Giải mã lý do Nam Phi quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân

Theo dõi VGT trên

Cộng hòa Nam Phi là quốc gia duy nhất trên thế giới xây dựng chương trình vũ khí hạt nhân sau đó tự nguyện từ bỏ do điều kiện trong nước và quốc tế thay đổi.

Tại sao Nam Phi quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân? Câu trả lời mang tính đặc hữu nhưng nó có thể là bài học cho những nước đang định chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân hiện nay.

Giải mã lý do Nam Phi quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân - Hình 1

Nam Phi đã từng sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng đã tháo rời mọi thiết bị liên quan từ năm 1994

Tiền đề để phát triển vũ khí hạt nhân

Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Nam Phi tìm đến vũ khí hạt nhân từ những lý do quen thuộc giống như các nước khác. Mặc dù Pretoria muốn vượt trội so với bất kỳ đối thủ nào trong khu vực, nhưng họ cũng lo lắng vì lợi thế có thể bị xói mòn theo thời gian. Vũ khí hạt nhân không chỉ là cách đối đầu trực tiếp với một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Nam Phi mà còn là một phương tiện để thúc đẩy hỗ trợ ngoại giao và quân sự trong khủng hoảng. Chính phủ Nam Phi cho rằng, sự bãi bỏ hệ thống phân biệt chủng tộc của mình có thể ngăn viện trợ từ các nước phương Tây (bao gồm cả Mỹ) khi xảy ra đối đầu nghiêm trọng với Liên Xô hoặc các đồng minh.

Bên cạnh đó, Nam Phi có thể khai thác lượng uranium cần thiết trên lãnh thổ và làm giàu nó trong các cơ sở nội địa. Với nền kinh tế công nghiệp hiện đại, có sự tiếp xúc với các cơ sở nghiên cứu và công nghệ tinh vi ở Mỹ và châu Âu, Nam Phi khá dễ dàng phát triển chuyên môn kỹ thuật cần thiết nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân. Từ năm 1948, Nam Phi rất quan tâm đến năng lượng nguyên tử và lợi ích về ngành công nghiệp khai thác, thương mại và năng lượng kèm theo.

“Chúng ta phải đặt câu hỏi, nghe có vẻ ngây thơ đối với những người đã xây dựng các lập luận tinh vi để biện minh cho việc họ từ chối loại bỏ những vũ khí hủy diệt hàng loạt khủng khiếp và đáng sợ này – tại sao họ vẫn cần chúng? Trong thực tế, không có câu trả lời hợp lý nào có thể được đưa ra để giải thích một cách thỏa đáng. Suy cho cùng, đó là hậu quả của Chiến tranh Lạnh và sự gắn bó với việc sử dụng mối đe dọa của vũ lực để khẳng định tính ưu việt của một số quốc gia khác”

Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela (phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc năm 1998)

Năm 1957, Chính phủ Nam Phi đã mua của Mỹ lò phản ứng hạt nhân đầu tiên. Các báo cáo của Mỹ cho thấy, Nam Phi chính thức bắt đầu chương trình vũ khí hạt nhân vào năm 1973. Tuy nhiên, trước áp lực quốc tế lớn, họ không thể thử nghiệm những vũ khí này, thậm chí phải hủy bỏ việc tiến hành một vụ nổ ngầm vào năm 1977.

Video đang HOT

Năm 1982, Nam Phi phát triển và chế tạo thiết bị nổ hạt nhân đầu tiên và đến năm 1989, quốc gia này đã sở hữu 6 quả bom hạt nhân, mỗi quả chứa 55kg urani rất giàu, sức công phá tương đương 19 kiloton TNT (tương tự quả bom rơi xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945). Tuy vậy, các thiết bị này lại quá lớn, không phù hợp với bất kỳ tên lửa nào của Nam Phi lúc đó. Nếu sử dụng thì chỉ còn cách đặt lên các máy bay ném bom như English Electric Canberra hoặc Blackburn Buccaneer.

Hỗ trợ của nước ngoài

Tin đồn về sự hỗ trợ nước ngoài đối với chương trình hạt nhân Nam Phi đã lan truyền trong nhiều năm. Theo nguyên tắc chung, các quốc gia không công khai về những đóng góp của họ cho sự phổ biến hạt nhân. Tuy nhiên, các nhà phân tích nghi ngờ hoặc có thông tin về ít nhất 4 quốc gia đã tham gia hỗ trợ ít nhiều cho chương trình hạt nhân của Nam Phi. Trong số đó, Mỹ cung cấp phần lớn công nghệ ban đầu liên quan đến chương trình hạt nhân dân sự của quốc gia này.

Mặc dù không có ý định tăng tốc, sự trợ giúp của Mỹ đã tạo cơ sở cho chương trình hạt nhân cuối cùng của Nam Phi. Pháp và Pakistan cũng có thể đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật tại các thời điểm khác nhau trong quá trình phát triển. Trường hợp thứ tư là Israel. Trong Chiến tranh Lạnh, Đài Loan (Trung Quốc), Israel và Nam Phi đã tạo thành “Trục những người bị ruồng bỏ” – tức các quốc gia và vùng lãnh thổ bị cộng đồng ngoại giao phớt lờ. Israel rất có thể đã cung cấp một số công nghệ liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của Nam Phi, mặc dù việc kết hợp các tên lửa này với thiết bị hạt nhân không đạt được kết quả.

Israel và Nam Phi cũng trao đổi một số thành phần vật chất cơ bản của các thiết bị hạt nhân. Do được giữ bí mật, mức độ hợp tác kỹ thuật giữa 2 quốc gia có thể không bao giờ được tiết lộ, nhưng các thiết bị hạt nhân của Nam Phi nói chung không giống với những thứ ở trong kho vũ khí của Israel.

Giải mã lý do Nam Phi quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân - Hình 2

Thay đổi mang tính bước ngoặt

Kết thúc Chiến tranh Lạnh, căng thẳng giảm đi, dẫn đến nhu cầu răn đe hạt nhân cũng giảm xuống. Các quốc gia châu Phi không còn có thể trông cậy vào Liên Xô và Cuba để được hỗ trợ và do đó không thể là mối đe dọa quân sự thực sự đối với Nam Phi. Đồng thời, Pretoria đã đưa ra những nhượng bộ ngoại giao quan trọng giúp giảm căng thẳng trong khu vực, bao gồm cả việc trao độc lập cho Namibia.

Đúng thời điểm đó, Nam Phi quyết định chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc. Trong quá trình thống nhất đất nước, Đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) không thấy lợi ích gì khi phải trả giá về ngoại giao và quân sự để duy trì răn đe hạt nhân. Bởi vậy, đến năm 1994, tất cả các thiết bị hạt nhân của Nam Phi đã bị tháo rời. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) xác nhận, Nam Phi đã tự phá hủy tất cả vũ khí hạt nhân của họ.

Giải mã lý do Nam Phi quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân - Hình 3

Tháng 2-2019, Nam Phi đã phê chuẩn và nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) lên Liên Hợp quốc, chính thức trở thành quốc gia thứ 22 trên thế giới phê chuẩn hiệp ước này. Trước đó, tại lễ ký kết TPNW vào tháng 9-2017, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma nhấn mạnh: “Là một quốc gia tự nguyện dỡ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, Nam Phi có quan điểm chắc chắn rằng, không có sự an toàn nào cho vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp quốc ký và phê chuẩn TPNW để thế giới và nhân loại loại bỏ những vũ khí hủy diệt hàng loạt này”.

Như vậy, Nam Phi là quốc gia duy nhất trên thế giới tự nguyện từ bỏ tất cả vũ khí hạt nhân. Đây là trường hợp mang tính đặc thù, sự thay đổi chế độ cùng các mối đe dọa an ninh mất đi đã khiến Nam Phi có thay đổi lớn trong chính sách an ninh quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh căng thẳng toàn cầu gia tăng, cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân có nguy cơ “ nóng” trở lại, khả năng tự từ bỏ vũ khí hạt nhân của những nước đang sở hữu vũ khí này dường như còn quá xa vời.

Dấu mốc chương trình vũ khí hạt nhân Nam Phi

- Từ năm 1948, Nam Phi – quốc gia giàu tiềm năng uranium – rất quan tâm đến năng lượng nguyên tử và lợi ích về ngành công nghiệp khai thác, thương mại và năng lượng kèm theo.

- Năm 1957, Chính phủ Nam Phi đã mua của Mỹ lò phản ứng hạt nhân đầu tiên.

- Năm 1973, Nam Phi chính thức bắt đầu chương trình vũ khí hạt nhân và năm 1982 đã chế tạo thành công thiết bị nổ hạt nhân đầu tiên.

- Năm 1989, Nam Phi đã sở hữu 6 quả bom hạt nhân, mỗi quả chứa 55kg urani rất giàu với sức công phá tương đương 19 kiloton TNT. Tuy nhiên, cùng năm đó họ chính thức chấm dứt chương trình hạt nhân.

- Năm 1991, với tư cách là quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân, Nam Phi đã tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

- Năm 1994, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) xác nhận Nam Phi đã tự phá hủy tất cả vũ khí hạt nhân của nước này.

- Năm 2017, Nam Phi trở thành quốc gia thứ 22 trên thế giới phê chuẩn Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân và khẳng định luôn ủng hộ, không ngừng nỗ lực vì một châu Phi và thế giới không vũ khí hạt nhân.

Theo anninhthudo

Cá mập trắng khổng lồ biến mất bí ẩn ngoài khơi Nam Phi

Nhà chức trách cho biết họ không quan sát thấy dấu hiệu xuất hiện của loài cá mập trắng khổng lồ ngoài khơi Cape Town, thành phố lớn thứ hai của Nam Phi.

Bloomberg hôm 28/8 cho biết cá mập trắng đã không được quan sát thấy trong suốt 18 tháng qua và có dấu hiệu biến mất hoàn toàn ngoài khơi Cape Town, thủ đô lập pháp của Nam Phi.

Trong quá khứ, cá mập trắng từng được sử dụng trong ngành công nghiệp lặn với cá mập tại Nam Phi. Loài cá này được cho là đã gây ra một số vụ tấn công chết người ngoài khơi Cape Town.

Cá mập trắng khổng lồ biến mất bí ẩn ngoài khơi Nam Phi - Hình 1

Cá mập trắng khổng lồ. Ảnh: Reuters.

Để bảo đảm an toàn cho các du khách, chính phủ Nam Phi đã lập ra Chương trình Phát hiện cá mập nhằm cảnh bảo những người tắm biển khi cá mập xuất hiện. Từ năm 2010 đến năm 2016, nhân viên thuộc chương trình đã báo cáo trung bình khoảng 205 vụ cá mập xuất hiện mỗi năm.

Tuy nhiên, số vụ phát hiện cá mập ngoài khơi Cape Town đã giảm xuống chỉ còn 50 lần vào năm 2018. Trong năm 2019, cá mập chưa từng được quan sát thấy ngoài khơi Cape Town cũng như tại đảo Seal, nơi từng được sử dụng để cho ăn những con cá mập.

"Bằng chứng củng cố cho sự biến mất của loài săn mồi khổng lồ này là việc không thấy vết cắn hay dấu hiệu ăn thịt trên thi thể những con cá voi trôi dạt vào vịnh False", chính quyền Cape Town cho biết.

Nhà chức trách hiện chưa rõ nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của loài cá mập, đồng thời lo ngại sự biến mất của loài cá mập sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực chưa thể lường trước tới hệ sinh thái của khu vực.

Truyền thông Nam Phi đưa ra hai khả năng cho sự biến mất của loài cá mập trắng. Khả năng đầu tiên đó là sự xuất hiện của loài cá voi sát thủ, kẻ thù tự nhiên của loài cá mập. Khả năng thứ hai đó là tình trạng đánh bắt cá quá mức làm suy giảm số lượng con mồi của cá mập, khiến chúng bị mất đi nguồn thức ăn và phải di chuyển tới khu vực khác.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada chuẩn bị ứng phó làn sóng di cư sau tuyên bố trục xuất của ông Trump
11:00:23 11/11/2024
Ông Trump nêu tên hai nhân vật sẽ không được mời vào chính quyền mới
19:45:11 11/11/2024
Giá vàng cắm đầu lao dốc, chuyên gia nói không phải chỉ do Trump
12:39:23 12/11/2024
Cậu út nhà Trump đã giúp cha chinh phục cử tri trẻ bằng cách nào?
22:48:22 11/11/2024
Ông Biden mời ông Trump tới Nhà Trắng, sẵn sàng chuyển giao quyền lực
10:34:30 11/11/2024
Bitcoin phá đỉnh lịch sử 80.000 USD, liên tục tăng sau khi ông Trump đắc cử
20:34:27 11/11/2024
Biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ sau chiến thắng của ông Trump
20:12:26 11/11/2024
Mỹ điều chiến đấu cơ tấn công Houthi ở Yemen
22:58:34 11/11/2024

Tin đang nóng

Video: Hoa hậu Thanh Thủy ứng xử đỉnh cỡ nào mà ẵm vương miện Miss International đầu tiên cho Việt Nam?
21:09:08 12/11/2024
Nóng: Cảnh sát tìm thấy thư tuyệt mệnh của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời
19:39:42 12/11/2024
CỰC HOT: Hoa hậu Thanh Thủy xuất sắc đăng quang Miss International 2024!
19:42:58 12/11/2024
HOT: Hoa hậu Thanh Thủy chính thức lọt vào Top 8 Miss International
19:12:50 12/11/2024
Sốc: Tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời đột ngột qua đời ở tuổi 39
18:01:04 12/11/2024
Sao nữ bí mật ly hôn chồng ăn bám, tình tan vì món nợ 1.300 tỷ
17:51:37 12/11/2024
Chung kết Miss International: Thanh Thủy chính thức lọt Top 20, fan tranh cãi dữ dội về 1 kết quả
18:05:31 12/11/2024
Căng: Lan Ngọc phản ứng gắt khi bị réo tên vào bê bối của Chi Dân?
17:55:37 12/11/2024

Tin mới nhất

Giai đoạn quyết định đến vị thế đàm phán trong xung đột Nga - Ukraine

22:04:59 12/11/2024
Những tháng mùa Đông - Xuân sắp tới được dự báo sẽ là giai đoạn then chốt định hình vị thế của các bên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, đặc biệt khi các cuộc đàm phán hòa bình có thể diễn ra trong tương lai.

Quan hệ Saudi Arabia - Iran 'ấm' lên trước thềm trở lại Nhà Trắng của ông Trump

22:04:23 12/11/2024
Phát biểu trên được ông Aref đưa ra trong cuộc họp với thái tử Saudi Arabia bên lề cuộc họp bất thường của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Liên đoàn Arab tại thủ đô Riyadh (Saudi Arabia).

'Điểm chung' từ những lựa chọn trong nội các mới của ông Trump

22:04:07 12/11/2024
Có thể thấy, quá trình công bố các lựa chọn nhân sự đang diễn ra của ông Trump có tổ chức hơn so với năm 2016, phần lớn nhờ vào vai trò của bà Susie Wiles, người được đề cử là Chánh văn phòng Nhà Trắng sau khi điều hành chiến dịch tranh...

Nhiều vụ nổ gần tàu di chuyển ngoài khơi thành phố Hodeidah của Yemen

22:03:44 12/11/2024
Diễn biến trên xảy ra trong bối cảnh lực lượng Houthi ở Yemen mới đây tuyên bố sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự ở Biển Đỏ để thể hiện sự ủng hộ Palestine, bất kể những thay đổi chính sách tiềm tàng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Tổng thư ký LHQ kêu gọi tập trung vào 3 định hướng chống biến đổi khí hậu

22:01:01 12/11/2024
Khi COP29 bắt đầu diễn ra, các vụ cháy rừng bất thường ở bờ Đông nước Mỹ vẫn tiếp diễn và ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí tại New York. Trong khi đó, các nhà khoa học dự báo năm 2024 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử.

Đức: Thống nhất thời điểm dự kiến bầu cử Quốc hội liên bang

21:26:01 12/11/2024
Dự kiến ngày 11/12, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ đệ trình kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm lên Quốc hội. Cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội chỉ có thể thực hiện được sau ít nhất 48 giờ và dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 16/12.

Đâm xe vào người đi bộ ở Trung Quốc, ít nhất 35 người tử vong

21:24:27 12/11/2024
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi nỗ lực hết sức để cứu chữa những người bị thương trong vụ đâm xe, đồng thời yêu cầu xử lý nghiêm người điều khiển xe theo đúng quy định của pháp luật.

Nguyên nhân khiến tiền điện tử liên tục phá đỉnh thời gian gần đây

21:23:01 12/11/2024
Người sáng lập công ty nghiên cứu thị trường Fairlead Strategies, bà Katie Stockton cho biết các đồng tiền đã cùng nhau bứt phá, "sự bứt phá diễn ra khắp các thị trường điện tử".

'Cuộc chiến' lớn đầu tiên của ông Trump: Đối đầu với Fed?

20:42:37 12/11/2024
Nếu ông Trump tìm cách sa thải Chủ tịch Fed, ông Powell đã sẵn sàng cho một cuộc chiến pháp lý.

Tổng thống Hàn Quốc tập chơi golf lại sau 8 năm để 'kết nối' với ông Trump

20:40:46 12/11/2024
Động thái trên được cho là sự chuẩn bị của Tổng thống Yoon Suk Yeol cho các cuộc gặp gỡ thân thiện sau này với Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Các nước bỏ lỡ thời hạn đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch

20:38:16 12/11/2024
Ngoài ra, vẫn còn nhiều thách thức liên quan đến giám sát, các biện pháp phòng ngừa và chuyển giao công nghệ cho các quốc gia kém phát triển hơn.

Trung Quốc sẽ tăng cường điều chỉnh chính sách tiền tệ

20:32:17 12/11/2024
Thông tin này được ông Phan Công Thắng đưa ra vào tuần trước khi trình bày báo cáo công tác tài chính tại kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) Trung Quốc khóa 14 để xem xét.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thanh Thủy đăng quang Miss International từng bị chê 'da ngăm, não ngắn'

Sao việt

23:52:12 12/11/2024
Miss International 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy là Hoa hậu Việt Nam 2022 năm nay 22 tuổi, cao 1,76m và sở hữu nhan sắc ngọt ngào, trong trẻo.

Bạn trai Selena Gomez vào top những người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh

Sao âu mỹ

23:38:36 12/11/2024
Bạn trai của Selena Gomez - nhà sản xuất âm nhạc Benny Blanco vào danh sách những người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh do tạp chí People bình chọn.

Chuyện thật như đùa: Đứng lớp suốt 17 năm, giảng viên đại học bị con gái 3 tuổi "vạch mặt" là không biết chữ

Netizen

23:33:58 12/11/2024
Trong ấn tượng vốn có của mọi người, người giáo viên là người thuyết giảng, giải quyết vấn đề phải có kiến thức sâu rộng và kho tàng kiến thức phong phú.

Quyền Linh vỡ òa khi nam công nhân chinh phục mẹ đơn thân

Tv show

23:31:27 12/11/2024
rong tập mới của chương trình Bạn muốn hẹn hò , MC Quyền Linh và Ngọc Lan đã có một buổi ghép đôi đầy cảm xúc hai khách mời đều từng đổ vỡ hôn nhân là Trần Văn Lợi và Trần Thanh Thúy

'Kim Mao Sư Vương' Doãn Dương Minh nghiện cờ bạc đến suýt tự tử

Sao châu á

23:26:01 12/11/2024
Doãn Dương Minh kể vì áp lực công việc, ông từng tìm đến cờ bạc để giải tỏa rồi dần lún sâu vào trò đỏ đen. Thú vui tai hại này khiến nghệ sĩ lâm cảnh nợ nần, thậm chí từng có ý định tự tử vì bế tắc.

Thanh Thảo hội ngộ Quang Dũng trong liveshow kỷ niệm 30 năm ca hát

Nhạc việt

23:22:20 12/11/2024
Trong liveshow kỷ niệm 30 năm ca hát của Thanh Thảo, sự xuất hiện của ca sĩ Quang Dũng khiến nhiều người thích thú. Cả hai có màn kết hơn ăn ý trên sân khấu sau nhiều năm.

Đề cử giải Grammy 2025 và "Chiếc vé về tuổi thơ" của John Legend

Nhạc quốc tế

22:44:08 12/11/2024
John Legend từng giành tới 12 giải Grammy nhưng anh vừa lần đầu tiên nhận được đề cử ở hạng mục dành cho Nhạc thiếu nhi.

Phim ngôn tình ngược tâm gây sốt MXH: Cặp chính chemistry tràn màn hình, cái kết như trêu đùa khán giả

Phim châu á

22:35:13 12/11/2024
Không kèn không trống, tác phẩm dần chiếm trọn tình cảm của khán giả nhờ những thước phim ngôn tình mơ mộng nhưng cũng ưu buồn, đẹp như tranh vẽ.

Hình ảnh cuối cùng của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời trước khi qua đời

Hậu trường phim

22:32:29 12/11/2024
Chiều ngày 12/11, cả châu Á chấn động trước thông tin Song Jae Rim bất ngờ qua đời. Tang lễ của nam diễn viên được diễn ra Nhà tang lễ Yeouido St. Mary vào lúc 12 giờ trưa ngày 14/11.

Bellingham hồi sinh với Real Madrid: Tấm gương cho Mbappe

Sao thể thao

22:19:35 12/11/2024
Jude Bellingham ghi bàn đầu tiên trong mùa giải và đóng góp quan trọng cho Real Madrid, là tấm gương để Kylian Mbappe noi theo.