Giải nhiệt với nước ép tứ tuyệt
Nước ép tứ tuyệt kết hợp 4 loại trái cây cam, táo đỏ, dứa và kiwi giúp giải nhiệt hiệu quả trong những ngày nắng nóng.
Táo đỏ rất giàu pectin – một loại enzyme giúp loại bỏ độc tố trong ruột. Cam chứa nhiều vitamin C làm lợi tiểu, giảm táo bón, tăng sức đề kháng. Kiwi chứa actinidain, là loại enzyme có khả năng phân hủy protein và cải thiện hệ tiêu hóa. Dứa là loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng chữa bệnh.
Nước ép kết hợp 4 loại trái cây cam, táo đỏ, dứa và kiwi giúp giải nhiệt hiệu quả trong những ngày nắng nóng. Ảnh: juicing.
Nguyên liệu: 2 trái táo đỏ, 4 trái kiwi, 2 trái cam, 1 quả dứa.
Cách làm:
Video đang HOT
Táo và dứa gọt vỏ, bỏ lõi và cắt lát. Gọt vỏ kiwi, cắt lát. Cam gọt vỏ, bỏ sạch hạt nếu không nước ép của bạn sẽ bị đắng. Cho các thành phần trên vào máy ép lấy nước. Đổ ra ly khuấy đều, thêm đá trước khi uống.
Nếu bạn muốn món nước ép này thơm ngon hơn hay muốn giảm cân thì cho vào trái chanh (bỏ vỏ, hạt) ép chung. Axit citric trong chanh giúp điều chỉnh sự trao đổi chất và hạn chế lượng đường hấp thụ của cơ thể.
Song Lê (Theo Juicing Recipes)
Tác động tiêu cực của rau ngót với sức khỏe
Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót.
Với chất lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bệnh có đường huyết cao.
Ai cũng biết là rau ngót rất tốt nhưng ít người biết rau ngót cũng có tác động tiêu cực với sức khỏe con người. Tuy nhiên, tác động này, chỉ cần lưu ý khi kết hợp các loại thực phẩm với rau ngót là có thể tránh được.
Tác động tiêu cực của rau ngót
Đằng sau những đặc điểm ưu việt, lá rau ngót cũng có một số nhược điểm. Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, cả canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.
Chú ý: Không nên cho đường vào nước cốt rau ngót vì nó sẽ làm mất tác dụng, tốt nhất là uống nước cốt bạn nhé!
Bên cạnh đó, cần phải biết các công dụng tích cực của rau ngót với sức khỏe con người:
- Thanh nhiệt: Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.-
Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.
- Giảm thân trọng: Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ.
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz - huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.
- Trị táo bón: Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.
- Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.
Theo tri thức trẻ
Ngừa mụn mùa nóng Mùa nóng được xem là cơn ác mộng của những người có làn da nhờn. Ảnh: Shutterstock Một số gợi ý giúp ngừa mụn bộc phát trong mùa nóng của bác sĩ da liễu Kiran Lohia, Giám đốc Viện Da liễu Lumiere (Ấn Độ) có thể hữu ích đối với bạn: Rửa mặt 2 lần/ngày, nếu rửa nhiều lần quá, da sẽ bắn...