Giải mã cơn ‘bão táp’ quét bay 7 tỉ USD chứng khoán Việt
Cú sốc khá mạnh với các nhà đầu tư khiến mọi thành quả cóp nhặt được lúc thị trường quay lại mốc 1.000 điểm tan biến.
Cơ hội của thị trường xuống là mua được cổ phiếu giá rẻ và kiếm lợi từ thị trường lên _ Ảnh minh họa
“Thị trường có lên có xuống thì càng dễ kiếm tiền”. Đây là câu nói hài hước của ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital, với các nhà báo trong cuộc họp báo giới thiệu về Hội nghị các nhà đầu tư quốc tế 2018 đúng ngay phiên giao dịch “đen tối” (11-10) của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thị trường ngày hôm đó có thời điểm mất 55 điểm, cú sốc khá mạnh với các nhà đầu tư khiến mọi thành quả cóp nhặt được lúc thị trường quay lại mốc 1.000 điểm tan biến.
Ông Andy Ho nói rằng đây là cú sốc tâm lý của thị trường, nhà đầu tư phản ứng thái quá trước diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ. Mà đã lao dốc mạnh khi các nhà đầu tư đã bán mạnh các cổ phiếu của các công ty công nghệ hàng đầu như Apple, Amazon, Facebook,…
Giải thích rõ hơn, ông Andy Ho nói giá các cổ phiếu trên đã tăng quá cao và đây là thời điểm chốt lời. Một khi nhà đầu tư chốt lời thì họ sẽ tìm các lý do để xả hàng. Thị trường lên xuống là điều rất bình thường. Cơ hội của thị trường xuống là mua được cổ phiếu giá rẻ và kiếm lợi từ thị trường lên.
Ông Andy Ho cũng dẫn chứng một biểu đồ với các điểm mốc lên xuống nhưng nhìn chung thời gian qua mũi tên vẫn chỉ lên, có nghĩa rằng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang tăng trưởng.
Có một điều khá trùng hợp của phiên chứng khoán ngày 11-10 và phiên ngày 5-2, thời điểm đầu năm 2018, lúc đó thị trường cũng mất đến 56 điểm. Nguyên nhân cũng không gì khác lạ, nhà đầu tư Việt tháo chạy khi nhìn thấy cuộc lao dốc mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ và các dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất đồng USD.
Nhưng rồi sau đó, thị trường chứng khoán Việt vẫn hồi phục, như chưa từng trải qua cơn bão táp nào. Và ngay sau phiên đỏ lửa ngày 11-10 thì phiên kế tiếp thị trường đã tăng hơn 20 điểm.
Video đang HOT
Những bình luận của ông Andy Ho rõ ràng là khá hợp lý, có thể diễn giải không tăng giảm thì các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán không thể kiếm lời, quan trọng ai dự đoán tốt hơn ai mà thôi.
Một cách tương tự, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán SSI, nhận định trong thị trường chứng khoán, điều quan trọng là đừng có lạc quan quá và cũng đừng có sợ hãi quá.
Khi mà trên thị trường nhiều người đang say sưa, vui với những tăng trưởng của lợi nhuận, mình đừng có quá chìm đắm trong cuộc vui đó. Khi thị trường tanh bành, đừng hãi hùng quá, phải hiểu đó là quy luật. Khi đã hiểu quy luật thì phải biết cách làm sao cùng tồn tại với nó.
“Bản thân thị trường chứng khoán không sinh ra của cải vật chất. Cho nên một ai đó được thì người khác mất. Về nguyên tắc, một người bán sản phẩm đó đi nhưng ngày mai nó lên giá, có nghĩa là họ đã mất và người khác được. Cũng có thể cả hai cùng được nếu nền kinh tế tốt, thị trường cũng lên theo. Nhưng thị trường không bao giờ lên mãi được” – ông Hưng bình luận.
Có thể xem phiên ngày 11-10 như là “cú vấp ổ gà” của chuyến hành trình đang diễn ra tốt đẹp. Ông Andy Ho cho biết thị trưởng chứng khoán Việt Nam vẫn đang đầy hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài.
“Bằng chứng, khi VinaCapital tổ chức Hội nghị các nhà đầu tư quốc tế 2018, thì các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký tham dự rất đông nhưng chúng tôi phải từ chối bớt vì không đủ chỗ. Điều này phản ánh sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Họ muốn đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp vào thị trường Việt Nam trong tương lai” – ông Andy Ho cho biết.
Ông Andy Ho dẫn chứng câu chuyện khác để minh họa thị trường chứng khoán Việt sẽ có cuộc tăng trưởng tốt trong tương lai. Đó là Việt Nam đã lọt vào danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi của tổ chức FTSE, mà một khi được nâng hạng sẽ có nguồn vốn khoảng 10 tỉ USD đổ ngay vào thị trường.
Trong góc nhìn của mình, ông Nguyễn Duy Hưng đánh giá nếu xem xét kỹ có thể thấy nhiều thứ chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu cách đây 10 năm, không ai có thể nghĩ rằng thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn này tốt đến như vậy.
Thử hình dung thị trường theo cách này: Không thể nào hôm nay 0 điểm thì ngày mai lên 10 điểm. Nếu 0 điểm thì phải lên 1-2-3-4-5 điểm. Các con số này vẫn là dưới trung bình theo cảm quan nhiều người. Nhưng để từ 0 điểm lên 2 điểm, có nghĩa nội lực đã tốt đến 200%, tương tự từ 1 điểm lên 5 điểm là 500%. Từ đó thấy rằng thị trường đã có bước đi tốt hơn, nhanh hơn, minh bạch hơn nhiều so với kỳ vọng của 10 năm trước.
“Quy mô thị trường đã khá lớn, rất nhiều quỹ đầu tư nước ngoài tham gia, cho nên các phiên xanh đỏ phụ thuộc rất nhiều vào việc mua ròng hay bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài bên cạnh sự hào hứng của đám đông nhà đầu tư nhỏ lẻ” – ông Hưng nói.
Theo ông Andy Ho, thực tế thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay có lúc đã vượt đỉnh 1.200 điểm với P/E đạt 22 lần. Trong khi năm 2007 VN-Index đạt gần 1.200 điểm nhưng P/E gấp đôi. Nghĩa là hồi năm 2007, giá cổ phiếu đắt gấp đôi so với năm 2018. Điều này cho thấy tỉ lệ giảm sẽ không nhiều như trước.
Thêm hiện nay khối lượng công ty trên sàn rất lớn, riêng sàn TP.HCM đã hơn 365 doanh nghiệp, còn hồi năm 2007 chỉ chưa đầy 100 công ty nên khả năng thị trường xuống mạnh là không cao.
Phương Minh
Theo plo.vn
Chứng khoán Việt bị thổi bay 7 tỉ USD, đại gia mất 1.300 tỉ
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo mất hơn 500 tỉ đồng, tỉ phú Trần Đình Long cũng bay mất 800 tỉ đồng...
Ông Trần Đình Long và ông Trịnh Văn Quyết là những người giảu trên sàn chứng khoán
Cuộc tháo chạy khỏi sàn chứng khoán của nhà đầu tư có khi đẩy thị trường mất đến 55 điểm. Và điều này làm cho các đại gia Việt Nam cũng mất hàng ngàn tỉ đồng. Và vốn hóa của thị trường cũng bay mất 7 tỉ USD.
Kết thúc phiên giao dịch "đỏ lửa" và đầy thảm khốc của ngày hôm nay (11-10), VN-Index mất 48,07 điểm, đưa chỉ số xuống còn 945,89 điểm.
Trong phiên giao dịch này, 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất đã mất hơn 90.000 tỉ đồng. Bốn cổ phiếu có vốn hóa giảm trên 10.000 tỉ đồng là GAS (16,1 ngàn tỉ đồng), VCB (14,4 ngàn tỉ đồng) và VHM (12.000 tỉ đồng) và VIC (11,5 ngàn tỉ đồng).
Cũng trong phiên giao dịch này, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 600 tỉ đồng. Như vậy, từ đầu tuần đến giờ, khối ngoại đã bán ròng hơn 1.300 tỉ đồng.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia thì thị trường đang bị ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư nội từ những lo ngại của thị trường chứng khoán với hàng loạt cổ phiếu công ty công nghệ lớn bị bán tháo, chứ nội tại nền kinh tế Việt Nam đang rất tốt.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán SSI, cho biết trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Việt Nam vẫn hưởng lợi nhiều nhất. Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sâu trong phiên 11-10 do nhà đầu tư có tâm lý rất tiêu cực.
Điều đáng ngại nhất là gần một ngày sau khi thị trường chứng khoán Mỹ giảm 3,15% kéo theo việc mất điểm của hầu hết các thị trường chứng khoán khác trên thế giới, giới phân tích vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.
Ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital, cho biết thực tế thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay có lúc đã vượt đỉnh 1.200 điểm với P/E đạt 22 lần. Trong khi năm 2007 VN-Index đạt gần 1.200 điểm nhưng P/E gấp đôi. Nghĩa là hồi năm 2007, giá cổ phiếu đắt gấp đôi so với năm 2018. Điều này cho thấy tỉ lệ giảm sẽ không nhiều như trước.
Thêm điều nữa là hiện nay khối lượng công ty trên sàn rất lớn, riêng sàn TP.HCM đã hơn 365 doanh nghiệp, còn hồi năm 2007 chỉ chưa đầy 100 công ty nên khả năng thị trường xuống mạnh là không cao.
Nếu phiên hôm nay, nhà đầu tư bình tĩnh thì tôi cho rằng thị trường không giảm mạnh như vậy. Thực tế, EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp) tăng trưởng bình quân trên 16%-17% là rất tốt. Do đó, mã nào có P/E cao nhà đầu tư nên xem xét thoái vốn, chốt lời, còn không nên bán tháo.
Ông Andy Ho đánh giá đây là do ảnh hưởng thị trường thế giới, còn nền tảng kinh tế VIệt Nam vẫn tốt, không chi phối thị trường chứng khoán. Các bệ đỡ như GDP tăng trưởng trên 6%, tỉ giá ổn định, nguồn vốn FDI giải ngân mạnh 12-14 tỉ USD, dự trữ ngoại hối trên 60 tỉ USD...
Cùng trong ảnh hưởng của thị trường hôm nay, tài sản của các đại gia cũng vơi đi ít nhiều. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, nhà lãnh đạo hãng bay giá rẻ VietJet (VJC), tỉ phú USD theo bầu chọn của Forbes, đã mất hơn 500 tỉ đồng. Bà Thảo hiện đang sở hữu 129 triệu cổ phiếu VietJet và hôm nay cổ phiếu này mất 4.200 đồng.
Còn vị tỉ phú Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát, cũng bay mất 800 tỉ đồng. Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Novaland, mất nhẹ 38 tỉ đồng. Còn ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, còn mất ít hơn là 6 tỉ đồng.
PHƯƠNG MINH
Theo plo.vn
Các doanh nghiệp cần làm gì khi bị hạn chế tín dụng vào bất động sản? Các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức về việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản TP.HCM cũng như bất động sản của Việt Nam theo Thông tư 19/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước thực hiện quy định kể từ ngày 1/1/2019. Nhiều khuyến nghị Thông tư 19/2017/TT-NHNN vừa là thách...