Giải pháp để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay
Vốn là một trong các nguồn lực không thể thiếu để thực hiện các mục tiêu phát triển doanh nghiệp, trong đó nguồn vốn tín dụng đóng vai trò rất quan trọng.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã triển khai đồng bộ các chính sách về tiền tệ, tín dụng do đó tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế trong những năm gần đây được duy trì ở mức khá cao (2015- 2017 đạt 18-19%, 2018 đạt gần 14%, 3 tháng đầu năm 2019 tiếp tục tăng 3,19%). Tín dụng cũng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh là động lực của tăng trưởng kinh tế và các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ như: tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng 21,41%; tín dụng công nghiệp và xây dựng tăng 9,91%; tín dụng thương mại và dịch vụ tăng 16,57%; tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tăng 15,57%; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 14,58%. Tăng trưởng tín dụng đã góp phần hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt năm 2018 tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% – cao nhất trong 11 năm trở lại đây.
Từ năm 2014 đến nay, ngành ngân hàng cũng đã tổ chức trên 1.500 buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp trên toàn quốc, qua đó đã tháo gỡ khó khăn cho gần 195.000 doanh nghiệp, với tổng số tiền các ngân hàng cam kết cho vay mới đạt gần 2,5 triệu tỷ đồng với lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6-9%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn, 9-11%/năm đối với các khoản vay trung, dài hạn.
Ngoài ra, các tổ chức tín dụng (TCTD) liên tực triển khai các hình thức hỗ trợ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh như gia hạn nợ, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, nâng hạn mức tín dụng, giảm lãi suất cho các khoản vay cũ… với dư nợ trên 150.000 tỷ đồng. Riêng trong năm 2018, trên 420 buổi gặp gỡ, đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp đã được tổ chức trên toàn quốc, giải ngân gần 900.000 tỷ đồng cho trên 50.000 doanh nghiệp và một số đối tượng khác; thực hiện gia hạn nợ, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, giảm lãi suất cho gần 60.000 tỷ đồng đối với các khoản vay cũ cho gần 3.300 doanh nghiệp và một số khách hàng khác.
Giải pháp để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) do cung cách quản lý, sự quản trị doanh nghiệp còn có khiếm khuyết và bất cập, thiếu minh bạch trong hoạt động tài chính nên nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thể thuyết phục các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chấp nhận cung cấp tín dụng. Bên cạnh đó, các cơ chế hỗ trợ tiếp cận vốn cho DNNVV thông qua bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương, hỗ trợ vốn của Quỹ phát triển DNNVV thời gian qua chưa thực sự phát huy hiệu quả.
Video đang HOT
Do đó, để nâng cao hiệu quả của các chương trình tín dụng đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn và đáp ứng nhu cầu vốn vay cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ông Vũ Quốc Hùng kiến nghị: Đối với các bộ, ngành liên quan: Triển khai đồng bộ các quy định tại Luật hỗ trợ DNNVV và các văn hướng dẫn Luật, đặc biệt là chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn TCTD thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định 34/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ, và Nghị định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển DNNVV.
Đối với UBND các tỉnh, thành phố cần tích cực triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ DNNVV quy định tại Luật hỗ trợ DNNVV và hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương, đặc biệt là cấp đủ vốn điều lệ cho Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV để hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng;
Đồng thời, cần đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất, thủ tục giao dịch bảo đảm và các thủ tục hành chính liên quan nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hoàn tất hồ sơ vay vốn ngân hàng; quan tâm đẩy nhanh tiến độ thi hành án và quá trình xử lý tài sản đảm bảo đối với các tài sản đã có quyết định thi hành án, hỗ trợ các TCTD trong việc thu hồi vốn; Tiếp tục quan tâm chỉ đạo triển khai có hiệu quả các chương trình chính sách tín dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phối hợp với ngành Ngân hàng triển khai Chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp để kịp thời xử lý các khó khăn của người dân, doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng.
Đối với các Hiệp hội ngành nghề, Hiệp hội DNNVV, ông Hùng cho rằng, nên tiếp tục nâng cao vai trò, tầm ảnh hưởng của mình làm cầu nối giữa doanh nghiệp và các TCTD, hỗ trợ doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng với các TCTD; Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp thành viên.
Đông Nghi
Theo doanhnhanviet.net.vn
Hơn 1,1 tỉ USD vốn ngoại đổ vào bất động sản
Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong các lĩnh vực nhận được vốn đầu tư trực tiếp nhiều nhất từ nước ngoài với 1,1 tỉ USD trong 4 tháng đầu năm.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 4, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần lên tới 14,59 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là mức kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký của 4 tháng trong vòng 4 năm trở lại đây (năm 2016 đạt 7,5 tỉ USD, năm 2017 đạt 10,6 tỉ USD và năm 2018 đạt 8 tỉ USD). Vốn FDI tăng mạnh ở các dự án cấp mới và góp vốn mua cổ phần.
Đáng lưu ý, lượng vốn thông qua góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh với 1.653 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,68 tỉ USD, gấp 3 lần so với cùng kỳ và chiếm 52,6% tổng vốn đăng ký.
Trong 4 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành - lĩnh vực, trong đó tập trung nhiều nhất vào công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt gần 10,5 tỉ USD, chiếm gần 72% tổng vốn đầu tư đăng ky.
Vốn ngoại đổ mạnh vào thị trường bất động sản. Ảnh: NLĐ
Hoạt động kinh doanh bất động sản là lĩnh vực đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư 1,1 tỉ USD, chiếm 7,5% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt 562,2 triệu USD.
Theo Hiệp hội bất động sản TP HCM, hiện nguồn vốn FDI đổ vào thị trường này chiếm khoảng 21% tổng nguồn vốn FDI vào Việt Nam, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
Liên quan đến vốn cho thị trường bất động sản, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, trong đó nêu rõ sự phát triển của thị trường bất động sản vẫn chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cơ cấu hàng hóa bất động sản chưa hợp lý, dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, thiếu sản phẩm nhà ở xã hội và nhà ở giá thấp phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận người dân...
Nhằm khắc phục những yếu kém, tồn tại và tiếp tục thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định và lành mạnh trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước được giao theo dõi chặt chẽ tình hình, kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đồng thời kiểm soát chặt tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Khuyến khích các tổ chức tín dụng phân bổ vốn tín dụng đối với dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở cho thuê.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh bất động sản, xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng...
Thái Phương
Theo Người lao động
Doanh nghiệp 24h: Một số doanh nghiệp thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu sau cổ phần hóa Đó là thực trạng được Bộ Tài chính đưa ra tại Báo cáo tóm tắt Tổng hợp đánh giá tình hình cơ cấu lại các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Ảnh minh họa. Thủ tướng giao 7 cơ...