‘Giải mã’ tăng trưởng lợi nhuận liên tiếp của Techcombank
Chiến lược trở thành “ ngân hàng giao dịch chính của khách hàng” đã giúp ngân hàng tư nhân dẫn đầu về quy mô lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng nhanh trong 6 tháng đầu năm nay và tiếp tục đà bứt phá cuối năm.
Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ
Vào thời điểm thị trường đang dự đoán và trông chờ báo cáo tài chính Quý III, có thể thấy vị trí bám đuổi trong bảng xếp hạng Top 2 về lợi nhuận Quý III của mảng ngân hàng, không ai khác vẫn là Vietcombank và Techcombank.
Hồi Quý II, Vietcombank phá mốc lợi nhuận trước thuế 11.100 tỉ đồng, và Techcombank tiếp tục dẫn đầu khối ngân hàng tư nhân với gần 5.700 tỉ đồng, ghi nhận quý thứ 15 liên tiếp tăng trưởng. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào hai ông lớn này thì bức tranh thị trường chưa đầy đủ, bởi tốc độ tăng trưởng của nhiều nhà băng đã chậm lại, thậm chí có nhiều ngân hàng lợi nhuận thấp hơn so với cùng kỳ.
Theo các chuyên gia tài chính, sự phân hóa hiện nay là vì mỗi nhà băng có sự chuẩn bị khác nhau từ nhiều năm trước, đặc biệt là trong bối cảnh hệ thống chịu sự ảnh hưởng bởi hạn mức tín dụng, hay yêu cầu đáp các tiêu chí an toàn trong Basel II. Dù vậy, có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là các ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động dịch vụ bù lại cho tăng trưởng từ hoạt động tín dụng.
“Giải mã” kết quả kinh doanh của Techcombank sẽ cho thấy câu chuyện này rõ ràng hơn.
Nếu “soi” vào cơ cấu tài sản, tỉ trọng đóng góp dư nợ của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn đã thay đổi trong 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, giảm khoảng 20% trong khi đóng góp của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 53%, nhóm bán lẻ tăng khoảng gần 32%.
Trên thực tế, phân khúc khách hàng cá nhân và SMEs là 2 phân khúc tăng trưởng tốt nhất và mang lại thành quả cao nhất trong thời gian gần đây của Techcombank. Theo đó, tỉ trọng đóng góp của 2 nhóm này là gần 67% dư nợ, trong đó khách hàng cá nhân chiếm tỉ trọng cao nhất.
Video đang HOT
Trở thành “ngân hàng giao dịch chính” cho khách hàng
Dù vậy, câu chuyện của Techcombank là bức tranh tổng quát hơn, chứ không chỉ nhìn riêng lẻ vào từng sản phẩm hay dịch vụ đơn nhất. Một trong những bí quyết quan trọng giúp Techcombank ghi dấu ấn trong thời gian qua, như Tổng Giám đốc Nguyễn Lê Quốc Anh nhiều lần chia sẻ về chiến lược của nhà băng, đó là trở thành “ ngân hàng giao dịch chính cho khách hàng”, đáp ứng toàn diện các nhu cầu của khách hàng. Từ nhu cầu hàng ngày như sự thuận tiện và bảo mật cao trong giao dịch, cho đến những nhu cầu dài hạn như tiết kiệm, vay, đầu tư, bảo hiểm.
Những con số tăng trưởng trong thời gian qua từ mô hình “ngân hàng giao dịch giao dịch chính cho khách hàng” cho thấy Techcombank đang đi đúng hướng. Chiến lược này không chỉ giúp ngân hàng giảm chi phí huy động, mà còn tăng tỉ suất lợi nhuận cao hơn ở cả mảng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Số lượng giao dịch tăng vọt, chất lượng tín dụng cũng được cải thiện. Trên thực tế, cơ hội “nắm” dòng tiền giao dịch ở khách hàng là điều mà nhà băng nào cũng mong muốn, bởi không chỉ giảm thiểu rủi ro mà còn “thấu hiểu” khách hàng để phục vụ tốt hơn.
Chiến lược của Techcombank trở thành “ngân hàng giao dịch chính cho khách hàng”, đáp ứng toàn diện các nhu cầu của khách hàng.
Techcombank “áp” mô hình này vào 6 lĩnh vực kinh tế, chiếm khoảng 48% GDP Việt Nam, và có tốc độ tăng trưởng hơn gấp đôi mức tăng trưởng GDP (gần 16%), bao phủ phần lớn nhu cầu tiêu dùng của người Việt, từ dài hạn như mua nhà để ở, mua ô tô để đi, cho đến những nhu cầu hàng ngày như mua sắm hàng tiêu dùng, thanh toán dịch vụ hay đi du lịch.
Cuộc đua trường kỳ
Tất nhiên, cơ hội từ những nhu cầu rộng mở này không chỉ đến với Techcombank mà còn nhiều nhà băng khác, nhưng sẽ là cuộc đua trường kỳ. Một trong những yếu tố để đi được đường dài là vốn. Đây cũng là vấn đề nhiều nhà băng đau đầu trong thời gian qua, đua nhau huy động thêm dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong quý II vừa qua, Techcombank đa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chuân mưc Basel II. Đáng chú ý, tỉ lệ CAR tại thời điểm cuối quý II/2019 theo chuẩn mới đạt mức 15,6%, cao gần gấp đôi so với yêu cầu.
Theo kết quả này, tăng trưởng tín dụng trong năm nay của Techcombank được nâng lên mức 17%. Tuy nhiên, đến cuối tháng 6 con số tăng trưởng đã đạt gần 13%. “Chỉ còn chút xíu để làm thêm”, như ông Quốc Anh chia sẻ, nhưng thực tế rõ ràng Techcombank còn rất nhiều “dư địa” khác để phát triển.
Theo CEO của Techcombank, những kết quả mà ngân hàng liên tiếp đạt được giai đoạn qua là nhờ quản lý tốt bảng cân đối tài sản, đa dang hoa cac nguôn thu nhâp va nâng cao năng lưc cua con ngươi, hê thông va cac quy trinh trong chiến lược 5 năm năm trước đây.
“Chung tôi tiêp tuc tâp trung vao chiến lược kinh doanh khach hang la trong tâm, tạo ra nền tảng cho viêc thưc thi mô hinh kinh doanh dai han rui ro thâp, lơi nhuân cao. Những gì chúng tôi đầu tư trong hôm nay thì chúng ta sẽ thấy kết quả trong những năm sau”, ông Nguyễn Lê Quốc Anh, Tổng Giám đốc Techcombank khẳng định.
Trương Vân
Theo vietq.vn
Techcombank phát hành 3,5 triệu cổ phiếu ESOP, không bị hạn chế chuyển nhượng
Một điểm đáng chú ý, số cổ phiếu bán cho người lao động lần này không bị hạn chế chuyển nhượng.
Ảnh minh họa.
Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank (mã TCB) vừa có Nghị quyết về việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2019.
Theo đó, ngân hàng dự kiến sẽ phát hành hơn 3,5 triệu cổ phiếu (tương đương 0,1% số lượng cổ phiếu đang lưu hành) cho người lao động.
Trong đó, 325.000 cổ phiếu dành cho cán bộ nhân viên/người lao động nước ngoài và 3,22 triệu cổ phiếu dành cho cán bộ nhân viên/người lao động Việt Nam.
Giá bán là 10.000 đồng/cổ phiếu. Một điểm đáng chú ý, số cổ phiếu bán cho người lao động lần này không bị hạn chế chuyển nhượng.
Thời gian thực hiện trong năm 2019, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt và đảm bảo phù hợp theo quy định của pháp luật.
Hiện giá cổ phiếu TCB đang được giao dịch quanh ngưỡng 21.900 đồng/cổ phiếu, cao gấp hơn 2 lần so với mức giá bán cho nhân viên.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, Techcombank báo lợi nhuận trước thuế 5,7 nghìn tỷ đồng, doanh thu đạt 9,1 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 32% và 19% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng tài sản tăng 12% trong 6 tháng đầu năm, đạt 360,7 nghìn tỷ đồng với tăng trưởng tín dụng cũng ở mức 12%. Tiền gửi khách hàng tăng 9,4% với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn và ký quỹ (CASA) trên tổng huy động đạt mức 30,4% tại thời điểm cuối quý 2.
TRẦN THÚY
Theo bizlive.vn
Ngân hàng giảm tăng trưởng lợi nhuận năm 2019 Sau năm 2018 bứt phá, nhiều ngân hàng tỏ ra thận trọng hơn trong năm 2019 và đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn năm ngoái. Tại đại hội cổ đông Techombank mới diễn ra, ban lãnh đạo ngân hàng đặt mục tiêu lãi trước thuế 11.750 tỷ đồng, tăng 10% so với năm ngoái. Mức tăng trưởng lợi nhuận này...