Giải ngân vốn đầu tư công ngành giao thông đạt hơn 80% kế hoạch
Đến hết tháng 11/2020, Bộ Giao thông vận tải đã giải ngân được 31.918 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước giải ngân được 27.253 tỷ đồng, đạt 80,9% kế hoạch; vốn nước ngoài giải ngân được 4.664 tỷ đồng, đạt 76% kế hoạch.
Ảnh: TL.
Chỉ tính riêng trong tháng 11, công tác giải ngân chưa đạt mốc tiến độ kỳ vọng của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đạt 85% kế hoạch. Tuy nhiên, so với tỷ lệ giải ngân bình quân chung cả nước (70%), Bộ GTVT vẫn đang là một trong số những bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ.
Theo ông Nguyễn Danh Huy – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ GTVT), nguyên nhân công tác giải ngân của Bộ GTVT chưa đạt được mức kỳ vọng là do một số dự án có nhu cầu giải ngân tốt nhưng mới được điều chỉnh bổ sung kế hoạch trung hạn, bổ sung vốn để thực hiện, như các dự án đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất; đường bộ cao tốc đoạn Cam Lộ – La Sơn, đoạn Nha Trang – Cam Lâm, đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết, đoạn Phan Thiết – Dầu Giây; quốc lộ 91 tránh Long Xuyên (phần vốn nước ngoài); thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản cho các dự án…
Tuy nhiên, phần thiếu hụt sau sẽ được giải ngân bù trong tháng 12/2020 sau khi hoàn thiện công tác phân khai điều chỉnh dự toán.
Đối với nguồn vốn trong nước cơ bản có thể giải ngân hết kế hoạch được giao trước 31/1/2021, tuy nhiên, ông Huy thừa nhận, phần vốn bố trí cho giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn và hoàn toàn phụ thuộc vào các địa phương, nên khó khăn trong việc đảm bảo giải ngân hết 100% kế hoạch.
Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn nước ngoài, vốn đối ứng, ông Huy cho biết, tiến độ triển khai, thực hiện các dự án ODA hiện đang bám sát yêu cầu đã đề ra, một số dự án lớn đã hoàn thành đúng tiến độ, như: cảng Lạch Huyện, đường ôtô Tân Vũ – Lạch Huyện, quốc lộ 217 giai đoạn 2, cầu Hưng Hà, cầu Thịnh Long…
Video đang HOT
Để công tác giải ngân đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị ẩy nhanh thủ tục đấu thầu, sớm hoàn thiện hồ sơ thanh toán, quyết toán để đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch theo yêu cầu; các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sớm hoàn thiện các thủ tục để thực hiện giải ngân ngay trong tháng 12/2020 đối với công tác chi trả nợ đọng xây dựng cơ bản; các dự án điều chỉnh tăng từ nguồn vốn kéo dài (dự án La Sơn – Túy Loan và Nha Trang – Cam Lâm) và công tác tạm ứng hợp đồng xây lắp các dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Bộ GTVT chỉ đạo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát tình hình triển khai các dự án đang triển khai thực hiện, thúc đẩy thủ tục nghiệm thu thanh toán; tham mưu báo cáo bộ phụ trách dự án giải pháp xử lý cụ thể để thúc đẩy tiến độ giải ngân./.
Giải ngân vốn ODA địa phương: Đẩy nhanh tiến độ để giảm dư nợ tạm ứng
Vốn giải ngân tại các địa phương đã tăng, thời gian chi tiêu trung bình từ các tài khoản tạm ứng giảm từ 7 tháng xuống còn từ 3 đến 4 tháng, góp phần giảm chi phí trả lãi vay cho ngân sách.
Hội nghị với các địa phương ' Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ 9 tháng, năm 2020,' ngày 14/10. (Ảnh: Vietnam )
" Mặc dù tỷ lệ giải ngân đầu tư nguồn vốn nước ngoài (ODA) của các địa phương trong tháng Chín đã cải thiện đáng kể, tăng thêm 8% so với tháng Tám nhưng tổng giải ngân của 9 tháng vẫn ở mức thấp so với dự toán năm 2020. Và, nếu so với dự toán sau giảm trừ (do các địa phương trả lại dự toán), tỷ lệ giải ngân mới đạt 32,43%, trong khi thời gian giải ngân dự toán của năm nay chỉ còn 4 tháng nữa."
Nội dung trên được ông Trương Hùng Long, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính thông tin tại Hội nghị với các địa phương "Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ 9 tháng, năm 2020," ngày 14/10.
Bên cạnh đó, ông Long cho biết vốn giải ngân thực thanh toán đã tăng, thời gian chi tiêu trung bình từ các tài khoản tạm ứng giảm từ 7 tháng xuống còn từ 3 đến 4 tháng. Điều này góp phần giảm chi phí trả lãi vay cho ngân sách trung ương, ngân sách địa phương đồng thời thúc đẩy nhanh hoạt động giải ngân.
Tỷ lệ giải ngân thấp
Theo số liệu từ Bộ Tài chính về tình hình giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài năm 2020 của các địa phương, tính đến ngày 30/9, về nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương, các địa phương đã phân bổ 97% dự toán (vốn cấp phát), tăng 6,6% so với thời điểm 31/8. Tuy nhiên trong số dự toán trên, số dự toán các địa phương đề nghị hoàn trả ngân sách trung ương tính đến ngày 30/9 chiếm 11,73% dự toán.
Tổng số giải ngân (bao gồm cả số giải ngân theo cơ chế tài chính trong nước) tính đến ngày 30/9 mới đạt tỷ lệ 29% so với dự toán được giao.
Về nguồn vốn trung ương cho vay lại đến các địa phương, tổng số đã phân bổ đạt 75,3% dự toán, tăng không đáng kể so với thời điểm 31/8 (tăng 1,2%).
Là một trong những tỉnh có tỷ lệ giải ngân cao nhất, đại diện tỉnh Nam Định cho biết tốc độ tăng giải ngân trong tháng Chín đạt 45% trong tháng 9.
"Trước đó, Nam Định đã giao chi tiết vốn đầu tư công 3.936 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm 2020 đồng thời yêu cầu toàn bộ chủ đầu tư dự án cam kết giải ngân 100% vốn ODA. Theo đó, Tỉnh tập trung chỉ đạo các cấp các ngành thực hiện giải ngân các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt vốn giải ngân nước ngoài cấp phát từ trung ương đã phân bổ cho 4 dự án lập dự toán chi tiết đồng thời đề nghị không trả lại vốn," vị đại diện cho biết.
Tại hội nghị, đại diện Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết tình hình thực hiện giải ngân vốn ODA cho 9 dự án. Theo đó, Thành phố đã phân bổ chi tiết 5.044 tỷ đồng và tính đến ngày 30/9 đã giải ngân khoảng 1.500 tỷ đồng, đạt 29,5% kế hoạch vốn được giao. Với nguồn vốn cho vay lại, Thành phố đã giải ngân trên 4.800 tỷ đồng, đạt 46% kế hoạch. Như vậy, tính chung cho 2 nguồn vốn này, giải ngân 40,86% và dự kiến cả năm đạt 8.000 tỷ đồng.
Đến ngày 30/9, có 60/62 địa phương được giao vốn vay nước ngoài đã phân bổ trên 50% dự toán được giao. (Ảnh: Vietnam )
Theo ông Long, hiện có 60/62 địa phương được giao vốn vay nước ngoài đã phân bổ trên 50% dự toán được giao, trong đó 43/62 địa phương đã nhập hệ thống và tăng 18 địa phương so với thời điểm ngày 31/8.
Trong số dự toán trên, các địa phương xác nhận số vay lại sẽ không sử dụng chiếm 6,48% dự toán và số giải ngân đạt 33% so với dự toán được giao, tăng thêm 11,2% so với thời điểm 31/8.
"Như vậy, tỷ lệ giải ngân vốn trung ương hỗ trợ cho địa phương từ nguồn nước ngoài theo phương thức ghi thu ghi chi (bao gồm cả phần ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu và trung ương cho vay lại) là 30,4% dự toán được giao," ông Long cho biết.
Ngoài ra, báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho thấy tình hình giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương theo kế hoạch vốn 2019, phần được chuyển nguồn và kéo dài thời gian thực hiện đến 31/12 của các địa phương đạt 71,6% so với dự toán 2019 được chuyển nguồn (bao gồm cả số vốn giải ngân theo cơ chế tài chính trong nước).
Quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân
Trước tình hình chậm giải ngân nói chung, ông Long đề nghị các địa phương thúc đẩy các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện các thủ tục thanh toán và gửi báo cáo hoàn chứng từ cho Bộ Tài chính (đối với khối lượng đầu tư đã hoàn thành được Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi nhưng chưa làm thủ tục giải ngân, đối với các dự án có tài khoản đặc biệt/tài khoản tạm ứng) để giảm số dư nợ tạm ứng với bên cho vay nước ngoài.
Với dự án giải ngân theo kết quả đầu ra, ông Long yêu cầu các địa phương làm việc chặt chẽ với các cơ quan chủ quản chương trình, để tiến hành kiểm đếm ngay cho từng dự án, từng địa phương đã có khối lượng hoàn thành mà không chờ toàn bộ các địa phương tham gia chương trình hoàn thành mới tiến hành kiểm đếm.
"Với số vốn tạm ứng đã chuyển về tài khoản của dự án tại Kho bạc Nhà nước, đề nghị các chủ dự án khẩn trương giải ngân, thanh toán cho các hoạt động của dự án và gửi thông tin lại cho Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, 20 dự thảo hợp đồng cho vay lại đã được Bộ Tài chính gửi các địa phương xin ý kiến để ký kết, đề nghị các địa phương sớm có ý kiến phản hồi," ông Long nhấn mạnh.
Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ thực hiện một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân tại các địa phương. Ông Long cho biết Bộ sẽ tiến hành rà soát và làm việc cụ thể với các địa phương và các ban quản lý dự án có số dư tài khoản đặc biệt lớn để thúc đẩy việc giải ngân từ các tài khoản này.
Bên cạnh đó, Bộ sẽ trao đổi với các đối tác phát triển để tiếp tục tạo thuận lợi cho phương thức thanh toán trực tiếp.
"Bộ Tài chính cũng chỉ đạo các đơn vị chức năng xử lý nhanh các đơn rút vốn đủ điều kiện thanh toán của các dự án và phối hợp chặt chẽ với các địa phương để ký hợp đồng cho vay lại cũng như góp ý về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư của các dự án," ông Long nói./.
Tập trung xử lý dứt điểm các vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư nước ngoài Sáng nay, 12/10, Bộ Tài chính họp với các bộ, ngành trung ương để nhìn lại tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ 9 tháng đầu năm 2020 và thảo luận các giải pháp hoàn thành tối đa kế hoạch đề ra. Lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại chủ...