trợ vận hành, nâng cấp hệ thống.
Từ tháng 7/2019, việc kết hợp DRM và Finger Print Online được triển khai cho dịch vụ truyền hình VTVcab ON của tổng công ty truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab).
Theo info game
Bảo mật tại điểm cuối (Endpoint) Xu thế tất yếu bảo đảm an ninh trên không gian mạng
Trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng đang trở nên ngày một nghiêm trọng về cả về số lượng lẫn quy mô, các doanh nghiệp cũng đang dần ý thức được việc phải trang bị các giải pháp bảo mật toàn diện và cao cấp hơn.
Theo hãng phân tích và đánh giá thị trường Gartner, các doanh nghiệp cần phải trang bị đầy đủ các giải pháp An toàn thông tin (ATTT) để có thể phát hiện được mã độc, dấu hiệu các cuộc tấn công vào hệ thống của doanh nghiệp từ đó có những biện pháp phòng chống hợp lý. Nổi bật trong đó có giải pháp EDR (Endpoint Detection and Response - Phát hiện và xử lý sự cố tại từ điểm cuối - các máy tính tiếp xúc đầu tiên với những cuộc tấn công mạng) đã được Gartner khuyến nghị các doanh nghiệp/tổ chức sử dụng.
Về bản chất, EDR giống như một loạt các camera an ninh mạng đặt trên mỗi máy tính điểm cuối, để thu thập toàn bộ dữ liệu về các sự kiện xảy ra trên những thiết bị này. Sau đó chúng sẽ được tập hợp tại một cơ sở dữ liệu chung, và được phân tích dưới con mắt của các chuyên gia an ninh mạng, nhằm phát hiện sớm, điều tra và loại bỏ các mối nguy đối với hệ thống mạng.
Trước xu thế bảo mật mới này, tuy nhiên tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp/tổ chức vẫn chưa tiếp cận được giải pháp này, một phần vì các giải pháp EDR các hãng lớn nước ngoài đang có chi phí rất cao, phần vì lo lắng trong hỗ trợ khách hàng trong trường hợp khẩn cấp do đội ngũ hỗ trợ các hãng không ở trong phạm vi Việt Nam
Nắm nhu cầu này, trong vài năm trở lại đây công ty An ninh Mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS) đã tự nghiên cứu và phát triển giải pháp EDR của riêng mình mang tên VCS-aJiant. Bám sát theo các yêu cầu và hướng dẫn về giải pháp EDR hoàn chỉnh, VCS-aJiant mang tham vọng cạnh tranh ngang bằng với các giải pháp EDR của các hãng khác trên thế giới.
Giám sát sâu hệ thống để phát hiện sớm các hành vi đáng ngờ
Một trong những tính năng đáng chú ý đầu tiên của VCS-aJiant nằm ở công nghệ giám sát các hành vi ở mức sâu nhất của hệ thống là mức driver. Sử dụng công nghệ Filter Driver, tính năng Endpoint Security sẽ giám sát tất cả các hành vi liên quan đến việc xử lý tập tin (File), tiến trình (Process), bộ nhớ (Memory), Registry và mạng lưới (Network) trên máy tính người dùng và máy chủ - các Endpoint trong hệ thống thông tin của tổ chức và doanh nghiệp.
Công nghệ giám sát này cho phép VCS-aJiant xác định các hành vi đáng ngờ và sau đó chúng được đưa về hệ thống Back-End để phân tích tập trung. Việc giám sát sâu các hành vi của hệ thống giúp VCS-aJiant sớm phát hiện ra các hành vi đáng ngờ cũng như nguồn gốc dữ liệu liên quan đến các hành vi đó.
Dựa trên việc giám sát sâu trong hệ thống, VCS-aJiant có thể phát hiện ngay cả khi mới chỉ có các dấu hiệu của hoạt động tấn công thay vì phải đợi đến khi có những hậu quả của việc hệ thống bị xâm phạm. Điều này không chỉ giúp các nhà quản trị được cảnh báo sớm về các hành vi đáng ngờ, trước khi việc xâm phạm hệ thống được diễn ra, mà còn cho phép VCS-aJiant nhận diện và phân loại mức độ cảnh báo đối với từng hoạt động này.
Mọi sự kiện sẽ được lưu lại trên VCS-aJiant
Khả năng tích hợp của các sản phẩm trong hệ sinh thái
Cho dù có khả năng nhận diện sớm các hành vi đáng ngờ, nhưng các giải pháp EDR cũng có thể trở nên kém hiệu quả nếu không được tích hợp và đồng bộ với các sản phẩm bổ trợ trong hệ sinh thái. Trong khi đó, giải pháp VCS-aJiant không chỉ có khả năng hoạt động độc lập mà khi được đặt trong hệ sinh thái các giải pháp các giải pháp bảo mật của công ty An ninh mạng Viettel kết hợp với đội ngũ chuyên gia ATTT chất lượng cao, các doanh nghiệp/tổ chức được đặt trong 1 lớp bảo vệ an toàn chống lại những cuộc tấn công có chủ đích và nâng cao từ tin tặc.
Kinh nghiệm và tri thức bên trong sản phẩm
Với việc là một nhà mạng (ISP) lớn nhất Việt Nam và mở rộng tại 10 thị trường khác nhau trên thế giới, việc VCS-aJiant được "thực chiến" để bảo vệ hạ tầng và mạng lưới của hệ thống mạng của Viettel giúp giải pháp này có lợi thế vượt trội so với các đối thủ khi có rất nhiều kinh nghiệm và nguồn tri thức tấn công dồi dào.
Điều đó cho thấy, VCS-aJiant không chỉ xứng đáng là một trong những giải pháp EDR hàng đầu tại thị trường Việt Nam mà đang trên đường trở thành sản phẩm bảo mật cạnh tranh với các đối thủ trên trường quốc tế.
Theo GenK
Thời thế đã thay đổi, khả năng Mac bị dính adware bây giờ còn nhiều gấp đôi so với PC Windows Vận đã đổi, và sao cũng đã dời. Đã từng có một thời máy Mac gần như là miễn nhiễm với malware, và đây cũng là một điểm mạnh của Mac so với PC Windows. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì việc phát hiện malware trên PC cũng đã được cải thiện rất nhiều, và Windows cũng được bảo mật tốt...