Giải mã biến động giá cổ phiếu SCI
Kể từ sau Đại hội đồng cổ đông năm 2020 của Công ty cổ phần SCI E&C (SCI) ngày 25/6, thị giá cổ phiếu có xu hướng tăng mạnh.
Ảnh Shutterstock.
iều gì tạo nên kỳ vọng của giới đầu tư?
Phiên giao dịch ngày 24/7/2020, thị trường chứng khoán đỏ lửa bởi thông tin xuất hiện bệnh nhân Covid-19 đầu tiên ngoài cộng đồng sau 99 ngày không có ca lây nhiễm mới, dẫu vậy, cổ phiếu SCI vẫn tăng trần, đạt mức 37.700 đồng/cổ phiếu.
So với mức giá đóng cửa phiên 25/6 là 15.100 đồng/cổ phiếu, thị giá SCI đã tăng tới 1,5 lần qua 21 phiên giao dịch – một mức tăng rất mạnh so với thị trường chung đang trong xu hướng giằng co.
Biểu đồ diễn biến giá cổ phiếu SCI.
Vậy đâu là lý do cho đà tăng của cổ phiếu này?
Video đang HOT
Nhìn vào kết quả sản xuất – kinh doanh của SCI, năm 2019, Công ty đạt 52,46 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, dù chỉ đạt 87,4% kế hoạch nhưng cao gần gấp đôi so với năm 2018. Quý đầu năm nay, Công ty ghi nhận doanh thu 180,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 10,9 tỷ đồng, lần lượt giảm 54,3% và 29,2% so với cùng kỳ 2019.
Nguyên nhân suy giảm lợi nhuận được SCI thuyết minh chủ yếu do trong kỳ, Công ty ghi nhận lỗ do thanh lý các khoản đầu tư tài chính là 19 tỷ đồng, dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và tổn thất đầu tư là 13,7 tỷ đồng.
Tính tới 31/3/2020, giá trị đầu tư tài chính ngắn hạn gốc của SCI là 63,2 tỷ đồng, đã dự phòng luỹ kế là 17 tỷ đồng. ây là khoản đầu tư vào Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (GEX). Với việc thị giá cổ phiếu GEX tăng mạnh trong thời gian qua nhờ hiệu ứng thông tin thâu tóm Viglacera, giới đầu tư kỳ vọng Công ty có thể ghi nhận lợi nhuận đột biến trong quý II.
Ngoài ra, một thông tin đáng chú ý nữa là, tại ại hội cổ đông năm 2020, SCI đã lên kế hoạch tăng vốn điều lệ từ gần 121 tỷ đồng lên gần 254,1 tỷ đồng, thông qua 3 phương án: chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:1, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu; chào bán cho cán bộ công nhân viên theo chương trình ESOP 2020; phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 5% (tỷ lệ 20:1).
Kế hoạch dự kiến được thực hiện trong quý III- IV/2020. Tổng số tiền thu được sau khi phát hành cho 3 đối tượng là 127 tỷ đồng, doanh nghiệp dùng để đầu tư xe máy thiết bị và sử dụng vốn lưu động phục vụ các công trình.
ợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu lần này khá hấp dẫn với nhà đầu tư do có sự chênh lệch lớn giữa giá phát hành và thị giá trên sàn.
Những điều nhà đầu tư cần lưu ý
SCI hoạt động trong lĩnh vực thi công các công trình điện, đây là mảng mang lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp, khoảng 70-80%. Hiện tại, doanh nghiệp đang thi công các công trình như Nhiệt điện Long Phú 1; Thuỷ điện Nâm Lụm 2; Thuỷ điện Nam Sam 3; Nhà máy điện gió Hướng Phùng 2,3; Nhà máy điện gió Gelex 1,2,3…
Trong những năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp không tạo ra tiền, SCI chủ yếu mở rộng kinh doanh bằng việc gia tăng sử dụng nợ vay.
Nếu như tại ngày 31/12/2016, nợ vay của Công ty là 242 tỷ đồng, thì tới 31/3/2020, khoản mục này đã lên 421,9 tỷ đồng, tăng 74,3%.
Sự mở rộng quy mô tài sản của doanh nghiệp chứng kiến sự gia tăng đáng kể hai khoản mục là tồn kho và khoản phải thu.
Nếu như năm 2016, hai khoản mục tồn kho và phải thu ngắn hạn là 348,2 tỷ đồng, chiếm 61,5% tổng tài sản thì quý I/2020 là 773,2 tỷ đồng, chiếm 73,7% tổng tài sản, tăng tới 122,1% giá trị sau hơn 3 năm.
Tính tới 31/3/2020, khoản phải thu là 501,2 tỷ đồng, chiếm 47,8% tổng tài sản. Doanh nghiệp thuyết minh trong 443,4 tỷ đồng phải thu khách hàng, khoản phải thu với Công ty cổ phần SCI (công ty mẹ sở hữu 60,5% vốn điều lệ SCI) lên tới 310,8 tỷ đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn xuất hiện nhiều giao dịch với các đơn vị liên quan, tổng giá trị các phải thu khách hàng có liên quan là 329 tỷ đồng. iều này sẽ gây rủi ro nhất định. Với nhà đầu tư bên ngoài, việc quan sát, giám sát sẽ khó khăn hơn nhiều.
Mảng kinh doanh truyền thống là thi công công trình thuỷ điện, nhưng những năm gần đây, các công trình này ít được xây mới, SCI đã chuyển hướng sang thi công nhà máy điện mặt trời, điện gió. Tuy nhiên, trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện những đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài.
Những yếu tố nội tại này của doanh nghiệp đặt trong bối cảnh thị trường chứng khoán vừa trải qua một đợt tăng nóng và đang điều chỉnh mạnh bởi dịch bệnh có diễn biến khó lường là những điều nhà đầu tư cần cân nhắc khi mua vào cổ phiếu SCI ở vùng giá cao.
Cổ phiếu Công ty găng tay cao su tăng hơn 1.000% nhờ đại dịch
Qua đại dịch, cổ phiếu của các hãng sản xuất găng tay cao su vẫn tiếp tục tăng hàng trăm tới hàng ngàn phần trăm trong suốt hơn nửa năm đại dịch.
Ảnh: Bloomberg
Theo thông tin từ Bloomberg, tại Đông Nam Á, các hãng sản xuất găng tay cao su đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư hơn cả những chiếc xe điện và súng bắn lửa của Tesla. Mức tăng 259% của cổ phiếu Tesla từ đầu năm tới nay vẫn thua xa với nhóm cổ phiếu của hãng sản xuất găng tay cao su.
Cứ mỗi 10 USD đổ vào thị trường chứng khoán nước này lại có hơn 1 USD đặt cược vào cổ phiếu găng tay cao su. Giá cổ phiếu của Tập đoàn Top Glove tăng gần 390% trong năm nay, mức tăng mạnh nhất trong chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương. Cổ phiếu của hãng Supermax cũng nhảy vọt 1.000% so với đầu năm.
Giá cổ phiếu của các hãng này tăng "khủng" do nhu cầu găng tay bùng nổ trong đại dịch, được hỗ trợ bởi lệnh cấm bán khống của chính phủ Malaysia cho tới cuối năm nay. Vốn hóa của 3 hãng sản xuất găng tay hàng đầu nước này đã tăng 109 tỉ ringgit (26 tỉ USD) trong năm nay.
Ông Ross Cameron, một nhà quản lý quỹ tại Northcape Capital (quản lý 7 USD tài sản toàn cầu) cho biết, "cuộc biểu tình" của các hãng sản xuất găng tay khiến nhiều người nhớ đến Tesla. "Lệnh cấm bán khống đã có một đóng góp nhỏ cho mức tăng khủng và chúng tôi hy vọng ngành này sẽ mang lại mức sinh lời hơn 100% trong năm tới", ông nói.
Các nhà quản lý quỹ tại Northcape và Samsung Asset Management đã tăng lượng tiền đầu tư vào lĩnh vực này trong năm nay và cho rằng vẫn còn nhiều người tham gia thị trường ở phía sau đường cong. Cổ phiếu của Top Glove vẫn tiếp tục đà tăng vào cuối tuần trước ngay cả sau khi Mỹ tuyên bố ngừng nhập khẩu từ hai đơn vị của họ.
Tới nay, các hãng vẫn tích cực mở rộng khả năng sản xuất để đáp ứng lượng đặt hàng tăng lên chóng mặt. Vì thế, các nhà quản lý và phân tích quỹ nhận định kể cả Mỹ hủy đơn đặt hàng thì các hãng sẽ được bù đắp bởi nhu cầu bức thiết từ nhiều quốc gia khác.
Vàng và chứng khoán cùng tăng giá, vì sao? Thông thường, giá vàng và cổ phiếu có diễn biến trái chiều, nhưng gần đây, hai loại tài sản này hầu như cùng tăng giá mạnh trên toàn cầu. Khoác vai cùng leo dốc Trong phiên giao dịch đầu tuần, giá vàng giữ vững đà leo dốc, vượt qua ngưỡng 1.800 USD/ounce, trong bối cảnh đồng USD xuống giá và mối lo ngại...