“Giải mã” chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Tổng thống Trump
Hai yếu tố chính góp phần hình thành khái niệm Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump là “tự do” và “mở rộng” nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của toàn khu vực.
Các tàu chiến của Hải quân Mỹ (Ảnh: India.com)
Trong cuộc gặp với các phóng viên tại Mỹ ngày 2/4, ông Alex Wong, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương, đã giải thích về khái niệm Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Mở rộng từng được Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh trong bài phát biểu của ông tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017.
Theo ông Wong, hai yếu tố chính được nêu rõ trong chiến lược của chính quyền Trump tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là “tự do” và “mở rộng”. Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, ý nghĩa của khía cạnh “tự do” nằm ở việc các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có thể tự theo đuổi những con đường riêng mà không bị ép buộc. Ngoài ra, ở cấp độ quốc gia, Mỹ mong muốn các nước Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được hưởng quyền tự do hơn, bao gồm tự do về quản lý, quyền hạn cơ bản, minh bạch và chống tham nhũng.
Đề cập tới khía cạnh “mở rộng”, ông Wong cho biết Mỹ mong muốn khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có thể mở rộng hơn nữa, trước hết là đường biển và đường không. Theo nhận định của quan chức Mỹ, giao thông đường biển được mở rộng sẽ đóng vai trò sống còn trong khu vực. 50% hàng hóa thương mại đi qua Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt qua Biển Đông.
Chiến lược mới của chính quyền Trump về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương còn bao hàm khía cạnh “mở rộng” về hậu cần – cơ sở hạ tầng nhằm khuyến khích các quốc gia hội nhập khu vực tốt hơn và phát triển kinh tế mạnh hơn. Mỹ mong muốn giúp khu vực phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng phù hợp, thực sự hội nhập và tăng trưởng kinh tế.
Video đang HOT
Khía cạnh “mở rộng” trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương còn hướng đến mục tiêu mở rộng đầu tư trong khu vực. Mỹ ủng hộ môi trường đầu tư mở cửa tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm mở đường cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra, mở rộng về thương mại tự do, công bằng và có đi có lại cũng là điều Mỹ từng làm suốt hàng chục năm qua và được chính quyền Trump ủng hộ.
Theo Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, Nam Á, cụ thể là Ấn Độ, đóng vai trò quan trọng và mang lại lợi ích không chỉ cho Mỹ mà còn cho các quốc gia khác trong khu vực. Ông Wong nhận định Ấn Độ là quốc gia được phát triển theo hướng tự do và mở cửa, theo đó chính sách của Mỹ là bảo đảm Ấn Độ có thể trở thành quốc gia với tầm ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực.
Cũng theo ông Wong, không chỉ Ấn Độ đang tham gia tích cực vào xu thế phát triển của khu vực Đông Á, Đông Nam Á thông qua Chính sách Đông Nam, mà các quốc gia khác cũng đang triển khai các chiến lược tương tự như Chính sách Nam mới của Hàn Quốc, Chiến lược Tự do và Mở rộng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Nhật Bản hay Chính sách Đối ngoại của Australia. Mỹ nhận định các đối tác trong khu vực đều đang tìm cách tăng cường mối quan hệ chính trị, an ninh và kinh tế với các nước, đặc biệt là các quốc gia ASEAN.
Tại cuộc gặp với các phóng viên, ông Wong khẳng định Mỹ ủng hộ thương mại tự do, nguyên tắc bình đẳng và có đi có lại từ hàng chục năm nay. Thương mại hai chiều giữa Mỹ và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đạt 1,4 nghìn tỷ USD mỗi năm và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên.
Thành Đạt
Theo Dantri
Ý tưởng và tầm nhìn kết nối Ấn Độ Dương - Châu Á - Thái Bình Dương
Trong buổi gặp gỡ, nói chuyện trước khoảng 300 chính khách, giáo sư, nhà nghiên cứu, học giả và sinh viên Ấn Độ tại Bảo tàng tưởng niệm Nehru ở thủ đô New Delhi ngày 4.3, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang nhận định, trong 2 thập niên đầu thế kỷ 21, thế giới trải qua những biến chuyển nhanh chóng, sâu sắc và toàn diện và sự trỗi dậy của Châu Á là "sự chuyển dịch mạnh mẽ nhất, khơi dậy nhiều cảm hứng nhất".
Chủ tịch Nước Trần Đại Quang thăm, nói chuyện với các học giả và sinh viên Ấn Độ. Ảnh: TTXVN
Châu Á vươn lên mạnh mẽ, trở thành trung tâm chiến lược cả về chính trị, kinh tế, văn hóa của thế giới và được dự báo: Thế kỷ này sẽ là thế kỷ của Châu Á.
Không gian an ninh, phát triển mới
Chỉ trong vài thập niên, thế giới liên tục chứng kiến những kỳ tích mà Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN... lập nên. Điều trùng hợp lý thú là trung tâm của các kỳ tích đó đều nằm ở khu vực Ấn Độ Dương và Châu Á - Thái Bình Dương. Tại khu vực này xuất hiện hàng loạt các ý tưởng, sáng kiến, chiến lược hợp tác dài hạn mang tầm liên khu vực và toàn cầu như: Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực của ASEAN và 6 nước đối tác; chính sách "Hành động hướng Đông" của Ấn Độ hay Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương...
"Tất cả các nhân tố trên đang gia tăng vị thế và sức hấp dẫn của khu vực chúng ta lên 1 tầm mức mới, chưa từng có trong lịch sử. Nếu những ý tưởng, sáng kiến và chiến lược nêu trên trở thành hiện thực như tuyên bố của những người sáng lập, chúng ta sẽ chứng kiến sự hình thành 1 không gian an ninh và phát triển mới: không gian Ấn Độ Dương - Châu Á - Thái Bình Dương. Và sự kết nối ngày càng chặt chẽ hơn cả về kinh tế, chính trị, văn hóa giữa Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương sẽ tạo dựng 1 động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy xu hướng đưa thế kỷ của Châu Á trở thành thế kỷ của Ấn Độ Dương - Châu Á - Thái Bình Dương"- Chủ tịch Nước Trần Đại Quang nói.
Xây dựng Việt Nam giàu mạnh, Ấn Độ hùng cường
Trong bài nói chuyện, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang cho rằng, khát vọng hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Ấn Độ Dương - Châu Á - Thái Bình Dương "phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và ý chí cùng quyết tâm hợp tác của các nước trong khu vực, trong đó có Ấn Độ, Việt Nam và ASEAN".
Nói về mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang khẳng định, đối với Việt Nam, trong chính sách đối ngoại của mình, Ấn Độ luôn là một trong những đối tác ưu tiên quan trọng nhất. Trong khi Thủ tướng Narendra Modi từng nhấn mạnh: "Việt Nam là ưu tiên cao nhất trong nỗ lực tăng cường quan hệ của Ấn Độ với châu Á - Thái Bình Dương".
"Mục tiêu của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước chúng ta không có gì khác hơn là một Việt Nam giàu mạnh, phát triển bền vững, một Ấn Độ hùng cường có uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, cùng đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực cũng như thế giới"- Chủ tịch Nước Trần Đại Quang nói.
Chủ tịch Nước cho rằng, để hiện thực hóa mục tiêu, trong thời gian sắp tới, Việt Nam - Ấn Độ cần tăng cường hơn nữa sự kết nối về kinh tế - thương mại, coi đây là trọng tâm và động lực phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Thúc đẩy kết nối hợp tác về biển, coi đây là lĩnh vực then chốt không chỉ trong quan hệ hai nước mà còn đối với môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở Ấn Độ Dương - Châu Á - Thái Bình Dương. Đẩy mạnh kết nối trong thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững ở 2 nước. Tiếp tục hợp tác chặt chẽ, cùng nhau xây dựng cấu trúc khu vực mới cởi mở, mang tính bao trùm và cùng chia sẻ giá trị, lợi ích của hòa bình cũng như phối hợp hành động chặt chẽ hơn nữa tại các diễn đàn đa phương.
Sự kết nối ngày càng chặt chẽ giữa Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương sẽ tạo dựng động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy xu hướng đưa thế kỷ của Châu Á trở thành thế kỷ của Ấn Độ Dương - Châu Á - Thái Bình Dương.
HẢI ANH
Theo Laodong
Khoảnh khắc sóng thần cao 10m "nuốt chửng" tàu chiến New Zealand Một ngọn sóng khổng lồ cao ước tính 10m, tương đương một ngôi nhà 3 tầng, đã dậy lên, ôm trọn một tàu hải quân của New Zealand ở Nam Cực. Tàu chiến New Zealand chống chọi với những con sóng dữ. (Ảnh: Dailymail) Đoạn video được đăng tải trên Instagram hôm 17/12/2017 thu hút hàng chục nghìn lượt xem cho thấy khoảnh...