Giải pháp để hệ xương khớp khỏe mạnh
Cao hổ cốt lâu nay vẫn được quảng cáo là “thần dược” chữa trị các bệnh về xương khớp. Thế nhưng sự thật có đúng như vậy không vẫn còn nhiều người mơ hồ. Chúng ta cần đi tìm những giải pháp bền vững để có hệ xương khớp khỏe mạnh.
Ảnh minh họa.
Hiểu đúng về cao hổ cốt
Để biết được cao hổ cốt có thực sự tốt cho xương khớp hay không cần tìm bản chất của nó. Thực tế trong thành phần cao hổ chủ yếu là canxi photphat, magie photphat và canxin cacbonnat cùng một lượng lớn protein… những chất trong xương của nhiều loại động vật đều có.
Chúng không có quá nhiều khác biệt. Dược sĩ Trần Lâm Huyến (trong bài nghiên cứu cao động vật – dược học) khi phân tích tỷ lệ cấu thành ở các loại cao như cao hổ cốt, cao ban long, cao khỉ, cao gấu… không thấy có khác biệt nhiều.
Theo tìm hiểu của tôi, trong đông y có khoảng 17.000 bài thuốc nhưng chỉ có 50 bài thuốc có vị thuốc động vật. Tuy nhiên nhiều người lại xem thành phần động vật là bài thuốc thần kỳ chữa bách bệnh đặc biệt là xương khớp. Từ đó tự ý sử dụng không theo hàm lượng nhất định.
Phải biết rằng ngay cả các bài thuốc có thành phần động vật cũng phải sử dụng đúng vị, đúng hàm lượng mới mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. Vị động vật chỉ là một vị trong các bài thuốc ấy.
Video đang HOT
Th.S.BS Trần Quốc Khánh, Khoa phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức
Vậy vì sao người ta lại đẩy giá bán cao hổ cốt cao đến như vậy. Tất cả đều mang mục đích thương mại, đánh vào tâm lý người mua. Nếu không thận trọng người mua còn có thể mua phải hàng giả. Trên thực tế việc mua cao hổ cốt giả không ít vì lượng hổ trong tự nhiên khá hiếm và không còn nhiều cao hổ để bán trên thị trường.
Việc dùng cao hổ cốt giả có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh. Là một bác sĩ tôi chưa bao giờ nghĩ khi có vấn đề xương khớp nên sử dụng cao hổ cốt. Khi có bất cứ vấn đề gì về xương khớp bệnh nhân cần đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, có phác đồ điều trị và hướng dẫn tập luyện, ăn uống phù hợp.
Những giải pháp để có hệ xương khớp khỏe mạnh
Điều đầu tiên cần quan tâm về dinh dưỡng chính là uống nhiều nước, không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia nhất là những loại rượu mạnh trên 30 độ. Nhiều người nghĩ rằng hút thuốc lá chỉ ảnh hưởng đến phổi nhưng thuốc lá cũng là một trong những tác nhân gây bệnh xương khớp. Ngoài ra nên chú ý ăn nhiều trái cây, sữa chua và các loại hạt (đậu, lạc, hành nhân, mắc ca), những loại hạt này đặc biệt tốt cho người bị xương khớp.
Với những người bị xương khớp nên nằm nệm cứng, tránh gối cổ quá cao, tránh ngồi lâu một tư thế, tránh bê vật nặng đột ngột, tránh đi guốc quá cao vì như vậy có thể gây tổn thương cổ chân, khớp gối, khớp cột sống thắt lưng. Cần lưu ý tránh chơi thể thao khi chưa khởi động.
Đây là một nguyên tắc nhiều người quên khiến cho hệ xương khớp dễ bị tổn thương. Nên tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên mỗi ngày. Với những người thường xuyên sử dụng máy tính, nên để ngang tầm mắt tránh phải cúi thấp ảnh hưởng xương khớp, đồng thời cuộc sống hiện đại ngày nay mọi người sử dụng điện thoại quá nhiều, phải cúi cổ lâu cũng không tốt. Ngoài ra cần tẩy giun định kỳ cho các thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó, một trong những giải pháp dự phòng bệnh xương khớp chính là kiểm soát cân nặng. Hầu hết những người thừa cân béo phì đều gặp các vấn đề về xương khớp đặc biệt khớp cột sống lưng, khớp háng, gối và cổ chân. Những người có vấn đề xương khớp bình thường có thể chơi mọi môn thể thao, còn những người bị cột sống lưng nên tránh những môn như tránh chạy bộ nhanh mạnh, cầu lông, tennis, bóng chuyền. Những người này có thể bơi, đạp xe, bóng bàn, tập gym, yoga hoặc nhảy nhẹ nhàng. Với bệnh lý khớp gối nên đạp xe, bơi, yoga dưỡng sinh…
Cần bổ sung dưỡng chất khoa học đúng hàm lượng, thành phần được các nhà khoa học chứng minh và khuyến cáo. Khi bị xương khớp chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung các dưỡng chất khoa học như: canxin nhất là phụ nữ sau tuổi 55, bổ sung glucosamin, các vitamin nhóm vitamin A…
Tuy nhiên khi sử dụng những dưỡng chất này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa không nên tự ý sử dụng. Hiện nay các sản phẩm bổ sung cho xương khớp được bán rất nhiều trên thị trường, nhiều người thường có quan niệm cứ uống là tốt nên chủ động uống khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Mỗi người có thể chất, có sức khỏe xương khớp khác nhau nên việc bổ sung cũng không hoàn toàn giống nhau.
Khi có bệnh lý xương khớp phải đi khám bác sĩ chuyên khoa, không tự ý chữa trị khi không biết chính xác mình mắc bệnh lý nào. Hiện nay vẫn có tình trạng bệnh nhân bị đau là đi tiêm. Việc khám chuyên khoa giúp người bệnh xác định chính xác bệnh, có phác đồ điều trị phù hợp, có chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học.
Một số lưu ý, không tự ý sử dụng các loại “thuốc tiên” được quảng cáo tràn lan, không tự ý đến các thầy lang bốc thuốc vì hậu quả của việc dùng thuốc không đúng, không rõ nguồn gốc là hết sức khủng khiếp.
Thứ hai, với phụ nữ nhất là phụ nữ trên 55 tuổi cần chủ động đo loãng xương vì loãng xương là một trong những bệnh lý hay gặp, thời gian chữa cũng mất khoảng 3-5 năm. Với những phụ nữ đã thực hiện phẫu thuật cắt buồng trứng hoặc có điều trị ung thư vú nên kiểm tra loãng xương sớm hơn.
Hiện nay y học đang rất phát triển nên nhiều bệnh lý xương khớp có thể điều trị tốt, mang lại một cuộc sống bình thường khỏe mạnh cho người bệnh. Nhưng lưu ý dù khám hay chữa trị bệnh nhân nên tìm đến các bệnh viện chuyên khoa, có uy tín để tránh tiền mất tật mang.
Người phụ nữ 37 tuổi bị thoái hóa, lệch đốt sống cổ, bác sĩ cảnh báo tác hại của việc nghiện dùng điện thoại di động
Sự phổ biến của điện thoại thông minh giúp ích rất nhiều cho cuộc sống, nhưng cũng mang đến nhiều hệ lụy về sức khỏe nếu sử dụng sai cách.
Một người phụ nữ 37 tuổi họ Trần đã phải đến Phòng khám Y học Trung Quốc Zhongxiao Changshengkang ở Đài Loan để điều trị sau 1 thời gian dài giữ thói quen nằm nghịch điện thoại.
Chị Trần cho biết mình bắt đầu thường xuyên nằm nghiêng đầu về 1 bên sau khi mua chiếc điện thoại thông minh mới. Những nội dung thú vị trên mạng khiến chị liên tục phải "dính lấy" điện thoại hàng giờ mỗi ngày, quên cả việc phải đổi tư thế nằm và làm phiền đến chồng mình.
Bẵng đi 1 thời gian, chị bắt đầu nhận thấy mình gặp vấn đề về xương khớp mà không hiểu tại sao. Lúc đầu, chị chỉ thấy hơi đau mỏi khớp cổ, sau đó những cơn đau cổ và vai gáy dữ dội ập đến ngày một thường xuyên, xoa bóp cũng không khỏi.
Tình hình tồi tệ hơn khi chị mắc thêm chứng mất ngủ, ù tai, thỉnh thoảng lại bị cứng cổ đột ngột, các ngón tay tê mỏi, ngón chân cũng bắt đầu tê nhẹ khi cử động. Những triệu chứng này ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của chị. Do đó, chị Trần vội vã tìm đến phòng khám Trung y.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ Xu Yixin tại Phòng khám Y học Trung Quốc Zhongxiao Changshengkang, cho biết, các triệu chứng của chị Trần là của chứng thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống cổ của chị bị lệch nhẹ. Nguyên nhân được nhận định là do nằm và ngồi sai tư thế gây chèn ép dây thần kinh cột sống, đốt sống cổ trong thời gian dài.
Phương pháp điều trị được các bác sĩ lựa chọn là châm cứu trong 14 ngày, kết hợp với phương pháp Trung y nắn chỉnh đốt sống cổ cùng các bài tập vai gáy và vùng cổ, cột sống.
Sau 2 tuần điều trị đồng thời điều chỉnh tư thế và giảm thời gian sử dụng điện thoại, các cơn đau của chị Trần đã thuyên giảm rõ rệt, cảm giác tê buốt ngón tay, ngón chân dần mất hẳn. Chị Trần vô cùng vui mừng vì cuộc sống của mình đã trở lại bình thường, chị cũng học được 1 bài học đắt giá về thói quen sử dụng thiết bị điện tử.
Bác sĩ cảnh báo: người trẻ dễ bị tổn thương cột sống vì "nghiện" sử dụng điện thoại!
Hiện nay, có ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh về cột sống, xương khớp. Điều này là do tác hại của việc sử dụng điện thoại quá nhiều, nằm/ngồi sai tư thế khi sử dụng điện thoại. Họ có thể gặp phải nhiều chứng bệnh khác nhau nhưng phổ biến nhất là đau cơ cổ, giãn dây chằng, đau cổ, đau vai gáy, bị tê cứng cổ hoặc đau đầu.
Tư thế điển hình khi sử dụng điện thoại thông minh hoặc các thiết bị điện tử cầm tay khác thường không tốt cho xương khớp và thị lực, nhất là tư thế cúi đầu khi ngồi và nghiêng về 1 bên khi nằm, bác sĩ Xu Yixin nhận định.
Trong trường hợp nghiêm trọng, việc sử dụng điện thoại ở tư thế nằm/ngồi sai sẽ tác động đến rễ thần kinh cột sống cổ, làm xuất hiện triệu chứng đau cánh tay, tê bì ngón tay; chèn ép động mạch đốt sống, sinh ra chóng mặt, hay quên, nhức đầu, buồn nôn và ù tai; tạo áp lực lên dây thần kinh giao cảm, khiến bệnh nhân bị nghẹt mũi, tức ngực, hồi hộp, mất ngủ và trào ngược dạ dày.
Ngoài ra, chuyển động lặp đi lặp lại của các ngón tay trong 1 tư thế không tốt khi sử dụng điện thoại quá nhiều sẽ gây nên các bệnh lý về cơ xương khớp. Một số điện thoại thông minh có màn hình lớn cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm bao gân ngón tay khi sử dụng quá nhiều, quá lâu.
Các cách chữa bệnh xương khớp không dùng thuốc Các phương pháp chữa bệnh xương khớp không dùng thuốc vừa giúp giảm đau hiệu quả vừa an toàn, không gây hại sức khỏe. Nhiều người bị xương khớp có thói quen tự ý sử dụng thuốc để điều trị bệnh. Thế nhưng, thuốc chỉ có tác dụng cắt cơn đau tạm thời, không thể phục hồi cấu trúc xương khớp đã bị...