Giải mã “sắc xanh” ấn tượng của cổ phiếu họ Masan
Từ ngày 1/10 – 15/10, cổ phiếu MSN tăng hơn 47% từ mức 54.900 đồng/cổ phiếu lên 81.100 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu MSN của Masan Group trở thành mã đóng góp lớn nhất vào đà tăng của VN-Index trong những ngày đầu tháng 10.
Không chỉ riêng MSN, nhiều cổ phiếu khác thuộc “họ” Masan cũng đang có những chuyển biến tích cực. Cổ phiếu MML của Masan MEATLife – một công ty thành viên khác thuộc Tập đoàn Masan – đang tăng trưởng trở lại, hiện ở mức 46.500 đồng.
Màu xanh đồng thời phủ lên mã cổ phiếu của Masan High-Tech Materials (MSR), đạt mức 18.300 đồng / cổ phiếu sau khi kết thúc phiên giao dịch vào hôm qua (15/10).
The CrownX: Động lực tăng trưởng trong dài hạn
Tháng 6/2020, HĐQT Masan Group công bố thông qua Nghị quyết thành lập Công ty The CrownX. The CrownX là công ty con nắm giữ 83,74% cổ phần VinCommerce và 85,71% vốn tại Masan Consumer Holdings. Hiện tại, Masan Group đã hoàn tất mua thêm 12,57% cổ phần tại The CrownX, nâng tổng sở hữu tỷ lệ lợi ích tại The CrownX lên 82,6%.
Sau khi tiếp quản VinCommerce, Masan đã thực hiện các biện pháp cải tổ mạnh mẽ để mang đến các kết quả kinh doanh tích cực cho chuỗi bán lẻ hơn 3.000 điểm bán VinMart/VinMart. Trọng tâm của chuỗi bán lẻ này trong năm 2020 là tập trung cải thiện lợi nhuận thay vì mở rộng ồ ạt như trước.
Cụ thể, Masan đóng cửa các cửa hàng không hiệu quả, dự kiến mở mới 10-30 siêu thị VinMart và 100-300 cửa hàng VinMart . Song song đó là cải thiện danh mục sản phẩm, giảm bớt các chi phí trung gian, tập trung vào các thương hiệu và sản phẩm chủ chốt để thúc đẩy 80% hiệu quả kinh doanh như rau sạch từ VinEco, thịt mát MEATDeli…
Video đang HOT
Danh mục sản phẩm tươi sống là yếu tố thu hút khách hàng chủ chốt tại VinMart/VinMart
Những thay đổi trên đã cho thấy hiệu quả hoạt động VCM đang được cải thiện rõ nét (cải thiện EBITDA từ -9% lên -7%), duy trì doanh thu tăng trưởng 13% so với nửa cuối năm 2019, trên đà đưa EBITDA sẽ về gần mức hòa vốn (-1%;-3%).
Masan cho biết, cải tiến sản phẩm (đặc biệt trong phân khúc thực phẩm ăn liền), cao cấp hóa danh mục và phát triển danh mục tươi sống là các động lực chính thúc đẩy tăng trưởng hai chữ số của The CrownX trong nửa cuối 2020 so với cùng kỳ của năm 2019.
Danh mục cao cấp của thực phẩm tiện lợi hiện đang chiếm hơn 50% doanh thu trong phân khúc. Gần đây, Masan đã ra mắt bộ sản phẩm ăn liền “Bữa sáng Chin-Su 7 ngày” (Phở Bò, Hủ Tiếu Bò Kho, Miến Gà Hầm Măng, Bánh Đa Cua, Hủ Tiếu Nam Vang, Cháo Tim Gan, Cháo Sườn) với hương vị thơm ngon và bao bì bắt mắt, một lần nữa khẳng định năng lực R&D vượt trội của 1 công ty tiêu dùng hàng đầu Việt Nam.
Bên cạnh đó, các phát kiến mới ở nhiều ngành hàng khác như gia vị (nước mắm Chin-su Cá Cơm Mùa Xuân – phân khúc thượng hạng), nước uống tăng lực (Hổ Vằn) và thịt chế biến (thương hiệu Ponnie) là cũng là những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ và kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả hơn nữa trong nửa cuối năm 2020.
Năm 2020, Masan sở hữu hệ thống bao gồm 3.000 cửa hàng VinMart và VinMart , phục vụ cho khoảng 9 triệu người tiêu dùng. Xa hơn nữa sẽ là hệ thống 10.000 cửa hàng, tăng xấp xỉ 3 lần so với năm 2020 để phục vụ cho 15 – 20 triệu người tiêu dùng trong năm 2025. Đồng thời, trong giai đoạn này Masan cũng sẽ bắt đầu thực hiện hình thức nhượng quyền với khoảng 20.000 cửa hàng, nâng tổng số cửa hàng lên thành 30.000 điểm để phục vụ 30 – 50 triệu người tiêu dùng.
Thịt mát MEATDeli gia tăng quy mô
Theo báo cáo tài chính nửa đầu năm 2020, doanh thu từ thịt của Masan MEATLife (MML) đạt 1.055 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020 với đà tăng trưởng 32,7% trong Quý 2/2020 so với Quý 1/2020. Trong nửa cuối năm 2020, doanh thu của MEATDeli được dự đoán sẽ tăng trưởng vượt bậc khi mở rộng số lượng điểm bán tại cửa hàng VinMart , cùng với việc Tổ hợp chế biến thịt thứ 2 Long An của MML đã chính thức đi vào hoạt động từ 3/10/2020.
Tổ hợp MEATDeli Sài Gòn là mảnh ghép quan trọng trong chiến lược của Masan MEATLife nhằm phục vụ nhu cầu về sản phẩm thịt tươi ngon, dinh dưỡng, giá cả hợp lý của hàng chục triệu người dân TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Cụ thể, ở giai đoạn 1, tổ hợp cung cấp thịt mát với sản lượng 140.000 tấn/năm và thịt chế biến từ thịt mát như giò lụa, giò thủ, chà bông và các sản phẩm khác với sản lượng 15.000 tấn/năm.
Ở giai đoạn 2, tổ hợp sẽ nâng sản lượng các sản phẩm thịt chế biến lên 25.000 tấn /năm, đồng thời, ra mắt thêm nhiều sản phẩm mới như: bột huyết, huyết tương, collagen, bột thịt xương… với quy mô 14.000 tấn/năm.
Người tiêu dùng mua thịt mát MEATDeli tại cửa hàng VinMart tại TP. Hồ Chí Minh
Mô hình thí điểm MEATDeli tại 30 cửa hàng VinMart cho thấy doanh thu thịt heo tại các cửa hàng này tăng gấp đôi. Tại hệ thống siêu thị VinMart và VinMart ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, MEATDeli đang chiếm khoảng 80% thị phần thịt heo.
Masan MEATLife đặt mục tiêu MEATDeli sẽ có mặt tại 1.200 cửa hàng VinMart trong nửa cuối năm 2020. Với quy mô hơn 3.000 siêu thị và cửa hàng, dư địa tăng trưởng của MEATDeli tại VinMart/VinMart còn rất lớn. MML dự kiến, trong năm 2020, doanh thu từ thịt đóng góp 20% trong tổng doanh thu thuần hợp nhất của Công ty.
Cổ phiếu Masan Group về vùng giá trước khi nhận sáp nhập VinCommerce
Cổ phiếu MSN đã tăng 40% chỉ sau 2 tuần đi kèm với thanh khoản tăng đột biến.
Khối ngoại bán ròng gần 168 tỷ đồng cổ phiếu MSN trong thời gian giá cổ phiếu tăng mạnh.
Cổ phiếu MSN của Masan Group (HoSE: MSN) tăng từ 53.600 đồng/cp (29/9) lên 74.800 đồng/cp (13/10), tương ứng mức tăng gần 40% trong 2 tuần. Giá cổ phiếu Masan Group quay về ngang thời điểm trước khi nhận sáp nhập VinCommerce - đơn vị sở hữu chuỗi VinMart, VinMart vào ngày 3/12/2019. Tại thời điểm đó, giá cổ phiếu MSN phản ứng tiêu cực với việc nhận chuyển nhượng mảng bán lẻ từ Vingroup, giảm hơn 30% trong vòng gần 3 tuần.
Đi cùng với tăng giá, thanh khoản đột biến. Trong 7 phiên giao dịch vừa qua, khối lượng giao dịch bình quân của cổ phiếu này ở mức gần 5 triệu đơn vị/phiên, trong khi 20 phiên liên trước chỉ khớp lệnh bình quân hơn 1 triệu đơn vị/phiên.
Việc cổ phiếu MSN tăng giá đi kèm với các thông tin liên quan tới việc Masan Group có kế hoạch bán cổ phần tại Masan Hightech Materials (UPCoM:MSR) và VCM (đơn vị sở hữu cuối VinMart và VinMart ). Tuy nhiên, đại diện truyền thông của Masan Group cho biết hiện không có kế hoạch bán bán cổ phần Masan Hightech Materials. Đặc biệt, Tập đoàn càng không có kế hoạch bán cổ phần VCM vì nằm trong chiến lược phát triển bán lẻ của Masan.
Trong khi giá cổ phiếu tăng mạnh, nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng. Tính từ đầu tháng 10 đến nay, cổ phiếu MSN chỉ được khối ngoại mua ròng 3 phiên và bị bán ròng gần 168 tỷ đồng qua khớp lệnh.
Hợp nhất Vincommerce, Masan Group (MSN) lãi 117 tỷ đồng nửa đầu năm 2020 Doanh thu quý II và 6 tháng đầu năm 2020 của Masan Group ghi nhận sự tăng trưởng mạnh nhờ chủ yếu vào nền tảng tiêu dùng - bán lẻ tích hợp, The CrownX (TCX). Ảnh minh họa. CTCP Tập đoàn Masan (mã MSN) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng đầu năm 2020 với doanh thu thuần...