Giải mã sức hút của thể loại phim zombie Hàn Quốc: Từ Train to Busan, Kingdom đến Peninsula
Vì sao những bộ phim Hàn Quốc lấy đề tài zombie lại có thể đạt được nhiều thành công trong những năm qua như vậy?
Ngành công nghiệp phim Hàn Quốc đang gây ấn tượng mạnh với khán giả trên toàn thế giới khi liên tục cho ra mắt các sản phẩm điện ảnh lẫn truyền hình mang đề tài thây ma vô cùng chất lượng.
Việc làm phim về những xác sống vốn không phải là điều gì đó mới mẻ, đặc biệt là với một quốc gia có nền điện ảnh vô cùng phát triển. Bắt đầu từ những năm 2010, xứ sở kim chi đã nhận ra được tiềm năng mà thể loại này có thể mang lại, vậy nên họ đã liên tục cho ra đời những sản phẩm điện ảnh khác nhau, như The Neighbor Zombie (2010), Horror Stories (2012), Doomsday Book (2012), Zombie School (2014)…
Tuy nhiên, mãi cho đến năm 2016, khi bom tấn Train to Busan ra mắt, thì khán giả trên toàn thế giới mới phải thật sự trầm trồ bởi sự chịu chơi của Hàn Quốc. Ngay sau những thành công của Train to Busan, hàng loạt các dự án điện ảnh khác khai thác đề tài zombie cũng đã được ra mắt, điển hình nhất chính là series Kingdom được chiếu trên kênh truyền hình trực tuyến Netflix, và sắp tới đây là Bán đảo Peninsula – phần 2 của Train to Busan. Vậy vì sao những bộ phim về về zombie của quốc gia này lại đang hot đến vậy?
Nếu so sánh với thể loại phim ma, thì những gì mà một bộ phim zombie kinh dị mang đến thật sự sinh động hơn rất nhiều. Từ những cảnh máu me, rượt đuổi, hay ăn thịt người, tất cả đều thân thật hơn so với việc theo dõi một hồn ma liên tục đeo đám và quấy nhiễu một gia đình nào đó.
Người xem sẽ được theo dõi hành trình sống còn của các nhân vật chính, trải nghiệm sự nguy hiểm và cả những đau thương, mất mát của những kẻ sống còn trong nghịch cảnh. Thêm vào đó, nỗi thèm khát thịt người của tồn tại xuyên suốt bộ phim, đôi lúc cũng khiến người xem tự hỏi, liệu bản thân sẽ như thế nào nếu không may bị biến thành một trong những sinh vật vô tri đó.
Nếu so sánh với những series hay phim điện ảnh khác của Hollywood về đề tài này, thì phải công nhận rằng những nhà biên kịch Hàn Quốc đã nhỉnh hơn đôi chút trong việc khắc họa nên bối cảnh, không gian cho câu chuyện của họ.
Đối với Train to Busan, người xem đã được chứng kiến sự bùng phát của dịch bệnh trên một chuyến tàu, hay chính xác hơn là trong một không gian vô cùng hẹp. Hành khách phải tìm cách để ngăn chặn sự lây lan của những người bị nhiễm bệnh, từ hết toa tàu này đến toa tàu khác. Chính sự giới hạn đó là thứ khiến cho các nhân vật chính trở nên hoàn toàn bất lực, còn khán giả thì chẳng thể rời mắt khỏi những trận chiến để giành giật sự sống.
Kingdom lại mang đến một trải nghiệm hoàn toàn khác, khi đưa khán giả về thời cổ trang, nơi mà thế giới vẫn chưa hề có vũ khí tối tân để chống lại những sinh vật vô tri. Bối cảnh của xuyên suốt 2 mùa phim liên tục được mở rộng, khi thái tử Lee Chang đã du hành khắp nơi trên đất nước để tìm nguồn gốc dịch bệnh cũng như giúp người dân chống lại cuộc tấn công vô cùng đẫm máu của những đàn zombie không biết mỏi mệt. Sẽ không ngoa nếu nói đây là series phim duy nhất có được thành công lớn lao khi khai thác đề tài xác sống ở thời cổ trang.
Còn đối với Peninsula, dù bộ phim vẫn chưa được ra mắt, nhưng theo những hình ảnh đầu tiên trong trailer, hầu hết những diễn biến trong phim đều sẽ khắc họa bối cảnh hậu tận thế, hay chính xác hơn là 4 năm sau khi dịch bệnh bùng phát tại sự kiện Train to Busan. Lại một lần nữa, bối cảnh khi con người đã quá quen thuộc với dịch bệnh này vẫn chưa được khai thác nhiều trên màn ảnh lớn, vậy nên đây sẽ là một trong những điểm tạo nên sức hút của bộ phim.
Khác với những tác phẩm điện ảnh của Hollywood, khi độ máu me, những trận đánh mãn nhãn, những màn moi óc ăn gan là thứ duy nhất ăn tiền, thì Hàn Quốc lại chú trọng mang những câu chuyện nhân văn khác đến với khán giả theo nhiều cách vô cùng sáng tạo.
Trong Train to Busan, tình cha con có lẽ là thứ được khắc họa rõ ràng nhất, khi người bố Seok-woo đã sẵn sàng hy sinh để zombie cắn mình để đứa con gái được sống. Ngoài ra, sức mạnh của sự đoàn kết cũng đã được nhắc đến rất nhiều trong phim, khi những nhân vật phải hợp tác cùng nhau để có thể chống chọi lại những đợt tấn công như vũ bão của lũ zombie.
Đến với Kingdom, sự mạnh mẽ và tài lãnh đạo của thái tử Lee Chang là thứ được khai thác xuyên suốt 2 mùa phim. Trong mỗi quyết định của anh, tính mạng và sự an toàn của nhân dân luôn là thứ được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, những toan tính, mưu đồ trong cung điện cũng như những màn đấu trí để giành lấy quyền lực chính trị cũng được khắc họa vô cùng rõ nét, cho người xem thấy rõ sự thối nát trong chính bộ máy của những người nắm quyền.
Còn đối với Peninsula, như đã nói ở trên, nhà sản xuất đã tập trung khắc họa bối cảnh của một thế giới đã quen thuộc với sự bùng phát của dịch bệnh này. Chính vì thế, họ sẽ không khai thác quá nhiều nỗi sợ của con người đối với loài zombie, mà thay vào đó, sẽ là nỗi sợ đối với chính những người còn sống và đang cầm quyền. Chính sự tha hóa của nhân loại trong khoảng thời gian đen tối này là điều mà Peninsula muốn làm rõ đến với người xem.
Nếu những ai là fan của thể loại zombie, chắc chắn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt của chủng loài này trên màn ảnh lớn của mỗi quốc gia. Tại Hollywood, xác sống được khắc họa như những thực thể vô tri khát máu, khát não, nhưng lại di chuyển vô cùng chậm chạp, đôi lúc là chẳng thể khiến người xem sợ hãi.
Tại Trung Quốc, những cương thi đã xuất hiện trên màn ảnh rộng từ tận thế kỉ trước, và được miêu tả như một xác chết biết đi, ban ngày thì nằm trong quan tài, còn đến đêm thì đi lại lang thang với hai cánh tay duỗi thẳng về phía trước. Khí người – cốt lõi tạo nên sự sống – là thứ được chúng nhắm đến, và cách mà chúng di chuyển là nhảy từng bước với 2 chân chụm lại với nhau. Nhưng cũng lại một lần nữa, hầu hết nạn nhân đều có thể chạy nhanh hơn chúng, nên thật lòng mà nói thì độ kịch tính là không hề cao.
Tuy nhiên, những xác sống của Hàn Quốc lại hoàn toàn khác, khi chúng có thể di chuyển cực kì nhanh nhẹn mà còn không cảm thấy mệt mỏi. Có thể nói, chúng chính là phiên bản “nâng cấp” từ zombie của những quốc gia khác: nguy hiểm, khát máu, bạo lực, và quan trọng nhất là nhanh nhẹn hơn nhiều.
Nhìn chung, thị hiếu của khán giả ngày nay thật sự là vô cùng khắt khe, minh chứng rõ nhất cho việc này đó là có nhiều người có thể dành hàng giờ đồng hồ để lựa chọn cho mình một bộ phim phù hợp. Chính điều đó đã khiến cho các nhà làm phim phải chau chuốt hơn nhiều cho những đứa con tinh thần của mình, không chỉ bởi hình ảnh sống động, kĩ xảo chất lượng mà còn bởi cả một kịch bản với độ dày trong cả cốt truyện lẫn tâm lý nhân vật.
'Peninsula' sẽ được nâng cấp so với 'Train to Busan' như thế nào?
"Peninsula" sẽ được nâng cấp một số điểm so với phần tiền nhiệm là "Train to Busan", chẳng hạn như tâm lí nhân vật, tuyến nhân vật hay kĩ xảo.
Vừa qua, trailer cho "quả bom" Peninsula, "hậu bối" của cơn sốt Train to Busan, vừa chính thức ra mắt và làm cư dân mạng xôn xao. Cả hai đều là những bộ phim lấy đại dịch zombie làm chủ đề, đều là những câu chuyện về những người anh hùng chiến thắng ngày tận thế, vậy có điều gì khác biệt ở phần hai này đã khiến khán giả đứng ngồi không yên? Hãy cùng điểm qua 4 điểm được nâng cấp trong Peninsula so với Train to Busan nhé.
1. Từ tay không đánh "giặc" cho đến chiến binh thứ thiệt
Khi nhắc đến cụm từ "Train To Busan phần 2", ắt hẳn mọi người đều cho rằng bộ phim này sẽ là câu chuyện tiếp nối phần 1 dang dở. Thế nhưng, trái ngược với dự đoán của các khán giả, Peninsula lấy bối cảnh 4 năm sau chuyến tàu thảm họa đến Busan, tuy tồn tại cùng một thế giới nhưng Peninsula lại sở hữu tuyến nhân vật và câu chuyện hoàn toàn khác biệt với bộ phim tiền nhiệm.
Nếu như bọn xác sống trong Train To Busan là một đại họa bất ngờ ập đến khiến các hành khách trên chuyến tàu không kịp trở tay thì trong Peninsula, các nhân vật lại được trang bị đầy đủ vũ khí, có kế hoạch rõ ràng, sẵn sàng đặt chân lên bán đảo hoang tàn để ngăn chặn sự lây lan của virus zombie.
Cựu quân nhân Jeong Seok ( Kang Dong Won) cùng bà mẹ trẻ Min Jeong ( Lee Jung Hyun) và hai cô con gái nhỏ đã bị số phận đưa đẩy đến bán đảo nguy hiểm này. Để giành lấy hy vọng sống sót mong manh, họ buộc phải bắt tay nhau kết thành đồng đội và cùng chiến đấu vượt qua cái chết. Những pha rượt đuổi bằng ô tô và những màn đấu súng gay cấn hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả trải nghiệm hoàn toàn mới lạ.
2. Từ lòng dạ hẹp hòi đến lòng lang dạ sói
Trong một bộ phim, luôn luôn tồn tại phe nhân vật chính diện và phe nhân vật phản diện. Trong một cộng đồng, luôn luôn tồn tại người tốt bụng và người ích kỷ. Trong bom tấn Train to Busan, vì hai chữ "sống còn", các hành khách trên chuyến tàu đã để lộ sự ích kỷ xấu xa trong lòng mình. Họ không có một chút lương tâm mà chèn ép, giẫm đạp lên nhau để có được vị trí an toàn, thậm chí nhẫn tâm đẩy người khác vào chốn hiểm nguy để cứu lấy tính mạng của mình.
"Đàn em" Peninsula, tuy vẫn lấy tính ích kỷ làm điểm nhấn cho câu chuyện, thế nhưng bộ phim lại khai thác thói xấu này ở một khía cạnh hoàn toàn khác. Dựa trên trailer của bộ phim, những sinh mạng còn sót lại trên bán đảo đã đối xử với nhau rất hèn hạ.
Trái ngược với các nhân vật chính diện, hợp tác cùng nhau để sinh tồn trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thì những gã đàn ông dơ bẩn ở khu nhà hoang lại ép buộc những người yếu thế hơn đấu tay đôi với lũ zombie chỉ để thỏa mãn nhu cầu giải trí của mình. Có thể nói, thói ích kỷ ở Peninsula chính là một tội ác, không còn đơn thuần là bản năng sinh tồn như Train to Busan.
3. Từ em bé nhạy cảm đến những thần đồng giấu tài
Khi nhắc đến Train to Busan, yếu tố làm nên thành công cho bộ phim không chỉ nằm ở nam diễn viên Gong Yoo mà còn ở cô bé Kim Soo Ahn, người đã hóa thân xuất sắc vào vai cô con gái nhỏ Soo Ahn. Nhờ vào trí thông minh, trái ấm áp của nhân vật và cả diễn xuất vượt trội của nữ diễn viên nhí, bộ phim đã lấy đi không ít nước mắt từ khán giả.
Tương tự như ở phần tiền nhiệm, Peninsula cũng đã để dành hai vị trí quan trọng trong biệt đội đối đầu thây ma cho hai diễn viên nhí Lee Re và Lee Ye Won. Vậy hai cô bé này sẽ mang đến điều gì mới lạ cho Peninsula? Từ trailer có thể thấy, Lee Re là con gái lớn còn Lee Ye Won là con gái nhỏ của bà mẹ đơn thân Min Jeong. Không như cô chị Lee Re của mình, người đã hăng hái lái xe ô tô đâm vào lũ zombie, cô bé Lee Ye Won lại có phần trầm tính, yên phận hơn.
Tưởng chừng như cô bé chỉ là một nhân vật phụ mờ nhạt, thế nhưng vào giây phút cao trào nhất, nữ diễn viên nhí đã xuất hiện cùng cặp kính "hầm hố" và điều khiển chiếc xe đồ chơi của mình một cách rất điêu luyện. Có vẻ như Lee Ye Won sẽ sắm vai một cô nhóc "nhỏ mà có võ", một thiên tài về kỹ thuật góp phần ngăn chặn đại dịch zombie.
4. Từ kĩ xảo thô sơ đến kĩ xảo tỉ mỉ
Train to Busan là một cuộc rượt đuổi sinh tử khép kín trong phạm vi các khoang tàu cao tốc. Vì vậy, các pha hành động khói lửa có tần suất xuất hiện hầu như rất ít mà thay vào đó là các các màn đấu "giáp lá cà" với các zombie đến nghẹt thở của bộ ba Seo Suk Woo ( Gong Yoo), Yoon Sang Hwa ( Ma Dong Seok) và Min Young Guk ( Choi Woo Shik).
Ngược lại, Peninsula được đặt bối cảnh tại khu vực bán đảo Triều Tiên rộng lớn. Do đó, các phân cảnh hành động sẽ xuất hiện nhiều hơn. Qua trailer, chúng ta có thể thấy chúng đều được đầu tư kỹ lưỡng về diễn xuất, cảnh trí và đặc biệt là kĩ xảo.
Khung cảnh một bán đào ở Hàn Quốc tàn lụi vì những cú bom nổ nghi ngút khói, những trận đấu súng tóe lửa được dựng lên bằng kĩ xảo điện ảnh hoành tráng hứa hẹn sẽ oanh tạc mọi phòng vé trên thế giới.
Peninsula sẽ "cập bến" tại các rạp phim trên toàn quốc vào ngày 24/07 năm nay.
Peninsula sắp ra mắt: Liệu sẽ là một siêu phẩm đình đám hay chỉ là tác phẩm 'Train to Busan 2' núp sau cái bóng đàn anh? Train To Busan 2 sẽ tiếp nối thành công sau phần 1? Sau thành công của phần 1 thì phần 2 của Train To Busan mang tên Peninsula (Bán đảo) đã ấn định ngày lên kệ. Thông tin này đã khiến khán giả được phen nháo nhào trước tác phẩm đáng mong đợi này bởi những gì mà phần 1 thể hiện là...