Giải mã NFT – làn sóng mới trong cộng đồng tiền điện tử
Nhiều người sẵn sàng chi hàng triệu USD để sở hữu một đoạn video, một bức tranh số, thậm chí một khu bất động sản ảo… dưới dạng NFT. Rốt cuộc NFT là gì mà có thể khiến giới đầu tư bỏ ra số tiền lớn đến vậy?
Mỗi NFT đều là vật phẩm có một không hai
NFT xuất hiện từ khoảng năm 2012 nhưng đến năm 2017 mới được biết đến nhiều hơn nhờ game nuôi mèo ảo CryptoKitties chạy trên mạng Ethereum, cho phép người chơi nuôi, giao dịch mèo ảo bằng đồng Ether.
Cơn sốt tiền điện tử đầu năm nay đã tạo tiền đề cho NFT trở thành xu hướng đầu tư mới nhất. Những hoạt động mua bán tác phẩm nghệ thuật cũng khiến giới truyền thông không thể làm ngơ trước sức hút của NFT.
Chẳng hạn, nghệ sĩ Beeple đã bán nhiều tác phẩm nghệ thuật gồm tranh và video trực tuyến với giá lên đến hàng triệu USD. Ca sĩ Grimes – bạn gái của Elon Musk cũng thu về 5,8 triệu USD trong vòng chưa đầy 20 phút nhờ “tẩu tán” thành công bộ sưu tập tranh NFT. Thị trường ngày càng nóng lên khi nhiều người có sức ảnh hưởng như Lindsay Lohan, Mark Cuban, Gary Vaynerchuk bắt đầu gia nhập. Thậm chí CEO Twitter Jack Dorsey gần đây cũng có dòng tweet được trả 2,5 triệu USD dưới dạng NFT. Giới chuyên gia dự báo NFT sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay.
Một bức tranh trong bộ sưu tập của ca sĩ Grimes
NFT là gì?
Token không thể thay thế (NFT) là một dạng vật phẩm ảo được xác thực bằng công nghệ blockchain, có chữ ký số của người sở hữu. Theo CoinDesk, một số đặc tính nổi bật của NFT bao gồm:
- Không thể phân chia: Những loại tiền mã hóa như Bitcoin hay Ether đều có thể bị chia nhỏ và giao dịch dưới dạng phân số, trong khi đó NFT là một tài sản nguyên vẹn.
Video đang HOT
Mèo ảo được bán trên OpenSea
- Không thể phá hủy hay làm nhái: Tất cả dữ liệu NFT được lưu trữ trên nền tảng blockchain thông qua hợp đồng thông minh (smart contract). Vật phẩm ảo trong game có thể bị sao chép hàng loạt hoặc bị xóa bỏ nếu nhà sản xuất tuyên bố đóng cửa, nhưng mỗi NFT đều độc nhất vô nhị và tồn tại không phụ thuộc vào công ty nào. Chẳng hạn, bạn có thể mua nhạc từ iTunes nhưng không sở hữu bản nhạc đó mà chỉ mua giấy phép để nghe nhạc.
- Có thể xác minh: Các tác phẩm nghệ thuật số được mua bán dưới dạng NFT sẽ luôn là bản gốc, không có bản sao thứ hai. Nhờ việc lưu trữ dữ liệu quyền sở hữu trên blockchain, ai cũng có thể truy ngược lại nguồn gốc người tạo ra tác phẩm, không cần bên thứ ba tham gia xác thực như những món đồ cổ nghệ thuật cần sự chứng nhận của chuyên gia.
Tại sao NFT có giá trị?
Bản thân NFT có giá trị sưu tầm vì mỗi vật phẩm là độc nhất, nhưng hơn thế, nó còn giúp đem lại lợi nhuận cho game thủ và các nhà đầu tư. Nhờ công nghệ blockchain, nhà đầu tư và game thủ có thể kiếm tiền bằng cách bán vật phẩm trong game, trong những sòng bạc ảo như The Sandbox hay công viên giải trí ảo Decentraland.
Trang NBA Top Shot thu về hàng chục triệu USD nhờ bán các trích đoạn bóng rổ đáng chú ý
CoinDesk đưa ra ví dụ một game thủ đã bán hàng loạt lô đất trong Decentraland với giá 80.000 USD, hay một nhà đầu tư đã mua đoạn đường đua trong game F1 Delta Time dưới dạng NFT. Người này sẽ nhận cổ tức 5% từ các cuộc đua diễn ra trên đoạn đường này, bao gồm vé vào cửa.
Đối với nghệ sĩ, việc bán tác phẩm dưới dạng NFT không cần thông qua bên thứ ba (như sàn đấu giá, phòng trưng bày…) sẽ giúp họ giữ lại một phần lợi nhuận đáng kể. Họ cũng sẽ nhận tiền bản quyền mỗi lần tác phẩm được trao tay cho chủ sở hữu mới.
Rủi ro từ NFT
Vì mọi hoạt động liên quan đến NFT đều diễn ra trên mạng lưới Ethereum nên phí giao dịch rất cao, phải trả 50 USD để chuyển quyền sở hữu NFT từ người tạo cho người mua. Trên các khu chợ ảo như Rarible hoặc OpenSea, mỗi giao dịch như tạo NFT, đặt giá thầu, chuyển quyền sở hữu đều khiến người dùng tốn khoản tiền lớn và tạo ra lượng khí thải carbon khổng lồ.
Một số nhà phê bình xem NFT là một mốt đầu tư nhất thời. WhadeShark nhận định: “Tôi nghĩ 99% dự án trong thị trường hôm nay sẽ không tồn tại trong 2-3 năm sau, rất giống vụ nổ bong bóng ICO năm 2017″.
Nadya Ivanova – giám đốc điều hành của L’Atelier nói với CNBC: “Có rất nhiều rủi ro. Điều quan trọng cần biết là thị trường NFT còn rất mới. Ta vẫn cần phải qua nhiều chu kỳ khác nhau mới có thể thiết lập giá trị thực của chúng”.
Kẽ hở từ tiền ảo Pi
Pi được giới thiệu là tiền điện tử có thể khai thác miễn phí bằng smartphone, nhưng các chuyên gia cảnh báo người dùng có thể mất thông tin cá nhân.
Tiền ảo "Pi" đang được nhắc đến nhiều tại Việt Nam. Tiền điện tử này được quảng cáo là có thể khai thác trên smartphone, thông qua ứng dụng miễn phí Pi Network.
Sáng 23/2, Pi Network lọt top 10 ứng dụng được tải nhiều nhất trên hệ điều hành iOS tại Việt Nam. Trang fanpage của Pi Network cũng vừa công bố đạt 13 triệu người dùng trên toàn thế giới. Nhiều hội nhóm của những người quan tâm đến đồng tiền Pi tại Việt Nam mọc lên chỉ trong vài ngày, thu hút hàng chục nghìn thành viên.
Theo lời giới thiệu trên sách trắng của dự án, Pi được xây dựng để trở thành "đồng tiền điện tử phổ biến nhất trên thế giới". Trong lộ trình phát triển được công bố, Pi cũng chia làm ba giai đoạn như nhiều dự án tiền mã hóa khác, gồm giai đoạn thiết kế, thử nghiệm trên Testnet trước khi tiến tới giai đoạn chính thức Mainnet. Tuy nhiên, sách trắng từ năm 2019 không nói rõ thời gian cụ thể của các giai đoạn. Người đứng sau của dự án Pi được giới thiệu là Tiến sĩ Nicolas Kokkalis, đang nghiên cứu về Blockchain tại Đại học Stanford.
Giao diện của ứng dụng Pi Network. Số lượng đồng Pi trong tài khoản sẽ tăng theo từng giờ, dù người dùng không làm gì.
Ứng dụng Pi Network có nhiệm vụ khai thác đồng tiền Pi từ điện thoại người dùng. Ứng dụng này trên Android yêu cầu một số quyền, như đọc danh bạ, nhận dữ liệu từ Internet... Để sử dụng, người dùng cần đăng ký tài khoản bằng số điện thoại hoặc Facebook, đồng thời có mã giới thiệu của người dùng trước. Việc khai thác Pi không yêu cầu công sức hay chi phí. Người dùng chỉ cần trong 24h vào ứng dụng một lần để "điểm danh".
Ngay khi đăng ký thành công, tài khoản của mỗi người sẽ được 1 đồng Pi. Số đồng sẽ tăng theo thời gian. Tốc độ tăng mặc định ở giai đoạn đầu là 0,1 Pi/giờ, và sẽ tăng thêm mỗi khi người dùng mời thêm người khác cùng tham gia.
"Tôi đã rủ được 8 người bạn cùng chơi. Giờ tài khoản có hơn 10 Pi, tốc độ đào cũng gần 0,3 Pi mỗi giờ", Nguyễn Nhật, một người dùng Pi Network tại TP HCM chia sẻ. "Thành tích" đạt được sau chưa đầy một ngày tham gia khiến anh Nhật hào hứng, thường xuyên chia sẻ lên Facebook để rủ mọi người. Tuy nhiên, bản thân anh cũng không biết việc này có tác dụng gì, ngoài việc hy vọng rằng Pi sau này có thể có giá trị như Bitcoin.
Trên các hội nhóm của người "đào Pi", các đồng tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum thường xuyên được đưa ra như minh chứng cho giá trị của tiền điện tử. "Khi Bitcoin vừa ra đời, người ta bảo nó là trò lừa đảo. Ngày hôm nay muốn sở hữu 1 Bitcoin thì những người đó phải trả 1,2 tỷ đồng", tài khoản Addy Trần viết, đồng thời khuyên mọi người không nên bỏ qua "cơ hội" đào tiền miễn phí trên smartphone.
Hiện giá trị của đồng Pi trên thị trường bằng 0. Người dùng chưa thể giao dịch, mua bán bằng đồng tiền này.
Tuy nhiên, các chuyên gia về tiền điện tử và bảo mật lo ngại dự án này có thể là một dạng "scam" - lừa đảo người dùng để lấy thông tin cá nhân.
Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn, chuyên gia Blockchain đang làm việc tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, cho rằng, Pi Network thiếu tính minh bạch của một dự án về blockchain.
"Nguyên tắc bất di bất dịch của blockchain là tính minh bạch. Pi Network có ứng dụng trên di động và các máy chủ xử lý thực tế, vậy tại sao không mở mã nguồn để cộng đồng xem xét mà phải đóng?", ông Tuấn nghi ngờ.
Ông Tuấn cho rằng đồng tiền Pi có nhiều vấn đề vì người dùng Pi có tài khoản, nhưng không có địa chỉ ví và khóa bí mật, như vậy, sau này sẽ không thể chuyển tiền hay tiêu được. Tiền chỉ được lưu trên điện thoại hoặc server tập trung, người quản trị có thể thay đổi và tạo ra bao nhiêu tiền tùy theo ý muốn. "Khi đó, đồng tiền cũng không còn giá trị gì", ông Tuấn nói.
Ứng dụng Pi Network được tải về và sử dụng miễn phí, nhưng theo ông Tuấn, người dùng chắc chắn sẽ "mất" thông tin cá nhân (như họ tên, số điện thoại hoặc facebook ID), thông tin xác thực eKYC. Ngoài ra, người dùng sẽ phải bỏ thời gian, công sức để lôi kéo người khác, lãng phí tài nguyên của điện thoại. Ứng dụng yêu cầu một số quyền truy cập thiết bị, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất thông tin.
Chuyên gia M. Ali từ trang TheCoinsPost đánh giá Pi Network giống một mô hình lừa đảo đa cấp. Theo Ali, người dùng không thể tự vào mạng lưới khai thác Pi, mà phải thông qua mã giới thiệu. Đây là biểu hiện của một mô hình kinh doanh theo kiểu kim tự tháp, thu hút mọi người bằng lời hứa về lợi nhuận nếu tuyển được thêm thành viên .
Giống ông Tuấn, M. Ali cũng nghi ngờ khi Pi Network không mở mã nguồn, đồng thời ứng dụng nhận hàng trăm nghìn đánh giá, nhưng phần nhiều là đánh giá "ảo". Lời khẳng định "ứng dụng đào tiền điện tử đầu tiên trên smartphone" cũng không chính xác, khi trước đó có uPlexa và Electroneum sử dụng smartphone rồi.
Tranh cãi xung quanh hộ chiếu vaccine điện tử Trong khi một số quốc gia ủng hộ ý tưởng hộ chiếu vaccine, số khác vẫn lo ngại ảnh hưởng của nó tới quyền riêng tư và xã hội. Tuần trước, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) công bố một ứng dụng thông hành kỹ thuật số mới, cho phép hành khách thực hiện các chuyến bay quốc tế mà...