Giải mã vũ khí huyền thoại của đế chế La Mã cổ đại
La Mã cổ đại là một trong những đế chế chinh phục được nhiều vùng đất nhất lịch sử. Một trong những yếu tố góp phần vào thành công của đế chế La Mã là những vũ khí huyền thoại được sử dụng trên chiến trường.
Theo nhiều tài liệu lịch sử, thanh kiếm Gladius là vũ khí huyền thoại mang tính biểu tượng đối với quân đội La Mã cổ đại. Nó được coi là vũ khí tiêu tuẩn của lực lượng bộ binh.
Thanh kiếm Gladius gắn liền với các cuộc chinh phục của đế chế La Mã cổ đại. Loại vũ khí này lần đầu tiên được đề cập đến là trong tiểu sử của Alexander Đại đế.
Kiếm Gladius có nhiều loại khác nhau. Cụ thể, nhiều khu vực thuộc lãnh thổ La Mã có những thanh kiếm Gladius có kích thước và kiểu dáng khác nhau.
Nổi tiếng là kiếm Gladius ở Pompeii có chiều dài ngắn hơn so với nhiều nơi khi có lưỡi kiếm dài khoảng 50 cm.
Loại kiếm Gladius ở Pompeii có ưu điểm nổi trội khi được sử dụng trong cận chiến. Với kích thước ngắn hơn những loại kiếm khác, thanh kiếm Gladius ở Pompeii rất cơ động và linh hoạt trong trường hợp những vũ khí dài như giáo mác không thể phát huy được hiệu quả.
Video đang HOT
Một loại kiếm Gladius nổi tiếng khác của đế La Mã có tên Gladius Hispaniensis. Nó được sử dụng vào khoảng thế kỷ 2 trước Công nguyên.
Đây là loại kiếm có kích thước lớn nhất trong dòng Galadius. Nguyên do là vì lưỡi kiếm của nó dài từ 64 – 69 cm và bề rộng của lưỡi kiếm khoảng 4 – 5,5 cm.
Hai cạnh kiếm Gladius Hispaniensis chạy song song hầu hết chiều dài của thân kiếm. Mũi kiếm được rèn nhọn hoắt để đâm xuyên qua lớp giáp của đối phương.
Khi sử dụng kiếm Gladius, binh sĩ La Mã thường kết hợp với những chiếc khiên để phát huy tối đa ưu điểm của nó trên chiến trường nhằm tiêu diệt quân địch.
Nhờ vậy, thanh kiếm Gladius đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng lừng lẫy của đế chế La Mã trong việc chinh phục những vùng lãnh thổ rộng lớn.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Cực nóng: Alexander Đại đế lừng lẫy thế giới bị chôn sống?
6 ngày sau khi qua đời, thi hài Alexander Đại đế không có dấu hiệu phân hóa gây kinh ngạc. Nhiều quần thần, tướng lĩnh của Alexander Đại đế cho rằng ông là một vị thần. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng có thể nhà cầm quân lỗi lạc này bị chôn sống.
Alexander Đại đế của vương quốc Macedonia là một trong những nhà cầm quân xuất chúng nhất lịch sử với nhiều chiến tích huy hoàng trên chiến trường.
Tuy nhiên, vào năm 323 trước Công nguyên, Alexander Đại đế đột ngột băng hà tại Babylon sau 12 ngày lâm bệnh.
Alexander Đại đế bị các cơn đau dạ dày, cơn sốt và bị tê liệt dày vò suốt nhiều ngày.
Trước cái chết đột ngột của Alexander Đại đế, nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải nguyên nhân tử vong của ông như do bệnh sốt rét,thương hàn, ngộ độc rưụ hay bị ám sát.
Cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhà cầm quân kiệt xuất này vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Không những vậy, 6 ngày sau khi qua đời, thi hài Alexander Đại đế không có dấu hiệu phân hóa khiến quần thần kinh ngạc. Vì vậy, một số người cho rằng đây là một điều phi thường và chỉ có một vị thần mới làm được.
Thế nhưng, một số chuyên gia đưa ra quan điểm rằng, Alexander Đại đế không có dấu hiệu phân hóa nào trong 6 ngày sau khi chết là vì ông chưa thực sự qua đời.
Theo giả thuyết này, khi cận kề cái chết, Alexander Đại cần rất ít oxy để thở. Vào thời cổ đại, thầy thuốc đưa ra kết luận một người chết hay sống dựa trên nhịp thở thay vì dựa trên nhịp tim hay mạch.
Do thầy thuốc không phát hiện được nhịp thở yếu ớt của Alexander Đại đế nên kết luận ông hoàng này băng hà trước khi ông thực sự chết.
Chính vì lẽ đó, Alexander Đại đế được tổ chức tang lễ khi còn sống và có thể bị chôn sống mà không ai hay biết.
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/ATI
Sếp 'đì', quấy rối, bắt nạt ở nơi làm việc Thay vì chịu đựng và ngày càng chán nản nơi làm việc vì bị sếp bắt nạt, bạn nên thẳng thắn nói chuyện, nói với phòng nhân sự hoặc tìm cho mình nơi làm việc mới tốt hơn. Ở Nhật Bản, cụm từ "pawahara" hay "power harassment" chỉ nạn quấy rối, bắt nạt nơi công sở bởi cấp trên, không còn xa lạ...