Giải mã bí ẩn: Kinh dị hàng triệu con kiến ăn thịt đồng loại để sống sót
Trong một hầm ngầm bị bỏ hoang ở phía tây Ba Lan, hàng trăm ngàn con kiến thợ đã rơi vào bên trong và bị cô lập nhưng chúng vẫn sống sót trong nhiều năm bằng cách ăn xác chết của đồng loại.
Khi các nhà nghiên cứu đến thăm boongke vào năm 2016, họ thấy một cộng đồng gần một triệu con kiến thợ thuộc loài Formica polyctena (hay kiến gỗ). Những con kiến không có lối ra thế giới bên ngoài và dường như đến từ chiếc tổ nằm phía trên đường ống thông khí. Khi kiến rơi xuống theo đường ống, chúng bị bao vây trong boongke.
Không có gì cho kiến ăn trong hầm tối, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng những con côn trùng sống sót bằng cách ăn thịt đồng đội đã chết của chúng.
Hàng triệu con kiến ăn thịt đồng loại để sinh tồn.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã quay trở lại hầm để tiếp tục nghiên cứu về những con kiến bị mắc kẹt, tìm kiếm bằng chứng cho thấy những con côn trùng đang ăn xác chết của bạn cùng tổ.
“Trong một cuộc kiểm tra được thực hiện vào tháng 7/2015, chúng tôi đã ước tính kích thước của “dân số” Formica polyctena là ít nhất vài trăm nghìn “công nhân”, có lẽ gần một triệu con,” các nhà khoa học công bố ngày 4/11 trên Tạp chí Sinh học.
Không có kén kiến, ấu trùng hay kiến chúa trong hầm, vì vậy chúng sống ở đó nhiều năm mà không sinh sản. Thay vào đó, “dân số” phát triển do nguồn cung cấp liên tục kiến thợ mới từ chiếc tổ bên trên.
Chúng sinh tồn và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xã hội trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã thu thập hơn 150 con kiến chết từ căn hầm bí ẩn – đống xác trên sàn và gần các bức tường xung quanh gò kiến chính. Nhóm nghiên cứu tìm thấy nhiều vết cắn chủ yếu ở vùng bụng. Đây là bằng chứng cho thấy kiến gỗ ăn xác đồng loại để sinh tồn.
Việc ăn thịt đồng loại là một giải pháp nghiệt ngã nhưng không phải là hiếm ở loài này.
Những con kiến bị cô lập trong hầm bí ẩn.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu, loài kiến gỗ được biết đến với nhiệm vụ tiến hành “cuộc chinh chiến” – những trận chiến khốc liệt với các loài kiến khác thường được chiến đấu vào đầu mùa xuân, khi thức ăn khan hiếm. Khi xác chết của những “người lính” ngã xuống, các “công nhân” kéo xác vào tổ để nuôi con non. Trên thực tế, “xác chết đóng vai trò là nguồn thực phẩm quan trọng không chỉ trong thời kỳ thiếu lương thực”, các nhà khoa học viết.
Trong hầm trú ẩn, các xác chết phục vụ như một bữa tiệc buffet không bao giờ kết thúc, cho phép những con kiến sống sót, các nhà nghiên cứu cho biết.
Các nhà khoa học đã tạo lối giải thoát cho kiến về với tổ của chúng.
Những con kiến thợ đã phải sống trong căn hầm khủng khiếp đó thời gian dài. Các tác giả nghiên cứu tự hỏi liệu họ có thể giúp những con kiến bị mắc kẹt tìm đường về nhà hay không?
Vào năm 2016, họ đã lắp đặt một “lối đi” dọc bằng một thanh gỗ kéo dài nối từ sàn nhà vào đường ống.
Khi các nhà khoa học quay trở lại hầm trú ẩn vào năm 2017, họ phát hiện đàn kiến đã biến mất hoàn toàn.
Phong Linh
Theo nguoiduatin.vn/Live Science
Giải mã cột đá "bảo vật độc nhất" trên núi Dạm
Cột đá hình rồng phượng nặng trên 50 tấn được đồn đoán là vật trấn yểm của Cao Biền trên đỉnh núi Dạm (Bắc Ninh) đã thu hút nhiều nhà khoa học.
Những giả thuyết khác nhau được đưa ra, nhưng đến nay cột đá kỳ lạ này vẫn là một bí ẩn khó lý giải nhất.
Cột đá khổng lồ
Ông Lê Viết Nga, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh bật mí về một bảo vật quý hiếm mà ông và các nhà khoa học trên khắp cả nước đang đau đầu nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra một lời giải hợp lý nhất. Đó chính là cột đá khổng lồ ngự trị trên đỉnh núi Dạm, bên cạnh ngôi chùa Dạm cổ kính đất Kinh Bắc thuộc xã Nam Sơn, TP Bắc Ninh.
Khi chúng tôi có mặt dưới chân núi Dạm đã thấy cột đá khổng lồ sừng sững trên đỉnh núi. Càng tiến lại gần, mọi người càng kinh ngạc trước khối đá to lớn ước lượng trên 50 tấn mà người xưa không biết bằng cách nào, đã đưa lên núi Dạm thành công.
Toàn cảnh cột đá trên núi Dạm.
Theo tư liệu còn sót lại, chùa Dạm vốn là ngôi chùa cổ hàng nghìn năm tuổi. Trước đây, ngôi chùa có hàng trăm gian làm bằng gỗ lim nhưng trong thời kỳ chiến tranh đã bị đốt sạch. Quân thực dân Pháp thậm chí còn đánh phá cả phần mái che của cột đá nhưng không dám phá cột đá ấy đi.
Câu chuyện cứ thế chìm vào quên lãng. Chùa Dạm sau bao nhiêu năm cũng trở thành phế tích sau lớp đất đá. Mãi đến năm 2012, Viện Khảo cổ mới tiến hành khảo sát và thực hiện khai quật cho đến ngày nay. Nhiều hiện vật quý và kỳ lạ dần được bóc tách sau những lớp đất sâu của chùa Dạm. Nhưng có thể nói, cột đá khổng lồ vẫn là tâm điểm chú ý và bàn luận. Nhưng cũng là hiện vật có nhiều giả thuyết và khó lý giải nhất.
Hình lưỡng long chầu nguyệt phía trên cột đá.
Những giả thuyết khác nhau
Hoà thượng Thích Thanh Dũng, trụ trì chùa Hàm Long kiêm chùa Dạm cho biết: "Cột đá khổng lồ có rất nhiều giả thuyết khác nhau mà cho đến nay chưa có một kết luận thuyết phục chính xác".
Một trong những giả thuyết ấy cho rằng, đây là cột đá trấn yểm của Cao Biền. Người dân địa phương tin rằng, vùng đất Nam Sơn quanh núi Dạm vốn là đất phát vương, lại có địa thế đẹp tựa rồng cuộn hổ ngồi. Cao Biền vì sợ nước Nam sẽ sinh nhân kiệt nên sai người dùng cột đá ấy trấn yểm triệt tiêu huyệt khí.
Tuy nhiên, số đông các nhà khoa học bác bỏ giả thuyết ấy và cho rằng cột đá là một công trình kiến trúc chứ không liên quan đến việc trấn yểm của người Tàu. TS Lê Đình Phụng, Viện Khảo cổ cho rằng: "Cột đá gần giống với trụ đỡ của một kiến trúc nào đó mà chúng ta có thể liên hệ với chùa Một Cột. Bởi vua Lý Thánh Tông đã xây chùa Một Cột sau giấc mơ hoa sen, và người con của ông là vua Lý Nhân Tông cũng có thể dựng một ngôi chùa theo phiên bản trên núi Dạm".
Giả thuyết của TS Lê Đình Phụng có vẻ hợp lý nhưng câu hỏi đặt ra là "ngôi chùa phiên bản" ấy đâu? Một cột đá không thể chứng minh là cột trụ của ngôi chùa mà vua Lý Nhân Tông muốn xây dựng.
Trong khi đó, giả thuyết tiếp theo được đưa ra về cột đá khổng lồ này là một cái Linga theo văn hoá Chămpa. Nhìn hình dáng bề ngoài thì cột đá này khá giống biểu tượng Linga mà các đền phía Nam hay tôn thờ. Nhưng giả thuyết này cũng bị bác bỏ vì những hình rồng phượng và các lỗ vuông có trên cột đá chứng minh cột đá không phải là Linga.
Bia Hậu Lê ghi lại lịch sử chùa Dạm.
Ai làm ra cột đá?
Ông Lê Viết Nga bày tỏ, rất nhiều giả thuyết khác nhau nhằm chứng minh về cột đá nhưng không thoả đáng. Vậy, cứ tạm thời dẹp sang một bên câu hỏi việc cột đá là gì mà hãy chú ý tới việc cột đá do ai làm và làm thế nào để có thể đưa lên đỉnh núi Dạm.
Theo quan sát của chúng tôi cũng như ước lượng của các nhà nghiên cứu thì cột đá nặng trên 50 tấn. Khối hộp vuông phía dưới cột có tiết diện 1,4m và 1,6m. Phần tròn phá trên thu nhỏ hơn một chút và có đường kính gần 1,3m.
Điểm gây chú ý nhất là phần tròn và cũng là của toàn bộ cột đá này chính là tác phẩm điêu khắc rồng đá theo phong cách thời Lý. Thời Trần, Lê sau này điêu khắc rồng mang tính cách điệu cao hơn nhưng thời Lý hình rồng rất chi tiết, tỉ mỉ. Đôi rồng với vuốt 5 móng sắc nhọn, bờm thành búi, thân giống rắn quấn chặt cột đá, đuôi ngoắc vào nhau, miệng ngậm ngọc, đầu vươn cao tạo thành cặp lưỡng long chầu nguyệt.
Phía trên cột đá có tổng 6 lỗ hình chữ nhật và một số lỗ nhỏ không xác định. Chính những lỗ hình chữ nhật này đã khiến các nhà khoa học tin rằng, đó là các dầm chịu lực để xây dựng chùa một cột.
Ông Nga đặt câu hỏi, hàng ngàn năm trước với công cụ thô sơ thì làm cách nào để người ta đưa cột đá nặng 50 tấn lên tới đỉnh núi Dạm. Chúng tôi có tham vấn ý kiến của nhà nghiên cứu văn hoá Hán Nôm Nguyễn Khắc Bảo, ông Bảo cho rằng: "Chỉ cần xem hoa văn họa tiết thì cũng đủ biết cột đá này không phải do thợ miền Bắc làm. Điều chắc chắn mà tôi dám khẳng định là cột đá này do các tù nhân người Chiêm Thành làm ra".
Theo ông Bảo, loại đá làm cột này không có trong vùng Bắc Ninh, mà phổ biến ở vùng Hải Dương và Quảng Ninh. Người xưa đã vận chuyển cột đá theo đường sông Hồng, rồi đào ngòi Con Tên đến tận chân núi để kéo khối đá lên. Sau đó, họ mở một con đường dẫn lên núi mà độ dốc ở mức tối thiểu. Những khúc gỗ làm dầm chịu lực phải là loại gỗ lim hoặc cứng tương đương và số người thực hiện vận chuyển khối đá này phải lên đến cả nghìn người cùng voi kéo.
Chùa Dạm hiện nay vẫn đang trong thời kỳ khai quật, nhiều bí mật dưới lòng đất núi Dạm đang được hé mở. Cột đá khổng lồ dù chưa đi đến kết luận cuối cùng nhưng dù sao, cho đến nay vẫn là một bảo vật vô giá mà hàng nghìn năm qua đã sừng sững đứng trên đỉnh núi Dạm. Trải qua bao mưa nắng thăng trầm và cả những cuộc chiến tàn khốc, những hoa văn tinh xảo của cột đá vẫn nguyên vẹn xứng đáng là một kỳ quan vùng Kinh Bắc xưa.
"Chùa Dạm được xây dựng vào năm 1086. Sau hơn 10 năm xây dựng, năm 1097 chùa Dạm mới hoàn thành. Vua Lý đã đặt tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh và ban 300 mẫu tự điền. Hiện nay, chùa Dạm còn lại những di tích như nền móng đang khai quật, cột đá, bia rùa ghi lịch sử của chùa".
Hoà thượng Thích Thanh Dũng(trụ trì chùa Dạm)
"Cột đá là một trong những bảo vật quý hiếm mà vừa qua, chúng tôi đã báo cáo đề xuất công nhận bảo vật quốc gia. Dù chưa có kết luận khoa học cuối cùng nhưng có thể khẳng định, đây là cột đá độc nhất vô nhị chỉ có ở Bắc Ninh".
Ông Lê Viết Nga(Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh)
Trần Hòa
Theo Kiến thức
Những tục lệ mai táng kỳ lạ nhất trên thế giới Với niềm tin vào kiếp luân hồi, hoặc tưởng nhớ, biết ơn, mong muốn người đã khuất được siêu thoát, nhiều nơi trên thế giới đã có những cách mai táng kỳ lạ và có phần rùng rợn. Tục mộc táng, huyền quan, chung sống với người đã chết hay mai táng lộ thiên... là những tục lệ mai táng khiến chúng ta...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

San phẳng hơn 1000 ngọn núi để xây dựng kỳ quan chỉ bằng dụng cụ thô sơ

Khai thác đá trên núi, công nhân nổ mìn trúng "hang động" lạ: Kho báu 2,25 triệu vật thể "xâu thành chuỗi" màu xanh lục được đào lên

Nhờ bạn trông hộ cửa hàng xổ số, ông chủ "tái mặt" khi trở về

Hình ảnh cá voi sát thủ trắng ở biển Nhật Bản gây nhiều tranh cãi

Cụ bà 79 tuổi qua đời để lại tủ tiền mặt, cả nhà đếm xong thì sốc nặng

Bị rắn hổ mang chúa cắn khi hái nấm, người phụ nữ dùng tay không đánh chết rồi xách đến bệnh viện, bác sĩ choáng váng

Chuyến bay bị hoãn lâu nhất thế giới vì lý do không tưởng

Đang đánh golf, người đàn ông bỗng hét lớn, nhân viên chạy ra chứng kiến cảnh tượng "suýt chết đứng"

9 triệu người theo dõi 1 sự kiện kéo dài 500 tiếng đồng hồ: Hơn 30 camera nhưng không quay một bóng người nào cả

Giới khoa học chấn động khi tìm thấy loài cá 'hiếm nhất thế giới' sau 85 năm được cho là đã tuyệt chủng

Cá heo sông Amazon: Huyền thoại hồng giữa lòng rừng rậm

Bé 2 tuổi đi lạc vào khu vực hoang dã, được giúp đỡ bởi một chú chó lạ
Có thể bạn quan tâm

Các quốc đảo Thái Bình Dương thúc giục các nước phát triển cắt giảm khí thải
Thế giới
06:57:20 27/04/2025
Có giá gần triệu, tựa game vừa ra mắt đã có hàng trăm nghìn người chơi đã bị crack, chỉ sau 40 phút xuất hiện
Mọt game
06:54:57 27/04/2025
Bắt nghi phạm 15 tuổi cầm đầu nhóm cướp ở Nghệ An
Pháp luật
06:53:32 27/04/2025
Nhan sắc Trấn Thành hậu giảm cân
Sao việt
06:50:36 27/04/2025
Nhiều tâm trạng ở Vạn Hạnh Mall sau 3 vụ nhảy lầu liên tiếp
Tin nổi bật
06:47:59 27/04/2025
Kỷ lục không ai muốn phá: "Ông hoàng showbiz" bị kiện đến lần thứ 5 trong suốt sự nghiệp
Sao châu á
06:33:43 27/04/2025
iPhone 16 Pro bất ngờ trở thành 'kẻ thua cuộc', iPhone 16 thăng hoa
Đồ 2-tek
06:20:10 27/04/2025
3 loại rau lá xanh đứng đầu trong việc giúp trẻ tăng chiều cao tự nhiên, tận dụng để đổi món ngay cho trẻ
Ẩm thực
05:56:13 27/04/2025
Nam chính 'Trạm cứu hộ trái tim' tái xuất trong phim phá án
Phim việt
05:53:58 27/04/2025
4 phim Hàn xuất sắc nhất từ đầu năm 2025 tới giờ: Lỡ phim nào tiếc hùi hụi phim đó!
Phim châu á
05:52:58 27/04/2025