Giải pháp nào để phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não?
Cùng với điều trị các loại bệnh như viêm đa khớp, thoát vị đĩa đệm, tự kỷ…, thời gian gần đây, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến phục hồi sau chấn thương sọ não rất hiệu quả.
Hậu quả khó lường
Trường hợp bà Lê Thị Vỹ (65 tuổi) ở xã Diễn Kỷ (Diễn Châu) bị chấn thương sọ não sau tai nạn giao thông vào tháng 8/2018. Ông Trần Xuân Lương – chồng bà Vỹ cho biết, vụ tai nạn đó đã khiến cho bà Vỹ mất hoàn toàn trí nhớ, không hề biết mình là ai, không hề có một phản xạ nào. Suốt quá trình điều trị ở bệnh viện Trung ương, bệnh viện tỉnh, gia đình phải phục vụ hoàn toàn. Thế nhưng, điều mà gia đình ông Lương phấn khởi nhất là từ ngày nhập viện phục hồi chức năng bà Vỹ đã nhận biết được người thân.
“Vụ tai nạn thảm khốc đã khiến cho vợ tôi mất hoàn toàn trí nhớ, không hề biết mình là ai, không hề có một phản xạ nào.”
Ông Trần Xuân Lương – chồng bà Vỹ
Bà Lê Thị Vỹ (65 tuổi) ở xã Diễn Kỷ (Diễn Châu) bị chấn thương sọ não hiện đang điều trị tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh: Đức Anh
Bệnh nhân Nguyễn Thị Lợi (65 tuổi) ở xã Nghi Hợp (Nghi Lộc) cũng bị chấn thương sọ não do tai nạn ô tô. Trải qua 2 đợt phẫu thuật tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương, sau 6 tháng điều trị, bà Lợi được chuyển về Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An để phục hồi, chăm sóc sau phẫu thuật. Trước khi về Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, bà Lợi không có cảm giác gì khi người khác gọi; ăn, uống của bà hoàn toàn phải đặt ống xông.
Khi về Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, bà Nguyễn Thị Lợi được GS.TS.BS Nguyễn Văn Chương – Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh học – Bệnh viện 103, Chuyên viên Thần kinh học Viện Quân y, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thần kinh học Việt Nam, Chủ tịch Hội Chống đau Hà Nội trực tiếp thăm khám và đưa ra phác đồ phục hồi cụ thể. Vì thế, sức khỏe của bà Lợi rất tiến triển như đã có cảm giác khi nghe người khác gọi tên mình, có cảm giác đau ở tay, chân khi người nhà chạm vào… gia đình rất phấn khởi.
Châm cứu – một trong những phương pháp điều trị cho bệnh nhân liệt tay, chân tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh: Đức Anh
Quá trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân chấn thương sọ não đòi hỏi phải toàn diện, đảm bảo đúng nguyên tắc và có sự phối hợp tốt giữa các thành viên trong nhóm điều trị. Một chương trình phục hồi chức năng tốt sẽ giúp bệnh nhân sớm hồi phục, có thể lấy lại được tối đa các hoạt động chức năng và cải thiện được chất lượng cuộc sống.
GS.TS.BS Nguyễn Văn Chương – Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh học – Bệnh viện 103
GS.TS.BS Nguyễn Văn Chương cho biết: Chấn thương sọ não là tình trạng tổn thương não do nguyên nhân chấn thương, dẫn đến những rối loạn về tri giác, nhận thức, vận động, cảm giác giác quan và ngôn ngữ. Chấn thương sọ não có thể được chia thành 2 nhóm chính dựa trên sinh lý bệnh học là tổn thương nguyên phát và tổn thương thứ phát: Các dạng tổn thương nguyên phát thường gặp: tụ máu ngoài màng cứng, tụ máu dưới màng cứng, xuất huyết dưới nhện, xuất huyết não thất, xuất huyết trong não, dập não, tổn thương sợi trục lan tỏa, tổn thương chất xám sâu.
Các dạng tổn thương thứ phát thường gặp: thoát vị não, phù não, nhồi máu não hoặc thiếu máu não sau chấn thương. Ngoài ra các triệu chứng lâm sàng cũng như tình trạng khiếm khuyết, giảm khả năng gây ra bởi chấn thương sọ não là rất đa dạng. Do đó, quá trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân chấn thương sọ não đòi hỏi phải toàn diện, đảm bảo đúng nguyên tắc và có sự phối hợp tốt giữa các thành viên trong nhóm điều trị. Một chương trình phục hồi chức năng tốt sẽ giúp bệnh nhân sớm hồi phục, có thể lấy lại được tối đa các hoạt động chức năng và cải thiện được chất lượng cuộc sống.
Phương pháp điều trị
Để phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân sau chấn thương sọ não, Bệnh viện PHCN Nghệ An đã có nhiều phác đồ điều trị khác nhau, đặc biệt phối hợp giữa vật lý trị liệu và đông y. Ảnh: Đức Anh
Th.s Thái Thị Xuân – Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An cho biết: Bệnh nhân khi đến điều trị sau chấn thương sọ não tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An được sự tư vấn, chữa trị, giám sát của các thầy thuốc có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm phục hồi cũng như giữa nhóm phục hồi với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Với sự phối hợp của nhiều chuyên gia, nhiều khoa, sau khi bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực, kiểm soát tốt tình trạng huyết động, áp lực nội sọ và các dấu hiệu sinh tồn khác, cần phải cho bệnh nhân vận động sớm.
Các chuyên gia của ngành phục hồi chức năng nghiên cứu đã chứng minh, việc cho bệnh nhân vận động sớm không chỉ giúp hạn chế được các thương tật thứ cấp mà còn giúp bệnh nhân cải thiện chức năng vận động cũng như nhận thức nhanh hơn.
Th.s Thái Thị Xuân – Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An
Video đang HOT
Các y, bác sỹ chăm sóc bệnh nhân phục hồi sau chấn thương sọ não. Ảnh: Đức Anh
Các bài tập được áp dụng gồm:
- Tập vận động theo tầm vận động khớp;
- Hướng dẫn bệnh nhân tự xoay trở hoặc giúp họ thay đổi tư thế nếu tri giác còn kém;
- Cho bệnh nhân ngồi dậy sớm, chuyển sang ghế tựa cạnh giường, tập đứng và đi càng sớm càng tốt nếu tình trạng huyết động, tri giác và chức năng vận động cho phép;
- Hướng dẫn bệnh nhân các bài tập thở, tập ho nhằm dự phòng biến chứng về hô hấp; Tiếp tục duy trì chương trình dinh dưỡng, chăm sóc và dự phòng các thương tật thứ cấp;
- Duy trì mức độ vận động và sự toàn vẹn của các khớp chức năng;
- Tăng cường tiếp xúc, nói chuyện với bệnh nhân nhằm cải thiện tình trạng tri giác, nhận thức và ngôn ngữ;
- Hướng dẫn, hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các bài tập vận động chức năng trên giường, bên cạnh giường và chức năng đi lại; Kiểm soát trương lực cơ, khả năng thăng bằng và điều hợp, chỉnh dáng đi;
- Cung cấp dụng cụ chỉnh hình như nẹp cổ bàn tay, nẹp AFO nhằm dự phòng hoặc điều trị biến dạng co rút chi;
- Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các dụng cụ trợ giúp di chuyển như xe lăn, khung tập đi, nạng, gậy…
Các bài tập được áp dụng gồm: Tập vận động theo tầm vận động khớp; Hướng dẫn bệnh nhân tự xoay trở hoặc giúp họ thay đổi tư thế nếu tri giác còn kém; Cho bệnh nhân ngồi dậy sớm, chuyển sang ghế tựa cạnh giường, tập đứng và đi càng sớm càng tốt nếu tình trạng huyết động, tri giác và chức năng vận động cho phép; Hướng dẫn bệnh nhân các bài tập thở, tập ho nhằm dự phòng biến chứng về hô hấp; Tiếp tục duy trì chương trình dinh dưỡng, chăm sóc và dự phòng các thương tật thứ cấp;
Duy trì mức độ vận động và sự toàn vẹn của các khớp chức năng; Tăng cường tiếp xúc, nói chuyện với bệnh nhân nhằm cải thiện tình trạng tri giác, nhận thức và ngôn ngữ; Hướng dẫn, hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các bài tập vận động chức năng trên giường, bên cạnh giường và chức năng đi lại; Kiểm soát trương lực cơ, khả năng thăng bằng và điều hợp, chỉnh dáng đi; Cung cấp dụng cụ chỉnh hình như nẹp cổ bàn tay, nẹp AFO nhằm dự phòng hoặc điều trị biến dạng co rút chi; Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các dụng cụ trợ giúp di chuyển như xe lăn, khung tập đi, nạng, gậy…
Y tá đang tập vận động khớp tay cho bệnh nhân chấn thương sọ não. Ảnh: Đức Anh
Bên cạnh vận động trị liệu, cần áp dụng song song chương trình hoạt động trị liệu nhằm giúp bệnh nhân đạt được tối đa có thể mức độ độc lập chức năng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Cách sinh hoạt phục hồi sau chấn thương
Khi đã bị tổn thương não thì chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Để phục hồi sau chấn thương sọ não, người bệnh và gia đình cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ. Đối với những bệnh nhân chấn thương nặng, quá trình hồi phục chậm, phải luôn thận trọng để tránh xuất hiện các vấn đề như vận động khớp, loét da, nhiễm trùng và các chức năng sinh lý khác.
Khi bệnh nhân đã được điều trị qua khỏi tình trạng cấp tính có thể được hướng dẫn bằng một chương trình phục hồi chức năng qua các giai đoạn. Trong giai đoạn cuối cùng, phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân đạt được mức độ độc lập tối đa khi trở về gia đình, có thể trở lại với công việc cũ hoặc tiếp cận với một nghề mới phù hợp với tình trạng chức năng hiện tại.
Hỗ trợ bệnh nhân đi dạo là 1 trong những giải pháp giúp bệnh nhân nhanh bình phục. Ảnh tư liệu Thành Cường
Với những bệnh nhân chấn thương sọ não, phục hồi sau chấn thương là khoảng thời gian giúp họ lấy lại sức khỏe cũng như tinh thần của mình. Vì vậy, nếu việc chăm sóc diễn ra tốt đẹp, bệnh nhân và gia đình tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ thì khả năng bình phục của họ sẽ nhanh hơn và người bệnh có cơ hội tái nhập cộng đồng cao hơn.
Theo baonghean
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng phục hồi chức năng
Thoát vị đĩa đệm cột sống là một trong số những vấn đề bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh không chỉ xuất hiện ở những người trung và cao tuổi mà ngay cả những người trẻ tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao. Thời gian qua, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Hậu quả nặng nề
Hướng dẫn người bệnh luyện tập tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh: Thành Cường
Thoát vị đĩa đệm cột sống là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống. Về giải phẫu bệnh có sự đứt rách vòng sợi, về lâm sàng gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình (đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng);
Ngoài ra còn có thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây nên hội chứng thần kinh vai tay, hoặc bệnh nhân có thể đau vai gáy, cứng gáy, teo cơ cánh tay, liệt tay, đau đầu...; Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực cũng thường xảy ra và trên lâm sàng có chèn ép đám rễ thần kinh liên sườn, cạnh sống gây nên hội chứng đau thần kinh liên sườn, bệnh nhân có thể khó thở, đau tức ngực...
Hỗ trợ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đang điều trị, phục hồi chức năng tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh tư liệu Thành Cường
Thoát vị đĩa đệm thường để lại những hậu quả và biến chứng nguy hiểm như chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống gây các triệu chứng đau, tê, teo cơ, liệt cơ. Khi rễ thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân khó vận động các chi.
Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh có thể bị tàn phế do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy cổ.
Khi bị chèn ép, các dây thần kinh vùng thắt lưng cũng có thể dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Các chi dần bị teo cơ, có thể mất khả năng lao động và vận động.
Hiện có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng. Bệnh xảy ra ở khoảng 30% dân số, hay gặp ở lứa tuổi lao động từ 20 - 55 tuổi.
Thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh tư liệu Thanh Hiền
Thời gian qua, rất nhiều bệnh nhân khắp nơi trong tỉnh đã tìm đến Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An để khám, điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân Nguyễn Văn Nam ở Hưng Tân (Hưng Nguyên) năm nay 50 tuổi, tới điều trị tại bệnh viện trong tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, gây các triệu chứng đau, tê, teo cơ, liệt cơ dẫn đến khó khăn trong vận động. Ban đầu do chủ quan thấy cơ thể đau, cứng các cơ, ông không đi khám ngay mà vẫn chịu đựng cơn đau, đi làm việc bình thường. Sau thời gian, các cơn đau ngày càng dày hơn dẫn đến tê buốt các chi, khó khăn trong vận động.
"Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, bệnh đã đỡ hơn rất nhiều. Hiện những cơn đau của ông đã giảm, đi lại vận động dễ dàng hơn".
Bệnh nhân Nguyễn Văn Nam ở Hưng Tân (Hưng Nguyên)
Còn bệnh nhân Ngô Đức Mạnh (phường Hưng Phúc, TP. Vinh) năm nay 43 tuổi, hiện là công nhân của một doanh nghiệp. Anh nhập viện trong tình trạng đau vùng cột sống thắt lưng.
Ban đầu chỉ là những cơn đau nhỏ, sau đó cơn đau diễn ra liên tục ảnh hưởng lớn đến công việc của anh.
Bệnh nhân Ngô Đức Mạnh (phường Hưng Phúc, TP. Vinh)
Để điều trị cho anh Mạnh, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã có phác đồ cụ thể kết hợp giữa đông và tây y, như điều trị vật lý trị liệu bằng nhiệt hồng ngoại, paraffin, sóng ngắn, điện phân, điện xung, giao thoa... xoa bóp, nắn chỉnh cột sống...
Phương pháp điều trị
Đọc phim chẩn đoán phương pháp điều trị cho bệnh nhân gãy xương tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh tư liệu Thanh Hiền
Thạc sỹ Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An cho biết: Tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, để điều trị hiệu quả cho người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống, bệnh viện đã đưa ra những phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh nhân theo nguyên tắc phối hợp điều trị thuốc, phục hồi chức năng.
Tùy tình trạng của người bệnh để bệnh viện xác định điều trị thời gian nhanh hay lâu. Hiện có khoảng 90 - 95% tổng số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống được điều trị bảo tồn bằng nội khoa kết hợp với các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
Thạc sỹ Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An
Cụ thể như:
Giai đoạn cấp nằm nghỉ ngơi tại chỗ, trên đệm cứng, bất động ở tư thế nằm không mang tải. Điều trị vật lý trị liệu bằng nhiệt hồng ngoại, paraffin, siêu âm điều trị, sóng ngắn, điện phân, điện xung, giao thoa... Bài tập nhẹ nhàng thụ động, chủ động, có trở kháng và co cơ đẳng trường. Sau giai đoạn cấp, bệnh nhân đỡ đau có thể điều trị thêm kéo giãn cột sống thắt lưng, ngực, kéo giãn cột sống cổ bằng máy kéo giãn cột sống để gia tăng lỗ liên đốt, giảm chèn ép rễ thần kinh.
Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An còn kết hợp điều trị bằng y học cổ truyền như sử dụng các dạng thuốc sắc hoặc thuốc viên hoàn tán. Tùy theo từng thể loại bệnh chẩn đoán theo YHCT để có các "pháp điều trị" theo đối pháp lập phương khác nhau. Bên cạnh đó, người bệnh còn được xoa bóp, nắn chỉnh cột sống bằng cách dùng các thủ thuật "phát, day, ấn, bóp, bấm, đẩy" tác động vào vùng lưng, cột sống, theo đường đi của dây thần kinh tương ứng với các vùng bị bệnh; hoặc sử dụng châm cứu (điện châm hoặc Laser châm) tùy theo từng vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống và vùng dây thần kinh bị chèn ép để chỉ định các huyệt châm cứu cho phù hợp.
Các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện PHCN tập vận động. Ảnh tư liệu Đức Anh
Để hiệu quả hơn trong điều trị, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã thành lập Đơn vị chống đau có sự hỗ trợ của Giáo sư Nguyễn Văn Chương - Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh học, Bệnh viện 103, chuyên viên Thần kinh học Viện Quân Y, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thần kinh học Việt Nam, Chủ tịch Hội Chống đau Hà Nội. Được biết, ngoài các phương pháp điều trị trên, hiện nay Giáo sư Nguyễn Văn Chương đã áp dụng phương pháp điều trị tiêm ngoài màng cứng và phóng bế trong điều trị thoát vị đĩa đệm.
Bệnh viện PHCN Nghệ An: Tiên phong thành lập Trung tâm Phục hồi chức năng đột quỵ và Đơn vị chống đau. Ảnh tư liệu Lâm Tùng
Giáo sư Nguyễn Văn Chương cho biết: Chỉ định tiêm ngoài màng cứng áp dụng trên những người mắc bệnh ở giai đoạn 3 (giai đoạn người bệnh bị đau rễ thần kinh thời kỳ kích thích). Phương pháp này đòi hỏi bác sỹ phải có kỹ thuật chuyên khoa và sự cảm nhận tinh túy của bàn tay; khi đưa kim và điều chỉnh kim vào đúng khung ngoài màng cứng. Kỹ thuật tuy đơn giản, nhưng đòi hỏi phải thật thận trọng, không nóng vội mà đưa kim quá mạnh vào khoang dưới nhện.
Trong thời gian tiêm màng cứng, người bệnh còn được điều trị kết hợp kéo dãn cột sống thắt lưng trên giường chuyên dụng có tác dụng "duỗi cột sống" làm rộng khoang gian dốt, khớp. Kết quả sau điều trị cho thấy, gần 100% bệnh nhân vận động, ưỡn, đứng lên, cúi xuống... gần bình thường, 87,5% hết co cứng cơ ở rãnh cột sống, 85% hết lệch vẹo cột sống, đường cong sinh lý được tái lập... Người bệnh chỉ phải nằm viện 15 - 20 ngày.
Giáo sư Nguyễn Văn Chương - Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh học, Bệnh viện 103
Theo Báo Nghệ An
Bệnh nhân đột quỵ nên được tập phục hồi chức năng sớm Hiện nay bệnh nhân sau đột quỵ não đã được tập phục hồi chức năng sớm (có thể 48 giờ sau khi bị đột quỵ, khi tình trạng đã ổn định). Ảnh: Liên Châu Theo PGS-TS Lương Tuấn Khanh, Giám đốc Trung tâm phục hồi chức năng (PHCN) - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), tổn thương não (do chấn thương, viêm não,...