Giải mã câu vè bất hủ “Ăn Q5/ Nằm Q3/ Múa ca Q1/ Trấn lột Q4″ (1)
Những thập niên 80 của thế kỷ XX, ở Sài Gòn (TP.HCM ngày nay) xuất hiện bốn câu vè khá thú vị. Nó cũng thể hiện được “bản chất” của dân từng quận xưa: “Ăn quận 5/Nằm quận 3/Múa ca quận 1/ Trấn lột Q.4.
Bài vè này còn nhiều dị bản, nhà văn Hoàng Phương Hùng xin lấy bản nêu trên và sẽ đề cập từng dị bản (nếu có) trong các bài viết cụ thể.
Kỳ 1:
“Ăn quận 5″:
Được ăn cơm Tàu là một trong những “đệ nhất” sướng
Trong bài vè này, “quận 5″ không hàm ý chỉ địa giới hành chính của quận 5 ngày nay. Mà nó chỉ đến phố người Hoa đã sinh sống từ lâu đời tại TP.HCM cùng với sự độc đáo về ẩm thực của họ.
Ăn cơm Tàu
Tại TP.HCM ngày nay, người Hoa cũng chiếm số lượng lớn. Họ sinh sống, làm ăn và đóng góp chung vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. Trong quá trình định cư ấy, họ cũng mang đến cho vùng đất này những giá trị ẩm thực trứ danh của mình. Cho đến ngày nay, ẩm thực của người Hoa đã thực sự có những nét độc đáo, làm nên đặc trưng riêng.
Người Hoa đi đến đâu là lập chợ và “nấu ăn” ở đó
Trước đây, nói đến “đệ nhất sướng” thì người ta thường xì xầm về chuyện: “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, đi xe Huê Kỳ (Hoa Kỳ), lấy vợ Nhật Bổn (Nhật Bản)”.
Từ hai câu nói trên có thể thấy, ăn uống theo người Hoa là “số dách” (số một), những từ ngữ đã trở nên thân thuộc miền Nam. Và khi thưởng thức được một món ngon nào đấy, người ta hay dùng từ “số dách” để khen. Về nghĩa đen của từ “cơm Tàu”, nó thường được để trong những cái thố nhỏ nên được gọi là cơm thố, chỉ là cơm trắng dùng chung với các món ăn nhưng không nấu bằng nồi mà chỉ hấp cách thủy để cho chín gạo.
Thông thường một người ăn chừng một hoặc hai thố là no, vì họ làm những cái thố vừa cho một người ăn. Ngày nay, nhiều quán vẫn còn phục vụ cơm thố ở khu người Hoa nhưng họ đã để trong những cái thố lớn hơn. Về món cơm này, có người ca tụng chỉ cần chan chút hắc xì dầu (nước tương đen) pha với dấm Tiều, thêm chút ớt là đã thấy ngon rồi. Nổi tiếng tại Sài Gòn xưa có các nhà hàng: Đồng Khánh, Arcenciel (sau này đổi tên là Thiên Hồng), Soái Kình Lâm, Bát Đạt, Á Đông, Đại La Thiên, Triều Châu…
Bên cạnh các điểm nổi tiếng nói trên thì ở Sài Gòn – Chợ Lớn cũng có một số tiệm người Hoa khác được dân sành ăn thường lui tới, như tiệm Hủ tíu Triều Châu ở đối diện chợ Lớn Mới, cơm gà Hải Nam ở chợ An Đông hay các quán trên đường Tôn Thọ Tường…. Đến nay, tại khu vực Chợ Lớn và rải rác khắp TP.HCM vẫn còn rất nhiều quán và danh sách dài các món ăn nức tiếng thiên hạ của người Hoa tại TP.HCM.
Video đang HOT
Nghệ thuật ăn có từ lâu
Về các món ăn của người Tàu thì mỗi người lại khoái những món ăn khác nhau. Ví như vịt quay hay heo quay cũng là những món “đặc sản” nổi tiếng của Tàu. Đặc trưng của món quay là da mỏng, giòn, màu vàng sậm. Bí quyết gia truyền của các món này là ướp ngũ vị hương rồi quay sao cho da giòn tan trong khi phần thịt vừa mềm lại vừa thơm.
Hiện nay, khu vực chợ Lớn vẫn còn nhiều tiệm ăn tồn tại từ những thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước
Vịt quay hoặc heo quay theo đúng kiểu người Hoa là phải ăn với bánh bao không nhân nhưng người Việt cũng chế thêm món bánh hỏi thịt quay ăn với các loại rau, chấm nước mắm cho hợp với khẩu vị. Đến nay, nhiều địa phương ở miền Nam có món bánh hỏi – heo quay cực ngon.
Bên cạnh các món quay thì cơm chiên Dương Châu cũng nức tiếng bốn phương. Nhiều người rất khoái cơm chiên nhưng ít người biết từ khởi thủy đây chỉ là món tổng hợp các thức ăn dư thừa được chế biến lại. Nó vốn là cơm nguội nấu dư từ hôm trước, các phụ gia khác như jambon, trứng tráng, đậu hòa lan, hành lá… còn dư được xắt lát rồi trộn với cơm mà chiên lên.
Trong chuyện ăn, cho đến ngày nay, nhiều nơi trên thế giới vẫn phải “phục” thú sành ăn của người Hoa.
Trong quyển Món Lạ Miền Nam, tác giả Vũ Bằng tường thuật món sâm thử (một trong những món yến tiệc của Từ Hy Thái Hậu) như sau: “Chuột mới đẻ, đem nuôi trong lồng kính cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng và uống nước suối.
Đến khi đẻ ra con thì lấy những con đó nuôi riêng cũng theo cách thức đó để cho sinh ra một lớp chuột mới, nhưng lớp chuột mới này vẫn chưa dùng được. Cứ nuôi như thế đến đời thứ ba, chuột mới thực là “Thập Toàn ại Bổ”.
Khi được ăn món này, nguyên đại sứ phương Tây thuật lại rằng, đến món ăn đặc biệt ấy thì có một ông quan đứng lên giới thiệu trước rồi quân hầu bưng lên bàn tiệc cho mỗi quan khách một cái đĩa con bằng ngọc. Trong đó có một con chuột bao tử chưa mở mắt, đỏ hon hỏn hãy còn cựa quậy – nghĩa là một con chuột bao tử sống. Bao nhiêu quan khách thấy thế chết lặng đi, bởi vì nếu phải theo giao tế mà ăn cái món này thì… nhất định phải… trả lại hết những món gì đã ăn trước đó.
Ông đại sứ nhắm mắt lại thử ăn nhưng ông thú thực rằng vừa cho vào miệng cắn một cái thấy chuột con kêu chít chít, ông ta vội vàng chạy ra ngoài, lè ra, và một tháng sau còn sợ. Sau này, đem câu chuyện đó nói với mấy vị đông y sĩ, ông ta biết rằng chuột thường nuôi bằng sâm đã bổ hết sức rồi, nhưng nếu tìm được giống chuột chù mà nuôi bằng sâm theo cách thức nói trên thì còn bổ gấp trăm lần nữa…”.
Dễ tìm món ăn của người Hoa Ngày nay, không chỉ ở quận 5 mà nhiều nơi khác của TP.HCM và các tỉnh thành khác có nhiều quán ăn của người Hoa nổi tiếng. Thông thường, những quán ăn nối tiếng ấy đã có từ lâu, tồn tại theo kiểu “cha truyền con nối”. Có một đặc trưng dễ nhận thấy ở các quán ăn của người Hoa là có xe (đựng đồ đạc, nấu nướng) rất khác biệt và thường cũ kỹ.
Nhà văn HOÀNG PHƯƠNG HÙNG
Theo_Người Đưa Tin
Nước mắt căm hận của người vợ bị chồng tông xe
Trước khi xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng cho vợ, anh M. từng có thời gian dài phụ bạc, thậm chí âm mưu đuổi vợ, con từ căn nhà khang trang ra sống trong chòi lợp tôn và công khai đi lại với nhân tình (?
Cuộc hôn nhân bi kịch
Tai nạn xảy ra với chị D.N.T (SN 1974, ngụ xã Tam Thới Thôn, huyện Hóc Môn, TP.HCM) nhằm đúng lúc chị đang đi mua quà sinh nhật cho con gái. Đau đớn hơn, kẻ đẩy chị đến cảnh "thập tử nhất sinh" không ai khác là N.H.H (SN 1977, ngụ cùng địa phương), người chồng và cha của 3 đứa con của chị. Tai nạn xảy ra, khiến người chứng kiến vừa đau xót, vừa căm phẫn bởi người chồng chẳng thèm đoái hoài sau cú tông xe khiến vợ suýt mất mạng.
Hiện trường vụ tai nạn
Trong tiếng nấc nghẹn ngào, câu chuyện không đầu không cuối của chị Dương Thanh Thúy (chị gái nạn nhân) phần nào đã giúp người nghe thấu cảm nỗi cơ cực hơn 10 năm làm vợ của T. Câu nói "hồng nhan truân chuyên" như gán vào đời chị D.N.T từ ngày sánh duyên với N.H.H.
Được biết, cuộc hôn nhân giữa chị T. và H. được vun đắp từ mối tình đẹp, thủa còn cắp sách tới trường. Ngày ấy, T. là một thiếu nữ đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn. Năm 2002, hai người về chung một nhà. Cuộc sống gia đình dưới bàn tay người vợ khéo vun đắp, hiền dịu, nết na càng vẹn tròn hơn khi ba đứa con đủ nếp lẫn tẻ lần lượt chào đời.
Hằng ngày, chị T. mở một cửa hàng bán tạp hóa, chăm sóc con cái để H. yên tâm đi làm bên ngoài. H. khi ấy là một người đúng mực, đi làm bên ngoài nhưng về nhà rất quan tâm chăm sóc vợ con. Cứ như vậy, tổ ấm nhỏ suốt bao năm "trong ấm ngoài êm". Trái hẳn với lối sống khá khép kín của nhà chồng, chị T. luôn cởi mở, vui vẻ, hòa đồng nên rất được lòng xóm giềng. Tuy nhiên, khi vợ chồng gặp chuyện bất hòa, chị không hề chia sẻ với bất cứ ai.
Năm 2012, T. bàng hoàng phát hiện chồng ngoại tình với người đàn bà khác. Hạnh phúc tưởng chừng đứng trước bờ vực đổ vỡ. Cả hai vợ chồng đâm đơn ra tòa li dị, nhưng sau đó được tòa hòa giải. Ngặt nỗi, gương vỡ dù có gắn cũng không thể lành, sau đó H. lấy lí do sửa lại căn nhà hai bên đang ở để dựng một căn chòi nhỏ lợp tôn cho ba mẹ con chị T. tá túc. Riêng H. bỏ sang căn nhà khang trang của ba mẹ đẻ cạnh đó để sống.
Chị Thúy (chị gái nạn nhân) chia sẻ với phóng viên
"Dù biết chồng ngoại tình, nhưng vì còn thương chồng, muốn ba đứa con lớn lên có đủ cả cha lẫn mẹ, T. vẫn dồn hết tiền riêng để sửa nhà. Thế nhưng, khi căn nhà khang trang thì H. ép vợ phải kí đơn li hôn. Vì tranh chấp tài sản nên tòa vẫn chưa xử xong. Trước giờ T. sống hòa đồng là thế, chuyện vui nó mới kể cho mọi người nghe. Còn chuyện hai vợ chồng lục đục, cách đây hai tháng nó mới nói tôi hay", chị Thúy ngậm ngùi nói .
"Có chồng hờ hững cũng như không"
Theo lời chị Thúy, tòa chưa giải quyết ổn thỏa, về mặt pháp lí cả hai vẫn còn là vợ chồng. Thế nhưng, tình cảm của vợ chồng T. đã không thể nào cứu vãn. Căn nhà khang trang được chị T. dồn hết tâm sức vào sửa chữa bị chồng khóa cửa không cho vào.
Kể từ lúc dọn về nhà cha mẹ đẻ, anh H. không còn ngó ngàng gì tới vợ con, ngang nhiên công khai với tình mới. Đắng cay nhìn chồng "chán cơm thèm phở", lại nhận phải sự ghẻ lạnh từ gia đình chồng, một mình chị T. phải bươn chải mưu sinh nuôi ba đứa con.
"Ngày em gái tôi xảy ra chuyện, hàng xóm xung quanh mới vỡ lẽ về cuộc sống hôn nhân mấy năm nay của nó. Bán quán tạp hóa chắt bóp từng đồng bạc lẻ, rồi lời lãi bao năm nó dồn vào sửa nhà. Khi trắng tay, để có tiền nuôi con, T. hết vốn nên chuyển sang bán nước. Đưa đón con, buôn bán vất vả nhưng hễ ai kêu đi chở gạo thuê nó cũng đi. Nhiều khi người ta thắc mắc, có chồng khá thế mà còn tham công tiếc việc, nó cũng chỉ cười cho qua", chị Hồng (chị nạn nhân) tâm sự.
Người chồng có mặt trong buổi dựng hiện trường
Có người còn thắc mắc, căn nhà khang trang đã xây xong lại cửa khóa then cài suốt ngày này qua ngày khác. Trong khi, chị T. vẫn vô ra trong căn chòi nhỏ xập xệ. Ai có hỏi, T. cũng chỉ vờ như không để ý hoặc lảng sang chuyện khác. Chỉ khi vụ tai nạn xảy ra, người ta mới ngỡ ngàng khi biết căn chòi đó dành cho ba mẹ con chị T.
"Mới đầu cái chòi chỉ lợp tạm bợ, đến mùa mưa phải mua thêm vài tấm ván gỗ ngăn vách khỏi nước mưa tạt vào. Mấy chú công nhân ở cạnh đó thấy tội, sẵn đồ nghề họ góp sức lại gỡ ván ra đóng lại cho đàng hoàng", chị Thúy cho hay.
Theo đại diện người nhà nạn nhân, trước một tuần xảy ra vụ tai nạn thương tâm, chị T. có sang nhà hàng xóm tâm sự rằng "Tôi đang bị hăm dọa. Nếu tôi có mệnh hệ gì nhờ mọi người xung quanh thương giùm mấy đứa nhỏ". Thấy T. có vẻ suy sụp, buồn bã, hàng xóm gặng hỏi mới hay hai vợ chồng chị đang hoàn tất thủ tục li hôn. Khi mọi người còn bán tín bán nghi về cuộc sống cơ cực được bọc sau lớp vỏ "hạnh phúc" của gia đình chị T. thì tai họa ập đến.
Như tin đã đưa, khoảng 14h30, ngày 6/10 chị T. chở con gái đi mua bánh sinh nhật. Khi đến ngã ba Cống Đôi (xã Tam Thới Thôn), bất ngờ phát hiện chiếc xe ô tô màu đen chạy qua. Nhìn thấy người ngồi trước vô lăng chính là chồng mình, phía ghế sau là một người phụ nữ trẻ, chị T. đã chạy xe theo sau, yêu cầu chồng dừng xe thì bị xe ô tô do H. đâm.
Sau khi tai nạn xảy ra, chị Tâm được chuyển lên bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) trong tình trạng nguy kịch, vỡ gan, gãy khung sườn phải, dập lá lách, tràn dịch màng phổi, bụng phình to vì xuất huyết nội. Hiện tại chị T. đã xuất viện nhưng thể trạng còn yếu nên chưa thể gặp gỡ ai.
Được biết, sáng 23/10 CA huyện Hóc Môn đã cho dựng lại hiện trường vụ án. Tuy nhiên, người nhà nạn nhân đã không đồng ý ký vào biên bản vụ việc vì cho rằng: cô "nhân tình" có mặt trên xe ô tô cùng H. khi vụ va chạm xảy ra nhưng lại không có mặt tại cuộc tái dựng hiện trường.
Hiện vụ việc đang được công an tiếp tục điều tra.
Tên nhân vật đã được thay đổi
Theo Vietnamnet
Lời kể đau đớn của người bố có con bị đâm chết ở Đài Loan Khi Hoàng đang ngủ thì bất ngờ có một người lạ tới gây sự với hai người bạn sống cùng phòng, Hoàng dậy can ngăn thì bị kẻ này lấy dao đâm gục tại chỗ. Thông tin mới nhận, nghe tin buồn, những ngày qua, người thân, bà con lối xóm đã đến thăm hỏi, chia buồn gia đình ông Thái Văn Thao...