Ấn tượng về loài ‘gương bay’ có cánh trong suốt như thủy tinh, hữu ích trong y học
Greta oto được mệnh danh là một trong những loài bướm đẹp nhất hành tinh, sở hữu đôi cánh trong suốt như thủy tinh.
Cấu trúc nano đặc biệt trên bề mặt cánh bướm Greta oto cho phép hầu hết ánh sáng Mặt Trời chiếu qua.
Bướm thủy tinh (Glasswing Butterfly), tên khoa học là Greta oto, có một đuôi cánh trong suốt, thay vì rực rỡ như những loài bướm khác. Chúng sống phân bổ ở các vùng Trung và Bắc của Nam Mỹ.
Không giống như những loài bướm khác, khoe ra những sắc màu rực rỡ đẹp đẽ của mình, loài bướm này có đôi cánh như thủy tinh giúp chúng có thể trốn khỏi những kẻ săn mồi.
Đôi cánh của chúng rất mảnh và mỏng, tuy nhiên chúng rất khỏe có thể bay 12 dặm trong 1 ngày.
Đôi cánh của bướm trong mờ, sải cánh từ 5,6 – 6,1 cm. Các mô giữa các gân cánh nhìn giống như là thủy tinh, nó không có các vảy màu như ở các loài bướm thông thường khác (các vảy nhỏ như bột trên cánh bướm tạo nên màu sắc cho cánh – còn gọi là côn trùng cánh vẩy).
Các nhà khoa học của đại học California đã tìm nguyên nhân giúp bướm thủy tinh có đôi cánh trong suốt. Đó chính là nhờ cấu trúc bề mặt cánh của chúng.
Video đang HOT
Sự độc đáo của loài bướm này nằm ở phần giao giữa cánh và cơ thể, với cấu trúc nano nhỏ nằm cách xa nhau. Sự sắp xếp này giúp phân tán ánh sáng theo mọi hướng, bất kể ánh sáng chiếu từ hướng nào.
Cánh bướm Greta oto cho phép hầu hết ánh sáng Mặt Trời chiếu qua.
Cánh của bướm thủy tinh có cấu trúc nano ngẫu nhiên, sắp xếp không theo một trật tự nhất định. Vì vậy khi ánh sáng Mặt trời chiếu tới, phần lớn các tia sáng sẽ lọt qua cấu trúc nói trên, dẫn tới hiện tượng cánh bướm tàng hình.
Chính cấu trúc nano này giờ đây có thể tạo ra một bước đột phá trong y học, mà cụ thể là ngành nhãn khoa.
Các chuyên gia đã học hỏi và bắt chước các cấu trúc mô nano của cánh bướm trong cấy ghép mắt ở người.
Có thể nói, đây là một bước đột phá lớn trong điều trị các chứng bệnh về mắt, đồng thời cũng là minh chứng cho thấy con người có thể học hỏi rất nhiều từ thiên nhiên.
Ấn tượng các loài động vật có cơ thể trong suốt, lấp lánh như thủy tinh
Những loài động vật có thân hình trong suốt này dường như chứng minh rằng sự sáng tạo của thiên nhiên gần như vô tận.
1. Ếch thủy tinh
Loài ếch thủy tinh mới có tên khoa học là Hyalinobatrachium yaku (H.yaku), được một nhóm các nhà nghiên cứu tìm thấy ở khu vực rừng Amazon vào năm 2017.
Ảnh: Jorge García
Ếch thủy tinh có chiều dài khoảng 21 mm. Loài ếch này có phần da dưới bụng trong suốt, để lộ trái tim nhỏ màu đỏ sẫm dễ nhìn thấy từ bên ngoài. Những con ếch trưởng thành có màu xanh lục hoặc xanh hơi vàng với các đốm màu vàng. Đặc điểm hiếm có của loài ếch này chính là phần lưng hiện rõ vô số chấm nhỏ màu xanh đậm.
Ảnh: Brian Gratwicke
2. Cá thủy tinh
Cá thủy tinh có tên khoa học là Kryptopterus bicirrhis, còn được gọi là cá rồng thủy tinh, cá kính hay cá trê kính... Đặc điểm đặc trưng của loài cá này là thân hình trong suốt, có thể nhìn thấy xương và các nội tạng bên trong, thường sinh sống tại các con sông nước đục, nước lặng, chảy chậm.
Ảnh: Nature
Cá thủy tinh là một loài săn mồi ban ngày, chủ yếu ăn bọ nước và thỉnh thoảng là cá nhỏ hơn. Cá thủy tinh có cách tự vệ bằng cách tập trung thành những đàn nhỏ. Cơ thể trong suốt của chúng hòa lẫn vào nhau khiến kẻ thù bị rối loạn. Cá trưởng thành có chiều dài chỉ khoảng 10cm.
4. Bướm thủy tinh
Loài bướm có đôi cánh trong suốt này có tên là Bướm Thủy tinh (Glasswing Butterfly), tên khoa học là (Greta oto), thường được tìm thấy ở các vùng Trung và Bắc Nam Mỹ. Loài bướm này có cấu trúc bề mặt cánh cấu trúc nano ngẫu nhiên, sắp xếp không theo trật tự nhất định, khi ánh sáng chiếu vào, phần lớn các tia sáng sẽ lọt qua cấu trúc trên tạo ra hiện tượng cánh bướm như tàng hình.
Ảnh: Scottwylie
5. Salp biển
Salp là động vật biển có bao nổi, dài khoảng 10cm, có hình dáng như miếng thạch dài vì cơ thể trong suốt. Salp thường sống ở các vùng biển lạnh, di chuyển bằng cách bơm nước qua cơ thể. Tùy từng chu kỳ mà Salps có thể sống đơn lẻ hoặc tập thể. Khi sống theo một nhóm lớn, salp sẽ liên kết thành một chuỗi lớn để cùng di chuyển, cùng phát triển.
Ảnh: VCG Photo
Ảnh: VCG Photo
Đi thăm rừng nhiệt đới, du khách giật mình thấy 'lá khô bay lên từ mặt đất' Bướm lá khô (tên khoa học Kallima inachus) có khả năng ngụy trang đáng kinh ngạc. Khi nhìn vào, nhiều người sẽ tưởng nhầm rằng đây chỉ là một chiếc lá khô, chứ không phải là một sinh vật sống. Khi đi bộ qua các khu rừng và rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á, nhiều du khách có thể bắt gặp cảnh...