Giải mã mới về bí ẩn ‘tam giác quỷ’
Nhà khoa học Shane Satterley (ĐH Griffith, Australia) khẳng định, ông biết câu trả lời cho các trường hợp mất tích bí ẩn trong khu vực ‘Tam giác quỷ’ Bermuda.
Nguyên nhân của thảm họa ở Bermuda là lỗi của con người.
Tại khu vực “ Tam giác quỷ” Bermuda thậm chí đã có 1.000 người mất tích; còn các chuyên gia vẫn không thể tìm ra nguyên nhân của những sự kiện này. Từ lâu, khu vực đại dương với diện tích 500.000 km2 nằm giữa Florida, Puerto Rico và Bermuda được cho là nơi một số thiết bị bay và tàu thuyền biến mất trong hoàn cảnh bí ẩn.
Sự kiện mất tích bí ẩn nhất xảy ra vào năm 1945, khi 5 máy bay ném bom Navy Avenger của Mỹ theo lịch trình bay từ Fort Lauderdale thuộc Florida đến đảo Bimini đã không đến đích. 14 người trên máy bay mất tích hoàn toàn. Ba máy bay cứu hộ sau đó cũng biến mất một cách khó hiểu.
Trung úy Charles Taylor, chỉ huy trưởng chuyến bay khi đó, nói qua bộ đàm: “Chúng tôi đang bay vào vùng nước trắng. Không ổn một chút nào. Chúng tôi không biết mình đang ở đâu. À, nước màu xanh chứ không phải màu trắng”.
Hải quan Mỹ xác nhận nguyên nhân vụ mất tích đó là “không xác định”. Điều này lại càng làm tăng số lượng các thuyết âm mưu. Theo Tiến sĩ Shane Satterley ở ĐH Griffith (Australia), các nghiên cứu kỹ lưỡng hơn đối với những dữ liệu liên quan đến sự kiện mất tích này có thể giúp tìm ra nguyên nhân.
“Chúng ta hãy phân tích sự kiện Trung úy Charles Taylor cùng các đồng đội trên 5 máy bay bị mất tích. Nghiên cứu của Hải quân Mỹ cho thấy, khi đó bên ngoài trời tối và thời tiết thay đổi.
Taylor đã chỉ huy đội bay bay không đúng hướng và họ đã bị lạc đường. Hải quân Mỹ biết về việc đó, nhưng không muốn buộc tội Taylor vì gây ra thảm họa. Do vậy, họ xác định nguyên nhân mất tích máy bay là không rõ ràng” – Tiến sĩ Shane Satterley nói. Như vậy, điều đó có nghĩa là nguyên nhân của thảm họa không phải là yếu tố siêu nhiên mà là lỗi của con người.
“Phần lớn các phi công tham gia vào sự kiện mất tích bí ẩn năm 1945 là lính mới. Tức là hầu như họ chưa biết cách sử dụng tất cả các thiết bị trong những điều kiện khác thường, chẳng hạn như trong đêm tối hay trong lúc thời tiết xấu. Hơn nữa, các máy bay của họ bị chìm sau khi tiếp xúc mặt nước biển khoảng 45 giây”, ông Satterley nói thêm.
Khi máy bay bị rơi trên biển, rất hiếm khi người ta tìm thấy các mảnh vỡ và thi thể nạn nhân.
Nếu các kết luận của Tiến sĩ Shane Satterley là đúng, thì có nghĩa là khu vực Tam giác Bermuda hoàn toàn không phải là nơi “bị ma ám”, mà chẳng qua là ở đây tình cờ xảy ra một số sự kiện bi thảm. Các nhà khoa học cho biết số lượng tàu thủy và máy bay mất tích ở Tam giác Bermuda chỉ nhiều hơn một chút so với các khu vực khác trên đại dương.
Bí ẩn bộ hài cốt 400 tuổi chôn trong tư thế úp mặt
Trong những năm qua, các chuyên gia cố gắng giải mã bí ẩn về bộ hài cốt 400 tuổi chôn trong tư thế úp mặt xuống đất. Cuối cùng, các nhà khoa học tìm ra lời giải vì sao người xưa chôn cất theo cách đặc biệt như vậy.
Vào năm 2014, Giáo sư nhân chủng học Amelie Alterauge thuộc Viện Pháp Y tại Đại học Bern (Thụy Sĩ) và các đồng nghiệp bắt đầu nghiên cứu một bộ hài cốt 400 tuổi chôn trong tư thế úp mặt xuống đất.
Thi hài này được tìm thấy trong ngôi mộ cổ tại Đức. Bên cạnh thi hài có một con dao và chiếc ví đựng tiền xu có niên đại từ năm 1630 - 1650.
Qua quá trình điều tra, giới khoa học xác nhận bộ hài cốt thuộc về một người đàn ông qua đời vì bệnh dịch hạch.
Trong giai đoạn từ năm 1630 - 1650, bệnh dịch hạch xuất hiện và hoành hành ở khu vực tìm thấy bộ hài cốt cổ trên.
Theo giáo sư Alterauge, bộ hài cốt người đàn ông không được chôn cất theo tư thế bình thường là ngửa mặt lên. Thay vào đó, người này được mai táng trong tư thế úp mặt.
Mục đích của người xưa khi thực hiện kiểu chôn cất này là để ngăn người chết trở thành xác sống, "đội mồ sống lại" gây ám ảnh cho những người còn sống.
Để đi đến kết luận này, giáo sư Alterauge và các đồng nghiệp nghiên cứu gần 100 ngôi mộ cổ được phát hiện ở Thụy Sĩ, Đức và Áo. Trong những ngôi mộ này, nhiều bộ hài cốt chôn cất trong tư thế úp mặt. Phần lớn số hài cốt này là nạn nhận của bệnh dịch hạch càn quét châu Âu thời Trung cổ.
Thêm nữa, các nhà nghiên cứu tìm thấy một số tài liệu về giai đoạn trên có nhắc đến "nachzehrer" (tạm dịch là "những kẻ ăn thịt xác chết") hay còn gọi là xác sống (zombie).
Điều này khiến các chuyên gia có thêm cơ sở khẳng định kiểu chôn cất úp mặt xuống đất được người xưa thực hiện xuất phát từ nỗi lo sợ người chết vì dịch hạch có thể trở thành xác sống.
Vì vậy, người xưa thực hiện cách mai táng đặt thi hài người quá cố úp mặt xuống nhằm ngăn xác chết đội mồ sống lại đi gây họa khắp nơi.
Mời độc giả xem video: Phát hiện mộ cổ, di hài còn nguyên vẹn. Nguồn: VTC14
Cuộc chạy đua giải mã bí ẩn cái chết của hàng loạt con voi ở Nam Phi Các nhà khoa học đang đau đầu tìm lời giải về cái chết bí ẩn của hàng trăm con vật tại Bostwana và những trường hợp tử vong mới vừa được phát hiện tại quốc gia láng giềng Zimbabwe. Một con voi tử vong Seronga, thuộc vùng đồng bằng Okavango, Botswana. Ảnh: Reuters Theo trang The Guardian (Anh), đã có hơn 350 con...