Giải pháp nào cho phát triển điện mặt trời mái nhà
Sử dụng nguồn điện từ hệ thống điện mặt trời mái nhà giúp giải bài toán an ninh năng lượng và giảm giá điện bán lẻ cho người dân, doanh nghiệp.
Giá giảm 10 – 15% so với bán điện bán lẻ
Tại Tọa đàm “Điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp: Nhu cầu, lợi ích và giải pháp phát triển”, ông Võ Tân Thành – Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết: trong những năm qua, chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế lăng lượng hóa thạch và chuyển dần sang việc sử dụng năng lượng tái tạo. Đặc biệt, khi Chính phủ có Quyết định số 11 năm 2017 và Nghị quyết 13 năm 2020, đây là cú hích rất lớn để tạo đà cho việc phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
“Chính từ những biện pháp mạnh mẽ đó, trong những năm qua, năng lượng mặt trời đã phát triển rất mạnh. Tính lũy kế, đến ngày 31/12/2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời đạt 19.400 MW. Trong đó, năng lượng mặt trời áp mái cũng đã phát triển rất nhanh, với trên 100.000 công trình trong 2 năm 2019-2020. Riêng trong năm 2020, tổng công suất điện mặt trời đã đạt 10,6 tỷ KW, trong đó điện mặt trời mái nhà đạt 10,6 tỷ KW. Đây là một tỷ lệ rất cao. Tính chung lại, tổng công suất lắp đặt của điện mặt trời chiếm 25% tổng công suất phát điện của Việt Nam. Việt Nam cũng là nước được đánh giá đi đầu Đông Nam Á và cao hơn Cộng hòa Liên bang Đức về tỷ trọng lắp đặt”, ông Võ Tân Thành thông tin.
Nhiều nội dung phát triển điện mặt trời mái nhà đã được thảo luận tại toạ đàm
Nói về những lợi ích của điện mặt trời mái nhà, chuyên gia năng lượng Phan Công Tiến cho rằng, việc phát triển điện mặt trời áp mái đã giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, chủ động nguồn điện, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi giá năng lượng đang tăng rất cao và nguy cơ có thể thiếu điện trong thời gian tới.
Theo ông Tiến, hiện nay vốn đầu tư cho các nhà máy điện than đang hạn chế trong khi nhu cầu cấp điện là rất lớn. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp đầu tư lắp đặt và sử dụng nguồn điện tại chỗ này giúp giải bài toán về cung cầu và giá điện hiện nay. Hiện các doanh nghiệp đều mong muốn sử dụng điện mặt trời áp mái, bởi ngoài cơ hội chuyển đổi xanh thì phí mua điện mặt trời áp mái rẻ hơn so với giá điện công nghiệp từ 10 – 15%.
“Như chúng ta biết, giá bán lẻ điện hiện nay cao nhất là giá điện thương mại, thấp nhất là giá điện công nghiệp. Tuy nhiên hiện nay nhu cầu sử dụng điện công nghiệp lại chiếm tỉ lệ cao nhất, hơn 60%. Do vậy, nếu các khu công nghiệp có nguồn điện mái nhà tại chỗ sẽ giải quyết được một phần nhu cầu đầu tư, từ đó hạn chế tăng giá điện bán lẻ”, ông Phan Công Tiến phân tích.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo ông Đào Du Dương – Trưởng đại diện Văn phòng Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, điện mặt trời áp mái phát triển rất nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc. Điển hình như việc thẩm định kết cấu mái nhà hiện vẫn thực hiện tự phát, chi phí thẩm định lớn. Phân tích rõ hơn về điều này, ông Dương cho hay, hiện chi phí thẩm định dao động từ 300 – 500 triệu đồng. Tuy nhiên việc ràng buộc giữa đơn vị thẩm định với nhà đầu tư trong quá trình triển khai lắp đặt vẫn chưa có.
“Đến nay chúng ta đã qua 2 FIT với thời gian gần nhau nên đã phát triển ồ ạt. Trong giai đoạn chạy đua để hưởng giá FIT, người người đi lắp pin, nhà nhà đi lắp pin mà không có một yêu cầu nào về tiêu chuẩn với từng đơn vị, điều này khiến chất lượng công trình bị ảnh hưởng”, ông Đào Du Dương nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, các hướng dẫn, yêu cầu chi tiết về giấy phép xây dựng vẫn chưa nhất quán. Do đó, nhiều doanh nghiệp lắp đặt xong khi đưa hồ sơ thì các đơn vị cho biết hồ sơ chưa đáp ứng. Ngoài ra, mỗi địa phương cũng yêu cầu khác nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Tạo cơ chế thông thoáng để phát triển
Để tháo gỡ những “rào cản” trên, Trưởng đại diện Văn phòng Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh kiến nghị: Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời phục vụ sản xuất, Chính phủ cần ban hành chính sách một cách nhất quán, sát với thực tế và có tính ổn định, dài lâu.
Việc phát triển điện mặt trời mái nhà giúp đảm bảo an ninh năng lượng
Ngoài ra, do đặc thù của hệ thống điện mặt trời quy mô càng nhỏ thì giá thành hệ thống trên kwh càng cao. Vì vậy các hệ thống điện mặt trời tự dùng có nhược điểm là tính khả thi về hiệu quả kinh tế tài chính thấp nếu chỉ sử dụng tự dùng mà không bán phần điện dư lên lưới. Việc phải cắt bỏ một phần sản lượng dư, làm giảm hiệu quả đầu tư gây lãng phí xã hội.
Do vậy, khuyến nghị Nhà nước xem xét yêu cầu EVN mua một phần điện từ hệ thống này với giá mua bằng giá mua các nguồn điện khác để tăng hiệu ích kinh tế từ việc đầu tư các hệ thống điện tự dùng này. Ngoài ra giúp giảm giá thành mua điện, từ đó sẽ giảm giá điện bán lẻ cho người dân và doanh nghiệp.
Cùng quan điểm, ông Phan Công Tiến – chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cho biết: nguồn điện từ hệ thống điện mặt trời mái nhà đang lựa chọn ưu việt và phù hợp với các yêu cầu của doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu xanh hóa trong sản xuất. Vì vậy mô hình này cần được Nhà nước khuyến khích mạnh mẽ và tạo cơ chế thông thoáng để phát triển. Bởi lợi ích của nguồn điện này không chỉ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng mà giúp các lĩnh vực sản xuất cắt giảm phát thải khí nhà kính, giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh, là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sớm hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
'Gỡ vướng' cho điện mặt trời mái nhà tại khu công nghiệp
Nguồn điện mặt trời mái nhà tại khu công nghiệp được đánh giá đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.
Các đại biểu tham dự chương trình trực tuyến chiều 30/8.
Chia sẻ tại chương trình "Điện mặt trời mái nhà khu công nghiệp: Tháo gỡ những bất cập trong triển khai lắp đặt" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và GreenID tổ chức trực tuyến chiều 30/8, ông Phạm Trọng Quý Châu, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Năng lượng tái tạo Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh (HBA) cho biết hiện nhiều khó khăn, vướng mắc tồn tại về chính sách cũng như thủ tục đầu tư, lắp đặt và vận hành hệ thống điện mặt trời từ góc nhìn và phản ánh của các doanh nghiệp.
Theo đó, ông Châu cho biết, vào tháng 6/2020, HBA chính thức phát động Chương trình phát triển điện mặt trời mái nhà tại các khu chế xuất, khu công nghiệp , khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố. Kết thúc năm 2020, đã có tổng cộng 118 công trình được đầu tư lắp đặt mới với tổng công suất trên 76mwp, trong đó có những công trình lớn trên 8mwp được lắp đặt trên mái của cùng một nhà máy, thậm chí có doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đến gần 15mwp trên mái của hệ thống kho bãi trong 4 khu công nghiệp khác nhau đều ở TP Hồ Chí Minh.
Theo đánh giá, việc lắp đặt điện mặt trời trong khu công nghiệp được đánh giá sẽ giúp giảm chi phí tiền điện tương ứng với sản lượng điện sinh ra cung cấp cho khu công nghiệp. Công ty CP VNG cho biết, cuối tháng 9/2019, doanh nghiệp đã hoàn thành lắp đặt hệ thống điện năng lương mặt trời lắp đặt trên mái tòa nhà có công suất thiết kế 620.73kwp và đưa vào sử dụng từ tháng 10/2019. Thực tế năm đầu tiên đi vào hoạt động đã đạt sản lương 859.039 kwh, đáp ứng đuợc khoảng 20% nhu cầu sản lượng điện cần cho tòa nhà, giúp giảm chi phí tương đuơng 1,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, vẫn còn phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc do các chính sách, thủ tục liên quan không theo kịp với tốc độ phát triển bùng nổ của thị trường điện mặt trời mái nhà, khiến cho nhà đầu tư khá lo lắng, quan ngại.
"Đến thời điểm hiện tại, dù đã trải qua 9 tháng kể từ khi chính sách giá FIT 2 đã hết thời hạn áp dụng, và hầu hết các hệ thống điện mặt trời mái nhà đều đã vận hành ổn định thì những khó khăn, vướng mắc vẫn tồn tại đó và cần tiếp tục được kiến nghị, xem xét, giải quyết bởi các Bộ ngành có liên quan", ông Châu nhấn mạnh.
Cũng theo ông Châu, việc Chính phủ chưa ban hành quyết định FIT 3 quy định mức giá mua điện mới từ hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà cũng là một khó khăn đối với doanh nghiệp.
Cùng với đó, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam chưa có hướng dẫn tiếp theo về thủ tục xin và chấp thuận đấu nối, hợp đồng mua bán điện, thanh toán tiền điện mua từ các hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà. Do đó, đại diện Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh kiến nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần có giải pháp hợp lý và tối ưu trong việc giải quyết việc cắt giảm mua điện từ hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà.
Còn ông Mai Văn Trung, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Phát triển Dự án Công ty Nami Solar cho rằng, nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở thời điểm này, buộc phải sử dụng năng lượng sạch để tận dụng lợi thế trong xuất khẩu.
Tuy nhiên hiện một vài địa phương có cách hiểu chưa thống nhất và chưa cho phép lắp đặt điện mặt trời mái nhà khi chưa có đánh giá báo cáo tác động môi trường ĐTM toàn khu. Rào cản này gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu và cản trở các doanh nghiệp trong việc tiếp các các lợi ích mà điện mặt trời mái nhà có thể mang lại.
Trong thực tế, các dự án có điện mặt trời mái nhà quy mô nhỏ, cũng không thuộc bất kỳ phân loại nhóm nào có nguy cơ tác động xấu đến môi trường theo quy định chung về danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Do đó, yêu cầu lập lại ĐTM toàn khu đối với khu công nghiệp chỉ vì có hoạt động phát điện từ các hệ thống điện mặt trời mái nhà là chưa phù hợp.
Trước những vướng mắc doanh nghiệp nêu, ông Phạm Nguyên Hùng, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cho biết hiện bộ đang xây dựng dự thảo khung của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo nói chung (bao gồm cả điện mặt trời mặt đất, điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời nổi...).
Dự thảo sẽ được xây dựng theo hướng không hạn chế công suất, nhưng với điện mặt trời mái nhà sẽ đưa ra tỉ lệ tự dùng. Mục đích để không phải đầu tư thêm lưới điện, đảm bảo hệ thống điện mặt trời áp mái có tính phân tán, hạn chế phải truyền tải, tránh tổn thất điện năng và tăng đầu tư xã hội.
Với quan điểm phát triển điện mặt trời áp mái phục vụ tự dùng là chính, ông Hùng cho hay dự thảo cũng xây dựng giá điện theo hướng không duy trì giá cố định mà dựa trên khung giá phát điện hàng năm được Bộ Công thương ban hành.
Hiện nay, Bộ đang giao cho Cục Điều tiết điện lực nghiên cứu xây dựng thông tư về khung giá, phương pháp định giá phát điện mặt trời hàng năm để làm cơ sở xác định giá điện mặt trời. Mục tiêu đảm bảo sát giá thị trường, tránh chuyện thực hiện giá cố định (FIT) cho 20 năm như trước đây.
Cùng đó, ông Hùng cũng cho hay cơ chế mua bán điện của các hộ lắp đặt điện mặt trời áp mái với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng không theo hướng bù trừ như trước. Thay vào đó, cơ chế mua bán điện được xác định trên cơ sở quy định của Bộ Tài chính, nên ở chiều mua/bán sẽ được thiết lập hai hóa đơn khác nhau để tách bạch hoạt động này.
Phát huy vai trò của Cần Thơ là trung tâm vùng ĐBSCL Các tỉnh ĐBSCL kiến nghị quy hoạch địa phương theo vai trò riêng biệt, trong đó Cần Thơ là trung tâm vùng, An Giang giáp Campuchia là cầu nối của khu vực, còn Cà Mau có lợi thế về năng lượng tái tạo và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư...