Giải mã khả năng tồn tại của người hiện đại
Để sống sót vượt qua 300 nghìn năm lịch sử, loài người hiện đại có nhiều lợi thế vượt trội hơn so với những loài người khác.
Tranh vẽ một số loài người đã tồn tại trên Trái đất khoảng 300 nghìn năm trước.
Điều này có thể tiếp tục giúp chúng ta vượt qua thách thức của biến đổi khí hậu và thiên tai.
Kích thước quần thể
Cách đây 300 nghìn năm, một khoảng thời gian ngắn nếu xét trên góc độ tiến hóa, có ít nhất 9 loài người sinh sống trên Trái đất. Ngày nay, chỉ còn duy nhất người hiện đại, hay gọi là người tinh khôn (Homo sapiens – H. sapiens) tồn tại. Đến nay, sự tồn vong của những loài người khác là một trong những câu hỏi lớn nhất về lịch sử tiến hóa của nhân loại.
Có nhiều giả thuyết xung quanh sự biến mất của các họ hàng của loài người hiện đại nhưng có rất ít bằng chứng để giải mã chính xác điều gì đã xảy ra. Những nghiên cứu gần đây được đăng tải trên tờ The Guardian đã cung cấp nhiều thông tin thú vị.
Từ khoảng 40 nghìn năm trước, H. sapiens là loài người cuối cùng tồn tại trên Trái đất. Giới chuyên gia đã đi từ giả thuyết lành tính, như tỷ lệ sống sót của trẻ sơ sinh trong nhóm H. sapiens cao hơn so với các giống người khác hoặc biến đổi khí hậu khiến các giống người khác tuyệt chủng. Nhưng cũng có những giả thuyết cường điệu hơn. Đơn cử, H. sapiens đã săn lùng các giống loài khác hoặc giao phối và đồng hóa di truyền của họ.
Để tìm hiểu về lịch sử tiến hóa của nhân loại, chúng ta cần ngược lại khoảng 300 nghìn năm trước, khi quần thể H. sapiens đầu tiên xuất hiện ở châu Phi. Họ trông không giống chúng ta ngày nay nhưng giống chúng ta hơn các loài người khác.
H. sapiens sở hữu hộp sọ cao, tròn với vầng trán gần như thẳng đứng, không có đôi lông mày rõ nét như người Neanderthal (Homo neanderthalensis) hay bộ hàm nhô ra phía trước của những loài người cổ xưa như Homo naledi.
Tuy nhiên, họ có cằm, điều mà những loài người khác không có được, dù giới chuyên gia chưa rõ tại sao chỉ H. sapiens sở hữu phần nhô ra này.
Đầu năm 2023, một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature đặt ra giả thuyết rằng H. sapiens có nguồn gốc từ một nơi duy nhất ở châu Phi. Bằng cách phân tích bộ gen của 290 người, các nhà nghiên cứu cho rằng H. sapiens có nguồn gốc từ ít nhất 2 quần thể sống ở châu Phi trong một triệu năm trước khi hợp nhất làm một.
Thời điểm H. sapiens di chuyển ra khỏi châu Phi cũng là vấn đề gây tranh cãi. Bằng chứng di truyền cho thấy có một cuộc di cư lớn khỏi lục địa cách đây khoảng 80 nghìn – 60 nghìn năm nhưng đó không phải là chuyến đi đầu tiên. Các nhà khoa học tìm thấy một hộp sọ
|H. sapiens ở Apidima, Hy Lạp, với niên đại ít nhất 210 nghìn năm. Trong khi đó, hồ sơ hóa thạch về các loài người cổ đại khác rất thưa thớt. Đơn cử, các cá thể Homo naledi chỉ được tìm thấy tại một địa điểm duy nhất ở Nam Phi. Nhưng dữ liệu về bộ gen của họ khá đầy đủ.
Video đang HOT
Từ bộ gen của người Neanderthal và Denisovan, các nhà nghiên cứu suy luận rằng họ sống thành từng nhóm nhỏ và thường xuyên lai giống. Trong thời kỳ thịnh vượng nhất, khoảng 52 nghìn người Neanderthal sống ở khu vực Âu – Á trước khi bắt đầu suy giảm.
Theo GS Eleanor Scerri – Viện Địa nhân học Max Planck (Đức), người Neanderthal và người Denisova có kích thước quần thể nhỏ nên sự lai giống giữa họ diễn ra nhiều hơn và bằng chứng gen thể hiện điều đó. Việc thiếu đa dạng di truyền sẽ khiến những quần thể này dễ mắc bệnh hơn, từ đó dẫn đến khả năng sống sót thấp hơn.
Người tinh khôn (Homo sapiens) là loài người duy nhất còn tồn tại đến ngày nay.
Lợi thế vượt trội
Trong khi đó, H. sapiens có các nhóm lớn hơn và tính đa dạng di truyền cao hơn. GS Chris Stringer – Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (Anh) giải thích, H. sapiens có các mạng lưới xã hội lớn hơn, trải rộng trên phạm vi lớn hơn.
Mạng lưới rộng lớn là một dạng “bảo hiểm” vì nếu bạn có quan hệ với những người ở xa, khi xảy ra khủng hoảng môi trường như cạn kiệt thức ăn hoặc nước uống, bạn có thể chuyển đến môi trường của họ. Họ không phải kẻ thù, mà là họ hàng của bạn.
Nhờ khả năng phục hồi xã hội này, H. sapiens có thể sống sót sau những lần thay đổi khí hậu có khả năng giết chết những cá thể hoặc loài kém thích nghi hơn.
Một nghiên cứu năm 2022 trên tạp chí Nature đã mô hình hóa các vùng khí hậu và hệ sinh thái cổ xưa nơi H. erectus, H. heidelbergensis và người Neanderthal sinh sống và phát hiện rằng họ đã mất đi một phần đáng kể số lượng do vấn đề khí hậu trước khi biến mất.
Ngoài ra, GS Stringer tin rằng, H. sapiens có một số lợi thế vượt trội hơn những họ hàng khác. Đơn cử là khả năng dệt hoặc khâu vá.
“Khi biết dệt, bạn có thể làm giỏ hoặc lưới. Kim khâu thì giúp bạn bịt kín vật liệu tốt hơn, từ đó có những chiếc lều cách nhiệt tốt hơn và có thể giữ ấm cho trẻ sơ sinh. Mạng lưới xã hội lớn sẽ giúp H. sapiens chia sẻ những kỹ thuật này một cách rộng rãi”, ông Stringer cho hay.
Một khả năng khác là H. sapiens đã đồng hóa các họ hàng vào vốn gen. Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng di truyền về điều này mặc dù đây có phải nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của các loài khác hay không vẫn còn gây tranh cãi. Ví dụ, một số người hiện đại sống ở lục địa Á – Âu có 2% ADN của người Neanderthal. Còn một số nhóm sống ở châu Đại Dương có 2 – 4% ADN của người Denisova.
Dù sự biến mất của các loài còn gây tranh cãi nhưng chắc chắn một số loài có khả năng sinh tồn tốt hơn những loài còn lại và H. sapiens là nhóm duy nhất sống sót. Điều này phần lớn là do may mắn và hành vi của họ. Loài người hiện nay cần ý thức về việc này để vượt qua những thách thức sắp tới.
“Mạng lưới rất quan trọng, khả năng thích ứng với thay đổi cũng thế. Đó là điều giúp chúng ta vượt qua biến đổi khí hậu. Nhân loại cần đoàn kết trước những cuộc khủng hoảng đó hoặc cạnh tranh. Và điều chúng ta thấy từ người Neanderthal và H. sapiens là nhóm hợp tác tốt hơn sẽ vượt qua được”, ông Stringer cho hay.
Bí ẩn 'cây ôm tượng Phật' ở Trung Quốc: Chuyên gia giải mã từ câu chuyện già làng kể lại
Ngày nay, cây cổ thụ ở làng Khảo Đình được mệnh danh là 'một trong những di tích độc đáo nhất ở Trung Quốc - Cây long não nghìn năm ôm tượng Phật'.
Bí ẩn "cây ôm tượng Phật"
Làng Khảo Đình (Phúc Kiến, Trungh Quốc) có một cây cổ thụ vô cùng đặc biệt. Cây này có niên đại hàng nghìn năm và đã trở thành một phần của ngôi làng nhỏ, chứng kiến biết bao lịch sử và đổi thay, được dân làng trìu mến gọi là "cây thiêng".
Được biết, cây cổ thụ này thuộc giống long não, dù đã trải qua hàng nghìn năm nhưng vẫn tươi tốt và tràn đầy sức sống. Cây cao 36 mét, chu vi thân 10,5 mét, diện tích tán hơn 900 mét vuông. Tất nhiên, chỉ những điều này thôi thì không thể gọi là kỳ quan được.
Điều kỳ lạ là trên thân cây cổ thụ có một hốc nhỏ cách mặt đất khoảng 1m, to bằng nắm tay người lớn. Trong hốc có một bức tượng Phật, cao khoảng 60cm.
Làm sao một bức tượng Phật có thể nhét vừa hốc cây nhỏ như vậy?
Hầu hết các giả thuyết về bí mật này đều có phần hoang đường, đương nhiên không đáng tin cậy đối với những chuyên gia tin vào khoa học. Nhưng khi cố gắng tìm hiểu làm thế nào pho tượng lại được đặt trong một hốc cây nhỏ như vậy, họ không thể tìm ra câu trả lời thuyết phục. Vậy chính xác thì điều gì đã làm nên hiện tượng kỳ lạ này? Có một truyền thuyết địa phương có thể cung cấp một số manh mối.
Truyền thuyết về cổ thụ nghìn năm tuổi
Để tìm ra bí mật về bức tượng Phật trong cây long não cổ thụ, các chuyên gia đã tìm đến một cụ ông cao tuổi nhất trong làng Khảo Đình. Theo ông, truyền thuyết về tượng Phật trong hốc cây có liên quan đến Chu Hi.
Chu Hi là là một nhà thư pháp, nhà sử học, nhà triết học, nhà chính trị và nhà văn Trung Quốc thời nhà Tống.
Tượng Chu Hi ở làng Khảo Đình được xây dựng sau này
Theo truyền thuyết kể lại, Chu Hi từng sống ở làng Khảo Đình, ông đã dạy dân làng tiếp thu nhiều kiến thức khác nhau, được dân làng kính trọng sâu sắc vì kiến thức và sự chính trực.
Sau khi Chu Hi qua đời, để tưởng nhớ những đóng góp xuất sắc của ông, dân làng đã đúc một bức tượng Phật tượng trưng cho những giá trị tinh thần và đạo đức. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí xây dựng ngôi chùa nên họ phải tìm một nơi đặc biệt để đặt bức tượng. Cuối cùng, họ quyết định đặt tượng Phật vào hốc cây linh thiêng ở làng Khảo Đình.
Người ta kể rằng cây cổ thụ này nằm ở giữa làng, Chu Hi đã đứng dưới gốc cây này khi dạy học cho thanh niên trong làng. Khi đó, hốc cây rất rộng, có thể chứa được một bức tượng Phật tương đối lớn, thậm chí vẫn còn chỗ trống.
Theo thời gian, lỗ trên cây "lành" lại một cách tự nhiên và cây tiếp tục lớn lên khiến tượng Phật trông như bị cây "nuốt chửng". Cảnh tượng này khiến cây nghìn năm tuổi trở thành một điểm thu hút độc đáo của địa phương, là nhân chứng cho truyền thuyết và lịch sử.
Chuyên gia giải mã
Qua câu chuyện của cụ ông, chuyên gia đã nắm được điểm mấu chốt, đó là khi ông nói: "Hồi nhỏ tôi thường tò mò nhìn vào hốc cây, khi đó nó rộng hơn bây giờ rất nhiều, nhìn thấy rõ ràng tượng Phật bên trong, nhưng bây giờ cái hốc chỉ to bằng nắm tay. Có lẽ trong vài năm nữa, nó sẽ biến mất mãi mãi".
Theo đó, các chuyên gia tin rằng hiện tượng kỳ diệu này có khả năng liên quan đến quá trình sinh trưởng của cây long não cổ thụ. Tốc độ sinh trưởng của cây nhanh đến mức vỏ cây có thể không thích ứng được với tốc độ này. Kết quả là vết nứt dần xuất hiện ở thân cây. Khi dân làng nhìn thấy vết nứt, họ quyết định đặt pho tượng vào trong để tưởng nhớ Chu Hi.
Tuy nhiên, không ai ngờ rằng vì cây tiếp tục lớn lên và to ra, vỏ cây mới dần bao bọc xung quanh vết nứt hiện có, cuối cùng tạo thành một hốc cây nhỏ. Bức tượng trong hốc cây này được bao quanh bởi thân cây, tạo nên cảnh tượng đáng kinh ngạc.
Giả thuyết có thể không giải thích đầy đủ hiện tượng bí ẩn này, nhưng nó cũng là một cách giải thích hợp lý có nhiều cơ sở nhất.
Tất nhiên, độ tin cậy của tuyên bố vẫn chưa được xác nhận, nhưng truyền thuyết và điểm hấp dẫn này tiếp tục thu hút vô số khách du lịch và học giả từ khắp nơi đến khám phá.
Ngày nay, cây cổ thụ ở làng Khảo Đình được mệnh danh là "một trong những di tích độc đáo nhất ở Trung Quốc - Cây long não nghìn năm ôm tượng Phật". Ở địa phương còn có niềm tin rằng, ai nhìn thấy tượng Phật trong hốc cây này sẽ khỏe mạnh và bình an.
'Tái sinh' loài người tuyệt chủng, ẩn mình cạnh chúng ta 100.000 năm Người đàn ông vừa được tái sinh 3D trong phòng thí nghiệm ở Hy Lạp là một Homo heidelbergensis. Đây là người anh em cùng chi nhưng khác loài với con người hiện đại, đã tuyệt chủng. Homo heidelbergensis là một trong những loài người bí ẩn nhất của chi Homo (chi Người), một chi linh trưởng bao gồm nhiều loài "cao cấp"...