Giải pháp mới cho bệnh đau nửa đầu
Đau nửa đầu ( migraine) là bệnh lý mạn tính phổ biến trên thế giới, xuất hiện từ trước công nguyên. Tại Việt Nam, bệnh cũng chiếm tới 12% dân số, trong đó nữ giới gấp 3 lần nam giới.
Do những biểu hiện, diễn biến phức tạp mà một thời gian dài bệnh này được là “đau đầu dị thường”. Tại Châu Âu, có một thảo dược đã được sử dụng từ những năm 1960 để điều trị căn bệnh này mà ở Việt Nam ít ai biết tới.
Ám ảnh đi tìm một giải pháp
Theo một khảo sát độc lập tháng 01/2014 trên 109 người tự nguyện, có tới 70% bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc giảm đau như một biện pháp “chữa cháy” cho cơn đau nửa đầu. Và hầu hết trong số đó không hiểu rõ nguyên nhân, cơ chế của bệnh, hoang mang với việc cơn đau lặp lại ngày càng nhiều. Chị Hương (37 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã bị đau nửa đầu hơn chục năm nay. Hồi mới đi làm, thi thoảng chị cũng gặp cơn đau đầu ở một bên, nhưng chỉ cần sử dụng vài viên giảm đau là thấy đỡ. Gần đây chị thật sự lo lắng khi cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn và việc giảm đau không còn hiệu quả như trước. Cơn đau giật giật bên thái dương kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, kèm theo buồn nôn khiến chị không thể nào tập trung làm được công việc kế toán của mình.
Ảnh minh họa.
Thảo dược chuyên biệt cho đau nửa đầu
Video đang HOT
Trong nhiều tài liệu y khoa cũng như các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, đau nửa đầu là một bệnh có cơ chế thần kinh mạch máu. Nguyên nhân chính của đau nửa đầu là sự mất cân bằng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh (serotonin) và sự co giãn bất thường của mạch máu não. Dựa trên cơ chế bệnh, các nhà nghiên cứu đã cho ra đời các loại thuốc cắt cơn đau hiệu quả như nhóm ergotamine (alkaloid của nấm cựu gà), nhóm triptan… Tuy nhiên do độc tính cao, nhiều tác dụng phụ, nhóm cắt cơn chỉ được sử dụng ngắn ngày và có sự chỉ định chặt chẽ của bác sỹ.
Do đặc thù là bệnh mạn tính, theo cơn, có chu kỳ nên mục tiêu điều trị của đau nửa đầu không chỉ dừng lại ở cắt cơn mà còn giảm tần suất lặp lại cơn, giảm phụ thuộc thuốc. Trên thị trường hiện nay có một số nhóm thuốc được chỉ định cho việc dự phòng này như nhóm chẹn kênh Calci, nhóm chẹn beta adrenergic… Nhưng có một điều it ai biết tới, có một thảo dược cũng có thể giảm đau và dự phòng tái phát cơn đau nửa đầu một cách hiệu quả theo đúng cơ chế bệnh. Và tại Châu Âu, thảo dược này đã được nghiên cứu và chuẩn hóa tới nồng độ hoạt chất.
Thảo dược Feverfew (tên khoa học là Tanacetum parthenium L.) có một lịch sử sử dụng rất lâu đời bởi các nhà thực vật học ở Hy Lạp và Châu Âu. Vào thế kỷ thứ nhất, Feverfew cũng được biết đến như “aspirin thời trung cổ” hay “aspirin” của thế kỷ 17. Vào năm 1963, cây này được khuyến cáo để chữa những chứng đau nửa đầu trong cuốn sách Gerad’s Herbal. Một số nghiên cứu lâm sàng trên thế giới cho thấy bột dịch chiết Feverfew (FeverfewF) có tác dụng giảm đau, giảm tái phát cơn đau nửa đầu.
Sơ đồ kết quả một nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của Feverfew
Ở Việt Nam không có loại cây này nên trước nay các bệnh nhân đau nửa đầu chưa được tiếp cận đến. Hiện nay trên thị trường, FeverfewF đã được nhập khẩu từ Châu Âu và bào chế dưới dạng viên nang, phân phối rộng khắp các nhà thuốc với tên sản phẩm là Migrin. Tên Migrin cũng xuất phát từ tên tiếng anh của bệnh đau nửa đầu là Migraine, để nhấn mạnh đây là biện pháp chuyên biệt, an toàn dành riêng cho căn bệnh này.
Theo Giadinh
Để không bị chứng bệnh đau nửa đầu "tấn công"
Bệnh đau nửa đầu (còn gọi là migraine) là một bệnh mãn tính, nữ thường bị nhiều hơn nam.
Biểu hiện của bệnh là những cơn đau kịch phát, không theo chu kỳ nhất định, kéo dài 2-4 giờ ở nửa bên đầu và có thể kèm theo triệu chứng buồn nôn, ói mửa.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau nửa đầu:
- Uống hoặc ăn nhiều thực phẩm có chứa chất caffein có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Caffein có trong cà phê, soda, trà, chocolate, thành phần thuốc bổ trợ, ví dụ như các thuốc về ăn kiêng.
- Những loại thuốc làm giãn các tế bào máu như hydralazine hay loniten cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Một số loại khác cần tránh nữa là: cimetidine, fenfluramine, indomethacin, nitroglycerine, nifedipine, theophylline.
Đau nửa đầu là bệnh hay gặp ở phụ nữ.
- Đau nửa đầu có thể xảy ra khi bạn ngửi quá nhiều mùi nước hoa, hít khói thuốc, sơn, chất ammonia. Ánh đèn quá sáng hoặc lập lòe, ánh nắng gắt của mặt trời cũng có thể gây ra tình trạng này. Tránh những yếu tố trên cũng là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe.
- Việc thay đổi mùa và thời tiết đột ngột, ví dụ như: thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, áp thấp nhiệt đới, mưa đột ngột cũng sẽ gây ảnh hưởng đến căn bệnh này. Độ cao cũng làm đầu bị đau đối với những người mắc chứng này. Những người bị chứng đau nửa đầu thường gặp tình trạng đau đầu khi đi máy bay.
- Chứng đau nửa đầu thường xảy ra đối với phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt và sẽ suy giảm vào thời kỳ mãn kinh. Đa số phụ nữ mới sinh và mang thai có thể không bị ảnh hưởng nhiều bởi căn bệnh này, nhưng vẫn có một số trường hợp bị chứng đau nửa đầu.
Để điều trị, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần lưu ý chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý như:
- Ngủ quá nhiều hoặc ngủ chập chờn cũng ảnh hưởng đến chứng đau nửa đầu. Quan trọng là giấc ngủ của bạn phải thật sâu. Khởi động trước khi ngủ với chế độ hợp lý: để đèn ngủ mờ, tắt tivi hoặc đi tắm.
- Tập thể dục cũng là một phương pháp giúp giảm đau nửa đầu. Nhưng, những bài tập thể dục quá nặng so với sức khỏe của bạn, có thể gây ra tình trạng đau nửa đầu và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Có một chế độ ăn kiêng với nhiều chất xơ, để tránh tình trạng táo bón. Không nên để thời gian giữa các bữa ăn quá lâu, điều này sẽ giúp bạn tránh được chứng đau nửa đầu.
- Không nên để mình rơi vào tình trạng bị đói, nếu bạn không muốn tình trạng đau nửa đầu tiếp tục xảy ra. Không bỏ bữa, ăn thức ăn nhanh hoặc để thời gian giữa 2 bữa ăn quá lâu. Chế độ ăn uống của bạn phải được cung cấp đầy đủ canxi, vitamin và magiê.
Thoe VNE
10 công dụng bất ngờ từ quả 'thum thủm' Với nhiều người, sẽ rất khó để làm quen với mùi vị của sầu riêng. Nhưng loại trái cây nhiệt đới này có nhiều công dụng hữu hiệu giúp cải thiện sức khỏe nên bạn nên tập "kết bạn" với chúng. 1. Cung cấp năng lượng 100 gram sầu riêng đủ khả năng cung cấp khoảng 21% nhu cầu carbohydrate hàng ngày cho...