Giải pháp điều trị mới cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính có triệu chứng
Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn đầu không được quản lý tốt do chưa nhận biết được các triệu chứng cũng như chưa được chẩn đoán và điều trị ngay từ sớm.
Đa số bệnh nhân khi đến bệnh viện thăm khám bệnh đã ở giai đoạn tiến triển, cuộc sống hàng ngày phải đối mặt với tình trạng khó thở thường xuyên, thức giấc ban đêm do ho và khó thở, không thể thực hiện những việc đơn giản thường ngày. Vì vậy, cải thiện triệu chứng sớm đóng vai trò quan trọng để cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân và giảm bớt nguy cơ các biến chứng trong tương lai.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease – viết tắt là COPD) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, tỷ lệ mắc COPD đang có xu hướng gia tăng do các yếu tố nguy cơ như ô nhiễm môi trường, hút thuốc lá ngày càng tăng mạnh. COPD đang là bệnh lý xếp thứ 5 trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu và đứng hàng thứ 3 trong tất cả các nguyên nhân gây tử vong.
Với mục tiêu giảm gánh nặng bệnh bằng cách quản lý triệu chứng ngay từ giai đoạn sớm, giúp người bệnh có thể vui sống với từng hơi thở mỗi ngày, trong thời gian vừa qua, các hội thảo khoa học “Giải pháp điều trị mới cho các bệnh nhân COPD có triệu chứng” được phối hợp tổ chức bởi Hội Hô hấp Việt Nam, Hội Phổi Việt Nam, Liên chi hội Hô hấp TPHCM, Liên chi hội Lao và Bệnh Phổi và VPĐD GSK tại Việt Nam đã được diễn ra ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Tại hội thảo, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hô hấp đã cùng thảo luận về cách tiếp cận điều trị phù hợp với đặc điểm bệnh lý, chiến lược thực hành trong điều trị thuốc giãn phế quản kép tác dụng kéo dài cho nhóm bệnh nhân COPD có triệu chứng và làm thế nào để nâng cao nhận thức về bệnh để tầm soát từ sớm cũng như hỗ trợ bệnh nhân tuân thủ điều trị.
PGS.TS.BS. Trần Văn Ngọc, Chủ tịch Liên chi Hội Hô hấp TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Nguyên Phó trưởng Khoa Y, Đại học Y dược TP HCM
PGS.TS.BS. Trần Văn Ngọc, Chủ tịch Liên chi Hội Hô hấp TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Nguyên Phó trưởng Khoa Y, Đại học Y dược TP HCM cho biết thêm: “ Hiện nay ở Việt Nam, các ca COPD chiếm tỷ lệ khoảng 7,1% ở nam và 1,9% ở nữ từ 40 tuổi trở lên nhưng đa phần các bệnh nhân ở giai đoạn sớm chưa được kiểm soát1. Chẩn đoán và điều trị sớm COPD rất quan trọng để bảo toàn chức năng phổi. Hiện tại các dữ liệu và nghiên cứu khoa học cho thấy việc sử dụng thuốc giãn phế quản kép có tác dụng hiệu quả về cải thiện triệu chứng, cải thiện chức năng phổi và chất lượng cuộc sống tốt hơn thuốc giãn phế quản đơn mà không làm tăng thêm các tác dụng bất lợi.“
Ngay tại Hội thảo, một giải pháp thuốc giãn phế quản kép tác dụng kéo dài mới đã được GSK ra mắt lần đầu tiên tại Việt Nam nhằm hỗ trợ bác sĩ điều trị các bệnh nhân COPD có triệu chứng.
Đây là một trong những thuốc nghiên cứu thuộc ngành hô hấp có bề dày lịch sử của GSK trên toàn cầu. Đây cũng là nỗ lực của GSK để đem đến các thuốc tiên tiến mới, đáp ứng mô hình bệnh tật tại Việt Nam và giúp nhân viên y tế và bệnh nhân có thể tiếp cận được khi họ cần đến chúng.
(1): Chronic respiratory diseases. WHO https://www.who.int/respiratory/copd/burden/en/; [Last accessed: 03/2020]
11 bệnh lý thường gặp làm tăng nguy cơ tử vong do Covid-19
Các nghiên cứu trên bệnh nhân nhiễm Covid-19 cho thấy người cao tuổi, người có bệnh lý nền thường bị nghiêm trọng hơn, có nguy cơ tử vong do Covid-19 cao gấp 12 lần so với bệnh nhân khác.
Video đang HOT
Hình chụp cắt lớp phổi của bệnh nhân Covid-19.
Theo một báo cáo của Viện Y tế Quốc gia Ý về đặc điểm của các bệnh nhân, công bố ngày 17 tháng 3, khi bắt đầu đại dịch, 99% bệnh nhân Covid-19 tử vong đều có ít nhất một bệnh lý từ trước.
Các bệnh lý từ trước này rất khác nhau - bao gồm bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường và bệnh thận - được tìm thấy với tỷ lệ khác nhau ở các bệnh nhân tử vong.
Gần đây hơn, dữ liệu được báo cáo cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đến ngày 30 tháng 5 cho thấy bệnh tim, bệnh phổi và đái tháo đường là những bệnh đi kèm phổ biến nhất với Covid-19. Bệnh nhân có bệnh lý nền có nguy cơ tử vong do Covid-19 cao gấp 12 lần so với những bệnh nhân khỏe mạnh khác.
Dưới đây là những căn bệnh ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh nhân Covid-19.
Trong nghiên cứu của Ý, 76,1% bệnh nhân tử vong do Covid-19 bị tăng huyết áp (huyết áp cao).
Gần một nửa số người Mỹ bị huyết áp cao ở một mức độ nào đó, nghĩa là họ dễ bị ảnh hưởng bởi một số tác động nguy hiểm hơn của virus corona.
Theo dữ liệu của bang, 56,7% bệnh nhân chết vì Covid-19 ở New York cũng bị cao huyết áp. Ở Lousiana, con số này là 59,8% tính đến tháng Tư.
Trong một nghiên cứu hồi cứu trên 2800 bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc, những người bị huyết áp cao có nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với những bệnh nhân có huyết áp bình thường.
Một phần ba số bệnh nhân Covid-19 chết ở Ý bị bệnh tim
Bất kỳ loại bệnh lý tim mạch nào cũng có thể khiến bệnh nhân dễ bị bệnh nặng hơn do virus.
Trong khi các chuyên gia chưa chắc chắn về lý do tại sao những người có sức khỏe tim mạch kém lại có nguy cơ tử vong do virus cao hơn, các bác sĩ tin rằng chủng Covid-19 gây bệnh cho phổi cũng gây gánh nặng cho tim.
Theo Hội Tim Mỹ, những người có vấn đề về tim cũng dễ có hệ miễn dịch yếu hơn và virus có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những người có mảng xơ vữa trong động mạch.
Khoảng 1/4 số người chết vì coronavirus ở Ý bị rung nhĩ.
Theo AHA, rung nhĩ là "nhịp tim rung lên hoặc không đều có thể dẫn đến cục máu đông, đột quỵ, suy tim và các biến chứng liên quan đến tim".
Đái tháo đường là bệnh lý hay gặp thứ hai trong số những bệnh nhân Covid-19 tử vong.
Theo Health.com, căn bệnh này có thể khiến Covid-19 trở nên nặng hơn vì một số virus phát triển mạnh khi lượng đường huyết cao hơn và những người mắc bệnh đái tháo đường cũng có hệ thống miễn dịch bị tổn hại.
Tại New York, 37,5% bệnh nhân tử vong vì Covid-19 cũng mắc đái tháo đường. Những người mắc đái tháo đường chiếm 38,1% số ca tử vong do Covid-19 ở bang Lousiana tính đến tháng Tư.
Trong số những bệnh nhân không qua khỏi ở Ý, 20,3% bị ung thư trong vòng 5 năm trước đó.
Ung thư và điều trị ung thư có thể làm suy giảm hệ hô hấp và khiến người bệnh bị suy giảm miễn dịch.
Nghiên cứu cho thấy 18% số người chết mắc bệnh thận mãn tính.
Quỹ Bệnh thận Quốc gia của Mỹ khuyến cáo bệnh nhân bị bệnh thận nên tuân thủ những khuyến nghị giống như người bình thường: Ở nhà khi có thể, siêng năng rửa tay, vệ sinh các bề mặt và đảm bảo có đủ vật dụng y tế cần thiết.
Bệnh nhân lọc máu không nên bỏ lỡ hẹn điều trị và những người cảm thấy bị ốm nên thông báo cho nhân viên trong kíp điều trị của mình.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - hoặc các bệnh phổi như khí phế thũng mãn tính và viêm phế quản - có mặt ở 13,2% số bệnh nhân tử vong.
Những người mắc bệnh phổi như khí phế thũng hoặc viêm phế quản có phổi yếu hơn khi cố gắng chống lại nhiễm trùng.
Khi Covid-19 di chuyển trong cơ thể, nó có thể tấn công phổi.
Nhiễm trùng gây viêm niêm mạc phổi và kích thích các dây thần kinh xung quanh chúng. Virus cũng có thể gây viêm các phế nang ở đáy phổi, có thể dẫn đến viêm phổi - khi phổi chứa đầy dịch.
Các phế nang bị viêm cũng khiến phổi không nhận đủ oxy vào máu và loại bỏ sản phẩm phụ là carbon dioxide. Tình trạng viêm như vậy có thể gây suy cơ quan quan trọng này và gây tử vong.
Những người có tiền sử đột quỵ chiếm 9,6% trong số bệnh nhân Covid-19 tử vong ở Ý.
Theo Hội Đột quỵ Mỹ, bản thân tiền sử đột quỵ không khiến người bệnh gặp nguy hiểm ngay lập tức do virus corona. Tuy nhiên, nhiều người trong số những bệnh nhân bị đột quỵ lại nằm trong các nhóm nguy cơ khác.
"Bạn có nhiều nguy cơ bị biến chứng hơn nếu bạn là người cao tuổi hoặc có các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh tim, bệnh hô hấp hoặc bệnh thận mãn tính". "Hệ thống miễn dịch bị ức chế hoặc đang điều trị một số phương pháp như steroid và hóa trị cũng có thể khiến bạn gặp nhiều rủi ro hơn."
Bệnh gan mãn tính là tình trạng bệnh phổ biến thứ 10 trong số những bệnh nhân Covid-19 tử vong.
Vẫn chưa rõ chính xác Covid-19 ảnh hưởng đến gan như thế nào, nhưng ngay cả những người có các cơ quan khỏe mạnh cũng có thể có nguy cơ bị tổn thương gan do virus, theo The Hospitalist.
Những người được ghép gan đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có thể gặp nhiều nguy cơ, nhưng nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thay đổi hoặc ngừng bất kỳ chế độ thuốc nào.
Các nghiên cứu đã xác định béo phì nghiêm trọng là một yếu tố nguy cơ tử vong ở bệnh nhân Covid-19 nam giới hoặc tương đối trẻ.
Một phân tích trên hàng nghìn bệnh nhân được điều trị tại một hệ thống y tế Nam California đã xác định béo phì nghiêm trọng là một yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến tử vong ở bệnh nhân Covid-19. Mối liên quan là mạnh nhất ở những người từ 60 tuổi trở xuống, và đặc biệt là ở nam giới.
Các nghiên cứu từ Đại học Columbia và Public Health England đã ủng hộ phát hiện này, nhấn mạnh rằng những bệnh nhân béo phì dễ phải thở máy hoặc tử vong hơn nếu họ mắc Covid-19.
Nguy cơ hen suyễn cấp nặng ở người cao tuổi khi mưa dông Các nhà khoa học đã xác định được mối liên hệ giữa điều kiện thời tiết khi có dông bão và các bệnh về đường hô hấp ở người cao tuổi. Bệnh thời tiết? Cũng giống như những người luôn cảm thấy các cơn đau nhức xương khớp tăng lên khi thời tiết ẩm ướt hay chuyển mùa, những người mắc bệnh hen...