Giải pháp giữ ấm hiệu quả cho ngôi nhà dưới tiết trời lạnh buốt
Vào mùa đông, đặc biệt là ở miền Bắc, những đợt lạnh kéo dài khiến nhiệt độ xuống thấp. Làm sao để xua tan cái lạnh buốt giá, giữ nhà luôn ấm áp, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Đóng kín cửa chính, cửa sổ trong nhà
Nguyên nhân khiến ngôi nhà trở nên lạnh hơn vào mùa đông là do gió thổi mang hơi lạnh từ bên ngoài vào nhà qua hệ thống cửa. Vì vậy, một cách đơn giản mà hiệu quả để giữ ấm cho ngôi nhà chính là đóng kín tất cả các cửa, dù căn phòng đó có đang sử dụng hay không.
Hãy tạo thói quen đóng cửa khi ra khỏi phòng, tránh luồng khí lạnh bên ngoài xâm nhập vào, giữ cho hơi nóng tập trung lại trong một diện tích nhất định trong nhà.
Tuy nhiên, mỗi ngày, bạn nên chọn vài khung giờ có ít người ở nhà để mở cửa cho nhà được thông thoáng, tránh bí bách, tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn và mầm bệnh lưu cữu trong nhà.
Sử dụng rèm cửa dày hay bày trí nhiều đồ đạc sẽ giúp căn phòng trở nên ấm áp hơn. Đồ họa: Phương Duy
Sử dụng rèm cửa dày
Vị trí bị thoát nhiệt nhiều nhất chính là cửa sổ các phòng trong nhà. Do vậy, khi mùa đông tới, bạn hãy thay thế những tấm rèm mỏng, nhẹ của mùa hè bằng các chất liệu dày dặn hơn như nhung, dạ,… che kín cả phần khung để tránh thoát nhiệt.
Mặt sàn lát gạch, đá hay gỗ đều sẽ trở nên lạnh lẽo vào mùa đông. Để tạo sự ấm áp cho căn phòng thì sử dụng thảm trải sàn là cách đơn giản, không tốn kém.
Thảm không chỉ giữ ấm cho căn phòng và đôi chân của bạn trong những ngày đông giá rét mà còn góp phần tô điểm cho không gian. Những chiếc thảm mềm mại, màu sắc ấm áp sẽ là điểm nhấn đáng chú ý của ngôi nhà, đồng thời tạo cảm giác bình yên, thư thái cho gia chủ mỗi khi trở về nhà.
Nếu thảm trải nhà giữ ấm cho căn phòng và đôi chân của bạn thì mùi hương sẽ tác động đến thể chất và cảm xúc của con người. Đồ họa Phương Duy
Video đang HOT
Đầu tư vào thiết bị sưởi ấm
Các thiết bị sưởi ấm như quạt sưởi, máy sưởi hay điều hòa hai chiều là những sản phẩm hữu ích giúp giữ ấm nhà vào mùa đông, đặc biệt là với khoảng diện tích nhỏ nhưng phòng ngủ, phòng tắm.
Thị trường thiết bị sưởi ấm ngày nay rất đa dạng sản phẩm, mẫu mã để người tiêu dùng lựa chọn theo nhu cầu và ngân sách. Một số thiết bị sưởi ấm phổ biến như: Quạt sưởi Halogen; Đèn sưởi tia hồng ngoại; Máy sưởi dầu:….
Điều hòa hai chiều: Sử dụng điều hòa hai chiều được coi là cách giữ ấm nhà hiệu quả và an toàn, đảm bảo lọc khí tốt, giữ nhiệt độ ấm áp, ổn định cả trong những ngày giá rét nhất.
Làm ấm không gian bằng mùi hương
Trên thực tế, mùi hương cũng là một trợ thủ đắc lực giúp bạn giữ ấm ngôi nhà vào mùa đông.
Mùi hương từ các loại hoa tươi, tinh dầu, nến thơm, sáp thơm, nước hoa, thậm chí là thực phẩm hay gia vị đều có tác động đáng kể đến thể chất và xúc cảm của con người.
Theo nghiên cứu khoa học, những mùi hương như gừng, trầm hương, cà phê, gỗ thông,… tạo cảm giác ấm áp cho không gian.
Ở Việt Nam, nhiều người thích xông dầu tràm hoặc đốt vài quả bồ kết vào ngày lạnh, vừa giữ ấm, vừa có tác dụng khử khuẩn, tốt cho sức khỏe.
Đảm bảo an toàn, tránh rét cho trẻ khi đi tiêm chủng
Hiện nay, thời tiết khu vực miền Bắc đang trong giai đoạn mùa đông giá rét, đặc biệt tại các tỉnh miền núi, để đảm bảo giữ ấm cho trẻ cũng như đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi tiêm chủng, các cán bộ y tế cần lưu ý thực hiện:
Bố trí điểm tiêm chủng đủ ấm, phòng khám sàng lọc, phòng tiêm, phòng theo dõi sau tiêm được kín gió, có thể bố trí thêm thiết bị sưởi ấm như đèn sưởi... bố trí vị trí chờ trước tiêm trong nhà khi thời tiết lạnh. Lưu ý đối với các điểm tiêm chủng ngoài trạm cũng cần được đảm bảo đủ ấm cho trẻ.
Giữ ấm cho trẻ khi đi tiêm chủng. Ảnh: TM
Trong trường hợp thời tiết quá lạnh (dưới 10C), tùy tình hình thực tế các địa phương có thể cân nhắc điều chỉnh/ hoãn buổi tiêm chủng sang thời gian thích hợp để đảm bảo sức khỏe cho các cháu khi đi tiêm chủng. Thông báo cho các bà mẹ nếu điều chỉnh lịch tiêm chủng.
Hướng dẫn các bà mẹ luôn giữ ấm cho trẻ khi đi tiêm chủng, mặc đủ quần áo ấm, che gió cho trẻ trên đường đi, không đưa trẻ đi tiêm chủng quá sớm vào đầu buổi sáng, theo dõi thời tiết nếu trời mưa, rét nhiệt độ (dưới 10C) cần liên hệ trước với trạm y tế để cập nhật lịch tiêm chủng của trạm y tế.
Ngoài ra, các bà mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ ăn uống đầy đủ, ăn thức ăn ấm để đảm bảo sức khỏe trong mùa đông, chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng để kịp thời phát hiện phản ứng sau tiêm chủng nếu có.
Theo quyết định số 845/2010/QĐ-BYT ngày 17/03/2010 của Bộ Y tế, từ năm 2010, lịch tiêm chủng thường xuyên trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng áp dụng như sau:
Sơ sinh:
- Tiêm vắc-xin viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh.
- Tiêm vắc-xin BCG Phòng bệnh lao
02 tháng:
- Tiêm vắc-xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 1 mũi 1(vắc- xin 5 trong 1).
- Uống vắc-xin bại liệt lần 1
03 tháng:
- Tiêm vắc-xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 1 mũi 2.
- Uống vắc-xin bại liệt lần 2
04 tháng:
- Tiêm vắc-xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 3
- Uống vắc-xin bại liệt lần 3
09 tháng:
- Tiêm vắc-xin sởi mũi 1
18 tháng:
- Tiêm vắc-xin bạch hầu - ho gà - uốn ván mũi 4
- Tiêm vắc-xin sởi - Rubella (MR)
Từ 12 tháng tuổi:
- Vắc-xin Viêm não Nhật Bản mũi 1
- Vắc-xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 (2 tuần sau mũi 1).
- Vắc-xin Viêm não Nhật Bản mũi 3 (1 năm sau mũi 2).
Từ 2 đến 5 tuổi:
- Vắc-xin Tả 2 lần uống (vùng nguy cơ cao), lần 2 sau lần 1 là 2 tuần.
Từ 3 đến 10 tuổi:
- Vắc-xin Thương hàn tiêm 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao).
9 mẹo vặt đơn giản và tiết kiệm giúp giữ ấm nhà vào mùa đông Với 9 mẹo vặt đơn giản dưới đây, ngôi nhà của bạn sẽ trở nên ấm áp hơn mà không phải tốn quá nhiều chi phí cho việc cải thiện không gian. Nếu bạn không có đủ chi phí mua máy sưởi hay điều hoà hai chiều để làm ấm ngôi nhà vào mùa đông lạnh giá thì hãy tham khảo 9 mẹo...