Giải mã ngôn ngữ cơ thể của bé yêu để hiểu con hơn
Trẻ sơ sinh chỉ có thể thể hiện mong muốn của bản thân thông qua ngôn ngữ cơ thể. Do đó, bố mẹ có thể dựa vào những hành động của con để xử lý kịp thời mong muốn của trẻ.
Đá chân
Trẻ đá chân có thể thể là tín hiệu cho thấy bé đang rất phấn khích và vui vẻ (Ảnh minh họa)
Đây có thể là do bé đang khá phấn khích và hạnh phúc với một điều gì đó, đá chân là cách để bé thể hiện điều này. Đa số các bé thường hay đá chân trong bồn tắm hoặc khi bạn chơi với bé.
Tuy nhiên, nếu bé tỏ ra cáu kỉnh và khóc trong khi đá chân, đó có thể là dấu hiệu con đang thấy khó chịu. Tốt hơn hết là mẹ nên chú ý xem bé có bị đầy hơi hay không, có cần phải thay tã hay không để kịp thời giải quyết sự khó chịu cho trẻ.
Đa phần trẻ nhỏ có xu hướng cong lưng để phản ứng lại với các cơn đau như: trào ngược dạ dày, đau bụng, hay đầy hơi. Nếu bé tcong lưng khi ăn, có khả năng nguyên nhân là do bé bị ợ nóng.
Khi thấy con thường xuyên cong lưng, bố mẹ nên nhẹ nhàng massage vùng bụng và lung cho trẻ, điều này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Dụi mắt hoặc che mắt lại
Video đang HOT
Dụi mắt là tín hiệu cho thấy trẻ đang buồn ngủ (Ảnh minh họa)
Với cử chỉ này thì thông điệp của bé là muốn bạn chơi bé giống như trò chơi “ú òa”, mẹ hãy cùng tham gia trò chơi này cùng với bé. Đồng thời cử chỉ này cũng là tín hiệu mà bé muốn nói với bạn rằng “con buồn ngủ rồi”, bạn có thể hát ru hoặc vỗ nhẹ để giúp bé nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.
Đập đầu
Bố mẹ hãy chú ý nếu như bé hay đập đầu xuống sàn và tường nhà, bởi đây có thể là ngôn ngữ cơ thể cho thấy bé đang bị đau hoặc đang cảm thấy khó chịu.
Nếu bé thường xuyên đập đầu trong một khoảng thời gian dài, bố mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra để cảnh giác với các bệnh về mắt hoặc các cơn đau mãn tính khác.
Nắm tai
Bé nắm lấy tai là cách để bé thể hiện niềm vui khi phát hiện đôi tai của mình. Bên cạnh đó, bé cũng thường xuyên nắm lấy tai trong giai đoạn mọc răng. Ngoài ra, nếu bé khóc và nắm lấy tai thì có thể bé đã bị nhiễm trùng tai.
Nếu trong trường hợp bé đang khám phá về đôi tai của mình, hãy chơi cùng bé. Nếu là do mọc răng, hãy giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Còn nếu bé có dấu hiệu nhiễm trùng tai, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra.
Mút tay
Mút tay là tín hiệu cho thấy trẻ cần được mẹ vỗ về yêu thương (Ảnh minh họa)
Ở trẻ nhỏ thì mút tay là phản xạ được hình thành từ hành động bú mẹ. Thường khi cho bé bú, người mẹ sẽ ẵm bé vào lòng và vỗ về nên nếu bạn thấy bé có cử chỉ này thì nó có nghĩa là bé muốn được mẹ quan tâm, hãy ôm bé vào lòng để bé cảm thấy mình được yêu thương.
Co đầu gối vào bụng
Nếu thấy trẻ nằm ngủ với tư thế đầu gối ép chặt vào bụng. Đây có thể là ngôn ngữ cơ thể cảnh báo bé đang gặp một số rối loạn về tiêu hóa, có thể là đau dạ dày, đầy bụng, hoặc táo bón.
Trong trường hợp này, bạn nên chú ý vỗ lưng để bé ợ hơi đúng cách sau mỗi khi ăn. Mẹ cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm gây đầy hơi khi đang trong thời gian cho con bú.
Co giật tay
Co giật tay là dấu hiệu cảnh giác của trẻ nhỏ. Khi bé nghe thấy tiếng ồn hoặc nhìn thấy ánh sáng đột ngột, bé sẽ có dấu hiệu này. Bé cũng thường co giật tay khi bạn đặt bé lên sàn nhà vì bé cảm thấy mất đi sự hỗ trợ một cách đột ngột.
Co giật tay là phản xạ bình thường và sẽ biến mất sau 4 tháng tuổi. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy quấn chăn cho bé khi dỗ bé ngủ. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được sự an toàn và không còn lo sợ nữa.
Theo giadinhvietnam
Bé 11 tháng tuổi nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" vì bảo mẫu không kịp... thay tã
Tiểu La (11 tháng tuổi) bị đau bụng và bảo mẫu không kịp thời thay tã bẩn cho bé dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng.
Làn da của trẻ nhỏ mềm mại, yếu ớt, và có thể bị vi khuẩn tấn công nếu cha mẹ chăm sóc bé không đúng cách. Bác sĩ Trần Mộc Vinh, khoa nhi, bệnh viện Chang Gung Memorial Hospital, chia sẻ về trường hợp bé Tiểu La (11 tháng tuổi) bị đau bụng và bảo mẫu không kịp thời thay tã bẩn cho bé dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng.
Khi Tiểu La được đưa đến bệnh viện khám, tình trạng của bé là sốt cao 39 độ C. Điều kì lạ là chân trái của bé vận động tốt, nhưng chân phải không vận động, chỉ cần chạm nhẹ sẽ khiến bé khóc thét. Nếu dùng tay ấn vào chân phải của bé sẽ có cảm giác như đang ấn vào miếng xốp.
Bố mẹ của Tiểu La chết điếng khi nghe bác sĩ thông báo em mắc bệnh viêm cân mạc hoại tử (necrotizing fasciitis) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên. Nó có thể phá hủy da, chất béo và các mô bao phủ cơ trong một thời gian rất ngắn. Bệnh có thể gây ra bởi các loại khác nhau của vi khuẩn, kể cả các chủng cụ thể của Streptococcus (liên cầu lợn) - những chủng vi khuẩn chúng ta dễ gặp phải. Các vi khuẩn này còn được gọi là "vi khuẩn ăn thịt".
Bác sĩ Trần Mộc Vinh giải thích: "Vi khuẩn ăn thịt" sẽ đào sâu xuống các tổ chức của da, thậm chí chúng sẽ khuếch trương theo các thành mạch. Nếu trẻ bị hăm tã trong thời gian dài thì "vi khuẩn ăn thịt người" sẽ có cơ hội tấn công khiến làn da trẻ bị nhiễm trùng.
Trường hợp của bé Tiểu La, sau khi bé được tiến hành phẫu thuật loại bỏ mô hoại tử, để tránh vi khuẩn sinh sôi, vết thương của bé được đặt ống dẫn lưu để quan sát mủ có chảy ra không. Bệnh nhi nhiễm trùng nghiêm trọng nên phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt khoảng 2 tháng. Bố mẹ của bé đã luôn túc trực bên cạnh và thật may mắn, tình trạng của bé cải thiện và chân phải của bé đã hồi phục bình thường".
Bệnh viêm cân mạc hoại tử gây ra bởi nhiều loại vi khuẩn. Một số trong các loại vi khuẩn này cũng có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng khác như viêm họng do liên cầu và nhiễm trùng da (bệnh chốc lở). Thông thường các bệnh nhiễm trùng do các vi khuẩn này đều nhẹ. Nhưng trong một số trường hợp ít gặp có thể gây bệnh nhiễm trùng nguy hiểm hơn.
Chuyên gia khuyến cáo, chúng ta có nguy cơ mắc bệnh viêm cân mạc hoại tử nếu có vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập như vết đốt của côn trùng, bỏng, vết cắt trên da, vết thương hở tiếp xúc nước biển, cá nước mặn, hàu sống, căng cơ hoặc bầm tím mà tiếp xúc cũng dễ bị viêm cân mạc hoại tử.
Để phòng tránh bệnh, hãy thường xuyên rửa tay, khi có vết thương trên da dù là vết cắt cực nhỏ cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ. Khi có vết thương hở tốt nhất không nên tiếp xúc với nước biển, nếu có thì sau đó phải tắm rửa thật kỹ, sạch sẽ.
Theo Ettoday/afamily
6 thực phẩm quen thuộc ăn quá nhiều có thể nguy hiểm tính mạng Có rất nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe bởi hàm lượng dinh dưỡng mà nó mang lại. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều có thể trở thành "con dao hai lưỡi" gây hại cho sức khỏe. Cà chua Ăn nhiều cà chua có thể xảy ra hiện tượng trào ngược dạ dày (Ảnh minh họa) Cà chua rất giàu vitamin tốt cho...