Giải pháp gian hàng trực tuyến tentenshop.vn
Hôm qua (5-4), công ty CP GMO Runsystem (thuộc tập đoàn GMO Internet- Nhật Bản) đã chính thức ra mắt dịch vụ mới cung cấp giải pháp gian hàng trực tuyến tentenshop.vn.
Giao diện trang chủ của tentenshop.
Ông Ngô Văn Tẩu- CEO công ty CP GMO Runsystem nhận định: Hiện nay trên toàn thế giới, việc kinh doanh online đang rất phát triển, không chỉ đối với doanh nghiệp mà cả với cá nhân. Việc một cá nhân có thể sở hữu nhiều website khác nhau để bán hàng là hết sức bình thường. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc này mới dừng ở phạm vi cửa hàng, hoặc bán hàng đơn lẻ trên các website rao vặt, mà rất ít người sở hữu website bán hàng trực tuyến riêng.
Điều này có thể do chi phí xây dựng một website bán hàng với các chức năng bảo mật, thanh toán tiện dụng có thể mất từ vài chục đến vài trăm triệu đồng (chưa bao gồm chi phí thuê hosting và các chi phí quản lý khác), khiến người kinh doan hoặc doanh nghiệp chùn tay. Giải pháp mà chúng tôi đưa ra là giúp các doanh nghiệp, cá nhân ưa thích kinh doanh có thể dễ dàng sở hữu một website sẵn có với chi phí rẻ: 198.000đ/tháng.
Được biết công ty sẽ áp dụng chính sách dùng thử 30 ngày miễn phí để khách hàng có thể tự mình cảm nhận được ưu điểm của dịch vụ trước khi dùng thật, tại địa chỉ website:http://tentenshop.vn.
Video đang HOT
Theo ANTD
'Đập thủy điện Đak Mek 3 bị làm sai thiết kế'
Đơn vị tư vấn đề xuất với loại đập bê tông trọng lực thì phải dùng bê tông đá hộc, vữa mác 150 và bơm liên tục để tạo nên một thân đập có kết cấu vững chắc. Song đơn vị thi công lại chở đất, đá cuội, sỏi dưới suối đổ vào thân đập.
Liên quan đến vụ sập đập thủy điện Đak Mek 3 (xã Đak Choong, huyện Đak Glei, tỉnh Kon Tum) làm một thanh niên thiệt mạng, UBND tỉnh Kon Tum ngày 29/11 đã có công văn khẩn đánh giá ban đầu về vụ việc.
Theo UBND tỉnh Kon Tum, Công ty Cổ phần thủy điện Hồng Phát Đak Mek (chủ đầu tư công trình đập thủy điện Đak Mek 3) đã thi công đập sai so với hồ sơ thiết kế cơ sở (do công ty Cổ phần tư vấn thủy lợi thủy điện miền Nam lập, công ty tư vấn xây dựng điện 1 thẩm tra) đã được Sở Công thương tỉnh Kon Tum tham gia ý kiến. "Trong thời hạn 24 giờ sau khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư chưa báo cáo cho Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Kon Tum và các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật", công văn nêu.
UBND tỉnh yêu cầu Công ty Cổ phần Hồng Phát Đak Mek đình chỉ toàn bộ việc thi công công trình thủy điện Đak Mek 3; báo cáo ngay sự cố cho các cơ quan chức năng theo quy định; nộp toàn bộ hồ sơ của công trình từ công tác, thiết kế kỹ thuật thi công, tổ chức thi công, giám sát của công trình, hồ sơ chất lượng công trình (kể cả hồ sơ nghiệm thu từng bước, từng hạng mục) cho Sở Xây dựng trước ngày 1/12. Tỉnh yêu cầu công ty Hồng Phát phải có phương án, kế hoạch cụ thể khắc phục hậu quả sự cố. Trong đó, thực hiện ngay việc khai thông đảm bảo dòng chảy trên lưu vực sông Đak Mi, bảo vệ môi trường tại khu vực.
UBND tỉnh cũng giao Sở Xây dựng chọn đơn vị tư vấn xây dựng có đầy đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm theo quy định để khảo sát, đánh giá và xác định nguyên nhân sự cố, làm rõ trách nhiệm của người gây ra sự cố; giao UBND huyện Đak Glei giám sát việc đình chỉ thi công và khắc phục sự cố của công ty Hồng Phát Đak Mek. Công an tỉnh có trách nhiệm điều tra làm rõ vụ chết người tại công trình thủy điện Đak Mek 3.
Đập thủy điện Đak Mek 3 đổ sập, đè chết một công nhân hôm 22/11. Ảnh: Tuỳ Phong
Trong buổi họp báo hôm nay, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum Đặng Thành Long cho biết đã mời chủ đầu tư là ông Lê Bá Thanh, nhưng không thấy vị này tham gia.
Về vấn đề chủ đầu tư thi công đập sai so với hồ sơ thiết kế cơ sở, ông Bùi Văn Cư, Phó giám đốc Sở Công thương giải thích, đơn vị tư vấn đã đề xuất với chủ đầu tư rằng với loại đập bê tông trọng lực thì phải dùng bê tông đá hộc, vữa mác 150 và bơm liên tục để tạo nên một thân đập có kết cấu vững chắc. Song, tại hiện trường, đơn vị thi công lại cho chở đất, đá cuội, sỏi dưới lòng suối để đổ vào bên trong thân đập. Ông Cư còn cho biết thêm phần thượng lưu của thủy điện bị vỡ hầu hết.
Cũng theo ông Cư, đối với công trình thủy điện nhỏ do tư nhân làm chủ đầu tư, mọi khâu từ thiết kế, thi công đến giám sát đều do chủ đầu tư quyết định. Do vậy, không ai biết, kiểm soát được chủ đầu tư chi thực tế bao nhiêu tiền để xây dựng công trình. Chủ đầu tư nói chi phí xây dựng là trên 200 tỷ đồng, nhưng thực tế họ làm hết bao nhiêu, chỉ có họ mới biết. Và chuyện cơ quan chức năng không có hồ sơ thi công là "bình thường".
Thiết kế và chất lượng thi công đập thủy điện được cho là không đúng với thiết kế ban đầu. Ảnh: Tuỳ Phong.
Đập thủy điện Đak Mek 3 khởi công tháng 3/2009, dự kiến phát điện đầu năm 2013, tổng công suất là 7,5 MW, vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng và đã hoàn thành khoảng 80% khối lượng, vẫn chưa tích nước đập tràn. 18h ngày 22/11, bức tường phía thượng lưu dài khoảng 80 m, cao gần 9 m của đập Đak Mek 3 bất ngờ đổ sập, hơn 700 m3 đá, bê tông rơi xuống suối Đak Mek, đè chết anh Nguyễn Viết Hùng (28 tuổi, ngụ Quảng Nam) đang lái xe thi công.
Nói về sự cố, chủ đầu tư công trình Lê Bá Thanh cho rằng do tường thượng lưu thủy điện bị khối lượng đất, đá lèn vào quá nhanh để đắp đập làm cho tường phải chịu một lực nén ngang lớn. "Cùng lúc đó xe tải chở đá lên công trình đắp đập va vào thành tường, làm đập bị gẫy vỡ dây chuyền".
Tuy nhiên đến ngày 27/11 chủ đầu tư lại phát đi thông báo, trước lúc xảy ra sự cố các xe cơ giới chở đá thi công thân đập, lượng đá ngày càng nhiều đã tạo ra lực làm bờ tường phía thượng lưu đổ sập. Anh Nguyễn Quốc Hùng (28 tuổi, quê Quảng Nam) "đang tham gia thi công, đứng gần phía sau xe tải nên cả người và xe bị rơi xuống suối và tử vong".
Công ty Cổ phần thủy điện Hồng Phát Đak Mek từng thi công nhiều thủy điện ở Tây Nguyên, trong đó có một số hợp phần xây dựng thủy điện Ia Ly. Hồng Phát lập dự án xây dựng 3 thủy điện nhỏ trên địa bàn Đak Glei là Đak Mek 1, Đak Mek 2, Đak Mek 3. Hai dự án đầu do bị đánh giá là ảnh hưởng đến môi trường nên UBND tỉnh Kon Tum đã thu hồi. Thông thường, những thủy điện nhỏ do chủ đầu tư hoặc chính quyền địa phương giám sát, không có sự quản lý của bộ chuyên ngành trong khi địa phương thì chưa có trình độ chuyên môn để nghiệm thu công trình.
Theo VNE
Vì sao những tỷ phú Splendora đi đòi quyền lợi? Năm 2010 thời điểm sốt dự án Splendora, có khách hàng "ôm" biệt thự trả tiền trao tay lên tới hàng chục tỷ. Khi giá nhà đất đi xuống, khách hàng đại diện cho 300 căn căn hộ cao cấp treo băng rôn đòi gặp chủ đầu tư với yêu cầu giảm giá... Mong làm rõ chi phí xây dựng và chất lượng...