Hiện nay bệnh nhân sau đột quỵ não đã được tập phục hồi chức năng sớm (có thể 48 giờ sau khi bị đột quỵ, khi tình trạng đã ổn định).
Ảnh: Liên Châu
Theo PGS-TS Lương Tuấn Khanh , Giám đốc Trung tâm phục hồi chức năng (PHCN) – Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), tổn thương não (do chấn thương, viêm não, đột quỵ não, lao não, viêm màng não, u não…) là nguyên nhân gây di chứng liệt, rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ… Với người trưởng thành, đột quỵ não là nguyên nhân chính gây các di chứng trên và ngày càng gặp nhiều hơn.
Khoảng 50% bệnh nhân (BN) đột quỵ não trong số 1.500 BN điều trị PHCN mỗi năm. Đáng lưu ý, trên 50% BN sống sót sau đột quỵ não thì chức năng bàn tay (chi trên) không phục hồi được các chức năng ban đầu của chi trên.
Để đạt được hiệu quả tối đa trong PHCN giúp BN bình phục, các bác sĩ PHCN đã phối hợp với bác sĩ điều trị đột quỵ não để có chỉ định PHCN sớm nhất cho bệnh nhân. Thay vì trì hoãn hết đợt điều trị đột quỵ có thể kéo dài đến 2 – 3 tuần, hiện nay BN sau đột quỵ não đã được tập PHCN sớm (có thể 48 giờ sau khi bị đột quỵ, khi tình trạng đã ổn định).
Trị liệu PHCN ( ảnh ) bao gồm phục hồi chức năng vận động bàn tay (giúp BN có thể chăm sóc bản thân); tập nhận thức (trí nhớ, định hướng); ngôn ngữ trị liệu (nhiều BN sau đột quỵ não mất ngôn ngữ) hoặc rối loạn nuốt (gây hít sặc phổi gây viêm phổi tăng nguy cơ tử vong)…
TS Lương Tuấn Khanh cũng lưu ý có xu hướng gia tăng các BN trẻ (dưới 45 tuổi) bị đột quỵ não. Các BN này hiện chiếm khoảng 5 – 10% các trường hợp bị đột quỵ vào điều trị, trong khi nhiều năm trước rất hiếm gặp.
Theo Thanh niên
Cơn đột quỵ khiến một gia đình ly tán
Sau khi đột quỵ, Judi Green (Australia) không chỉ mất chồng mà còn bị hai con xa lánh.
Năm 1995, Judi Green 39 tuổi, giáo viên trường trung học Tamworth (Australia), bị xuất huyết não trong lúc lái xe. May mắn sống sót, song bà không thể nói một câu hoàn chỉnh, mất hoàn toàn ký ức và tệ hơn là không nhận ra được hai đứa con của mình.
Sau bốn tuần điều trị tại bệnh viện, Judi trở về nhà nhưng đó không còn là tổ ấm trước kia. Do tâm tính thay đổi, Judi nhìn con gái Portia lúc ấy mới bốn tuổi như người xa lạ, thậm chí gọi nhầm tên cô bé.
"Tôi thực sự bối rối, chẳng hiểu tại sao mẹ lại không nhận ra tôi", Portia hiện 27 tuổi chia sẻ với ABC . Thấy mẹ thay đổi hoàn toàn, Portia vô cùng giận dữ và bối rối. Alexander, anh trai Portia, cũng từ chối nói chuyện với mẹ.
Hôn nhân của Judi cũng đi vào ngõ cụt. Chồng giành quyền nuôi hai đứa trẻ, Judi mới gượng dậy sau tai nạn chỉ được gặp con vào Giáng sinh và ngày sinh nhật các bé.
Judi bên hai con. Ảnh: ABC.
Đến lúc này, Judi quyết tâm lấy lại những gì mình đã mất: kỹ năng, trí nhớ và cả gia đình. Bà chuyển đến Sydney để học lại cách nói chuyện và vận động.
"Mọi thứ cực kỳ khó khăn", Judi nói. "Tôi phải học nói bằng cách nhìn mọi người. Mất đến 8 năm tôi mới có thể chạy được". Trong thời gian phục hồi chức năng, Judi vẫn kiên trì tới Tamworth mỗi tháng để gặp các con bất chấp việc bị cả Alexander lẫn Portia phớt lờ.
11 năm kể từ cơn đột quỵ, Judi hàn gắn mối quan hệ với Alexander sau một lần đến dự buổi triển lãm nghệ thuật của con trai. Trong khi đó, Portia trở thành y tá chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ và dần hiểu ra mẹ mình đã trải qua muôn vàn khó khăn như thế nào.
"Tôi chợt nhận ra mọi câu chuyện đều có hai mặt", Portia bộc bạch. "Tôi không thể tưởng tượng nổi mẹ đã vất vả như thế nào".
Qua công việc, Portia biết rằng chấn thương não có thể thay đổi nhân cách cũng như xóa đi trí nhớ của bệnh nhân. Nhờ anh trai giúp đỡ, cô cuối cùng cũng nối lại quan hệ với mẹ.
Judi hiện nay bên con gái Portia. Ảnh: ABC.
Hiện nay Judi đã tái hôn. Bất chấp dự đoán ngày trước của bác sĩ, bà giờ đây có thể tự mình lái xe, sử dụng điện thoại di động, du lịch và nấu ăn. Judi cũng gặp các con hàng tuần và còn phụ chăm cháu ngoại.
Trải qua nhiều thử thách, giờ Judi đã lấy lại cuộc sống của mình. "Bất cứ ai cũng có hy vọng", Judi nhắn nhủ.
Phúc Lương
Theo VNE
Người đàn ông ngồi 'không nhúc nhích' hơn 50 tiếng ở tiệm cà phê Internet, nhân viên tá hỏa phát hiện sự thật Một người đàn ông 42 tuổi ở Thâm Quyến, Trung Quốc đã phải nhập viện gấp vì đột quỵ sau khi các nhân viên tại một quán cà phê Internet ở đó phát hiện ra ông ta đã không đứng dậy khỏi chỗ ngồi trong suốt 50 giờ đồng hồ. Theo những gì CCTV ghi lại, người đàn ông này đã đến quán...
Tin mới nhất
Tai nghe Sony bỗng dưng phát nổ, cậu bé người Trung Quốc bị bỏng 4 ngón tay
08:20:23 02/03/2021
Chúng ta thường nghe về các vụ nổ của điện thoại thông minh, máy tính xách tay và xe máy điện. Nhưng còn tai nghe thì sao?
Điều xảy ra với cơ thể khi bạn uống cà phê ngay khi ngủ dậy
05:54:35 02/03/2021
Uống cà phê khi bụng đói có thể khiến bạn buồn ngủ hơn, tăng cân, có cảm giác bồn chồn…
Viêm thanh quản có tiến triển thành ung thư?
23:04:54 01/03/2021
Viêm thanh quản mạn có thể xuất hiện các khối u thực thể ở thanh quản như: hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh, polyp dây thanh sẽ gây ra căng dây thanh âm, thương tích hoặc tăng trưởng trên các dây thanh âm và nguy hiểm nhất là ung thư ...
Kịp thời phẫu thuật lấy ra 10 viên nam châm trong ruột bệnh nhi
21:04:21 01/03/2021
Ngày 1/3, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh phẫu thuật lấy thành công dị vật có từ tính (nam châm) trong bụng bệnh nhi Đ.M.Đ (5 tuổi, trú quán tại phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh). Đây là ca bệnh hiếm gặp, nếu không được phẫu thuật kị...
Bé gái 3 tuổi ngã từ tầng 12 ở chung cư không bị chấn thương sọ não
21:01:44 01/03/2021
Mặc dù ngã từ tầng cao ở chung cư xuống nhưng bé gái 3 tuổi được anh Nguyễn Ngọc Mạnh đỡ đã không bị chấn thương sọ não.
Nam thanh niên 19 tuổi bị suy sinh dục
20:59:37 01/03/2021
Bệnh nhân có các biểu hiện như tinh hoàn kích thước nhỏ, lông mu, nách không phát triển, giọng nói cao.
Ngoạn mục cứu sống bệnh nhân thoát 'cửa tử'
20:04:52 01/03/2021
Ngày 1-3, bác sĩ Nguyễn Đình Quang, Trưởng khoa Nội thần kinh cho hay, các bác sĩ vừa cứu sống ngoạn mục một bệnh nhân lớn tuổi bị hôn mê sâu, liệt tứ chi do đột quỵ, nhưng chỉ sau 1 ngày vào viện cấp cứu, bà Trần Thị Thuận, 68 tuổi, ng...
Cứu sản phụ mắc tan máu bẩm sinh
20:03:55 01/03/2021
Sản phụ nhập viện và có hiện tượng cạn ối, suy thai, thiếu máu nặng, nguy cơ tử vong cao trên nền bệnh tan máu bẩm sinh.
Giun đũa chui vào ổ bụng qua lỗ thủng ruột non
19:57:46 01/03/2021
Khi nội soi ổ bụng, các bác sĩ phát hiện bệnh nhi có lỗ thủng ở túi thừa ruột non khiến giun đũa dài 25 cm chui qua.
Hàng trăm con giun tóc sống trong cơ thể bệnh nhân
19:56:42 01/03/2021
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nôn ra dịch hồng lẫn máu, đau tức thượng vị ngực trái, khó tiểu.
Song thai chào đời, một bé còn nằm trong bọc ối
19:44:11 01/03/2021
Theo các chuyên gia, những trường hợp sinh con nằm nguyên trong túi ối rất hiếm gặp, có tỷ lệ 1/80.000 ca.
Nửa đêm thức giấc đi vệ sinh, cụ ông bỗng đột quỵ nguy kịch
19:33:52 01/03/2021
Giữa khuya thức dậy, cụ ông 84 tuổi bỗng đột quỵ, liệt nửa người. 5 giờ sau bệnh nhân mới được chuyển đến bệnh viện nhưng điều kỳ diệu là sau 10 phút cấp cứu, cụ được cứu sống và hồi phục gần như hoàn toàn.
5 dấu hiệu nguy hiểm ‘tố cáo’ bạn đang ăn quá nhiều bánh mì
19:28:02 01/03/2021
Tác động nhận thức của chế độ ăn nhiều bánh mì có thể kéo dài hơn bạn mong đợi.
Chớ bao giờ tắm biển nếu bạn thấy 'sóng vuông' vì cực kỳ nguy hiểm
19:26:54 01/03/2021
Hãy đừng xuống tắm biển nếu thấy sóng vuông. Nếu đang tắm biển mà nhìn thấy sóng vuông, nên lên bờ ngay lập tức, theo The Sun.
Mắc bệnh lạ, chỉ cần giật mình đột ngột, hai chị em có thể mất mạng
19:26:51 01/03/2021
Chỉ cần bị giật mình đột ngột, hai cô bé ở Vương quốc Anh có thể mất mạng. Cả hai mắc một căn bệnh lạ khiến việc hốt hoảng hay giật mình có thể dẫn đến tử vong do đau tim.
Chuyên gia nói về 6 sai lầm cần tránh khi đi bộ thể dục
19:25:14 01/03/2021
Đi bộ thì quá dễ dàng, chỉ cần mang đôi giày vào và đi. Nhưng nếu bạn đi bộ như một cách tập thể dục thì hãy xem các chuyên gia nói gì để tối đa hóa lợi ích của việc đi bộ thể dục.
Đừng tự hại mình bằng giảm cân “thần tốc”
13:25:01 01/03/2021
Sau tết Nguyên đán 2021, nhiều chị em có cảm giác cơ thể béo lên, muốn giảm cân thần tốc bằng một số loại sản phẩm được quảng cáo đảm bảo hiệu quả đang rao bán tràn lan trên mạng.
10 thức ăn, đồ uống nên tránh, kẻo chồng “yếu”, vợ hết ham muốn
13:17:05 01/03/2021
Một số đồ ăn nhẹ là liều thuốc kích thích tình dục hoàn hảo, nhưng những món khác có thể chấm dứt hoàn toàn đêm ngọt ngào của bạn.
Trẻ dị ứng tôm, cá, sữa...: Chuyên gia mách cách bổ sung dinh dưỡng thay thế cho con
13:13:14 01/03/2021
Dị ứng thực phẩm là một trong những tình trạng thường thấy ở trẻ nhỏ.
Chuyên gia chỉ 2 điều chẳng mấy ai để ý khi nấu ăn làm mất chất, tạo chất độc hại
13:11:05 01/03/2021
Việc thường xuyên ăn các món đồ chiên, rán ở nhiệt độ cao không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, mà còn có nguy cơ mắc bệnh.
Ăn nhiều đu đủ có thể giúp giảm cân?
13:04:11 01/03/2021
Đu đủ là một thực phẩm tuyệt vời để thêm vào chế độ ăn uống, chúng cung cấp chất dinh dưỡng và chất xơ có thể giúp hỗ trợ mục tiêu giảm cân của bạn.
Phình động mạch não: Rất nguy hiểm nếu vỡ
13:01:41 01/03/2021
Phình động mạch não (ĐMN) là một túi phình hình thành trên thành ĐMN, thường có dạng hình túi, đôi khi có hình thoi, có thể vỡ ra gây chảy máu màng não hoặc não.
Khuyến cáo mới ứng phó với “dị ứng mùa xuân”
12:58:20 01/03/2021
Nhiều người thường bị các triệu chứng: Hắt hơi, ho, sổ mũi, ngứa mắt và tắc nghẽn mũi khi mùa xuân đến. Đây là các triệu chứng thường gặp đối với những bị dị ứng theo mùa.
Người có gan xấu sẽ “bốc mùi” ở 3 nơi này và 3 loại thực phẩm tốt nhất không nên đụng đến
12:47:03 01/03/2021
Gan là cơ quan duy nhất không có dây thần kinh đau, thường được gọi là cơ quan câm.
Hậu vui Xuân, cẩn trọng dễ bị đột quỵ
12:41:20 01/03/2021
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ.