Giải pháp giúp EU đạt mục tiêu khí hậu
Liên minh châu Âu (EU) cần tăng mạnh các khoản đầu tư, cũng như tăng tốc hành động nhằm đạt được các mục tiêu khí hậu đã đề ra vào năm 2030.
Khuyến nghị trên được một nhóm các tổ chức nghiên cứu đưa ra trong báo cáo, công bố ngày 2/7.
Một nhà máy điện gió tại Brandenburg, miền Đông nước Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Báo cáo nhấn mạnh việc thực hiện mục tiêu năm 2030 là yếu tố then chốt để có thể đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 như đã cam kết. Đài quan sát Trung hòa khí hậu châu Âu (ECNO) – cơ quan theo dõi lộ trình hướng tới trung hòa carbon của EU, cho biết có “những tín hiệu đầy hứa hẹn” trong việc giảm carbon trong sản xuất điện và công nghiệp, cũng như triển khai công nghệ sạch. Tuy nhiên, báo cáo cho rằng “tiến trình nhìn chung vẫn còn quá chậm”.
Video đang HOT
Báo cáo cảnh báo việc thiếu nguồn tài chính cho khí hậu đang làm chậm quá trình chuyển đổi, đồng thời nêu rõ: “nếu không có sự thay đổi về tài chính và thực hiện các khoản đầu tư cần thiết, quá trình chuyển đổi có thể thất bại”. Thống kê cho thấy năm 2022 – thời điểm Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, đẩy EU rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng, đầu tư dành cho năng lượng, xây dựng và giao thông của khối này bị thiếu hụt khoảng 406 tỷ euro (435 tỷ USD) so với mức cần thiết để đáp ứng mục tiêu khí hậu năm 2030 là giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính ít nhất 55% so với các mức của năm 1990.
Báo cáo cho rằng để đạt được mục tiêu khí hậu năm 2030, tỷ lệ điện tái tạo phải tăng nhanh hơn 1,4 lần, trong khi việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của khối phải tăng 1,8 lần. Do đó, khoản đầu tư hàng năm cần tăng gấp đôi lên 800 tỷ euro.
Đồng tác giả báo cáo Clara Calipel, thuộc Viện Kinh tế khí hậu, coi việc đưa ra kế hoạch đầu tư dài hạn nhằm giải quyết việc thiếu hụt là thách thức đối với Ủy ban châu Âu. Theo bà, cần loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch và chuyển hướng sang tài trợ cho quá trình chuyển đổi, trong đó giúp các hộ gia đình cải tạo nhà cửa, lắp đặt máy bơm nhiệt và chuyển sang sử dụng ô tô điện. Bà Calipel nhấn mạnh đẩy nhanh tốc độ hành động vì khí hậu đồng nghĩa với đẩy nhanh triển khai năng lượng tái tạo và loại bỏ dần than, dầu và khí đốt.
112 thành phố châu Âu cam kết loại bỏ phát thải ròng vào năm 2030
Trong khi Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu chung của khối là trung hòa khí thải vào năm 2050, một sáng kiến có sự tham gia của 112 thành phố đặt ra mục tiêu tham vọng hơn, theo đó loại bỏ phát thải ròng khí nhà kính vào năm 2030.
Khói thải bốc lên từ một nhà máy ở Taranto, Italy. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Để biến tầm nhìn thành hiện thực, các thành phố tham gia sáng kiến "100 Thành phố trung hòa khí hậu và thông minh" sẽ cần nguồn đầu tư tổng cộng 650 tỷ euro (tương đương 695,83 tỷ USD).
Nguồn vốn này sẽ được sử dụng cho các dự án cải tạo tòa nhà tiết kiệm năng lượng, nâng cấp cơ sở hạ tầng chống chịu biến đổi khí hậu và phát triển hệ thống giao thông xanh.
Các thành phố trên được chọn từ tổng cộng 377 thành phố đăng ký tham gia sáng kiến "100 Thành phố trung hòa khí hậu và thông minh". Các thành phố được chọn bao gồm 100 thành phố thuộc EU và 12 thành phố ở các quốc gia đối tác. Các thành phố này đang phối hợp chặt chẽ với EU và tổ chức tư vấn phi lợi nhuận Ngân hàng Không biên giới (BwB) xây dựng và triển khai kế hoạch hành động khí hậu cụ thể.
Ủy ban châu Âu đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và phê duyệt kế hoạch của các thành phố, đồng thời cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật thông qua "Trung tâm vốn cho thành phố khí hậu". Trung tâm này sẽ huy động vốn tư nhân thông qua bảo lãnh của chính phủ các nước và tạo điều kiện cho các dự án nhỏ vay vốn dễ dàng hơn.
Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) với vai trò là ngân hàng khí hậu của châu Âu, sẽ hợp tác chặt chẽ với Trung tâm vốn cho Thành phố Khí hậu để cung cấp tư vấn tài chính và kỹ thuật cho các thành phố. Đến nay, EIB đã phê duyệt kế hoạch khí hậu của 33 thành phố, trong đó có Lyon, Seville, Malmo, Lisbon và Florence. EIB hiện dành hơn 25% khoản vay cho các dự án tại các thành phố và cam kết tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực hướng tới mục tiêu trung hòa khí hậu.
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, các thành phố đóng góp tới 70% lượng khí thải CO2 toàn cầu, do vậy đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết thách thức biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu tác động nặng nề đến người dân sống ở các thành phố, với gần một nửa số trường học và bệnh viện ở châu Âu nằm trong các "đảo nhiệt" đô thị, nơi các tòa nhà và đường sá tập trung với mật độ cao, hấp thụ nhiệt và nhiệt độ cao hơn đáng kể so với ở các khu vực xanh, làm tăng nguy cơ tử vong do say nắng đối với cư dân.
BRICS chống biến đổi khí hậu Nga đã đưa ra đề xuất về nhiệm vụ của Nhóm liên hệ BRICS về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Các ưu tiên được công bố trong năm Nga giữ chức chủ tịch bao gồm: Các vấn đề về chuyển đổi công bằng, thích ứng với biến đổi khí hậu, các giải pháp dựa vào thiên nhiên, thị trường...