Giải mã 8 kiểu giấc mơ căng thẳng phổ biến ở nhiều người
Những giấc mơ là cách bộ não báo hiệu bạn đang bị căng thẳng trong cuộc sống thực. Việc giải mã ác mộng có thể giúp bạn hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tại sao bạn mơ thấy rụng răng, côn trùng, rơi tự do, tranh cãi…?
Khi bị căng thẳng, cơ thể chúng ta dành nhiều thời gian hơn trong giấc ngủ REM, dẫn đến những giấc mơ mở rộng, sống động hơn. – SHUTTERSTOCK
“Tất cả những giấc mơ của chúng ta chỉ là sự kết hợp những trải nghiệm trước đây của chúng ta, dù tốt hay xấu… Khi chúng ta ngủ, bộ não tuôn ra những suy nghĩ và trải nghiệm của chúng ta thông qua giấc mơ”, Bill Fish, huấn luyện viên khoa học về giấc ngủ và là người đứng đầu Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, nói với Bustle.
Theo ông, những giấc mơ căng thẳng thường là sự phản ánh những thứ khiến bạn căng thẳng trong ngày hôm đó. Một nghiên cứu được công bố trên PNAS năm 2019 cho thấy, khi bị căng thẳng, cơ thể chúng ta dành nhiều thời gian hơn trong giấc ngủ REM, dẫn đến những giấc mơ mở rộng, sống động hơn.
Biết rằng lo lắng khi tỉnh có thể dẫn đến ác mộng ban đêm, nhưng thật khó để hiểu ý nghĩa của chúng. “Sự thật là những giấc mơ rất khó để nghiên cứu một cách khoa học”, Steve Joordens, giáo sư tâm lý học tại Đại học Toronto (Canada) nói với Bustle. Nhưng một số tín hiệu nhất định có thể cho bạn ý tưởng về những gì đang thực sự xảy ra.
Dưới đây là 8 giấc mơ căng thẳng và ý nghĩa của chúng đối với cuộc sống của bạn, theo Bustle.
1. Bị truy đuổi
Theo một nghiên cứu được công bố trên kho lưu trữ châu Âu về tâm thần học và khoa học thần kinh lâm sàng năm 2010, ngã và bị truy đuổi là hai ác mộng thường gặp nhất.
Thông thường, chúng tiết lộ cảm giác chạy trốn một mối đe dọa nào đó, hoặc cảm thấy không an toàn. Thực tế, có thể bạn đang phải đối phó với một ông chủ đáng sợ hoặc khóa cửa nhà không chắc chắn…
2. Rơi tự do
Cảm giác bị rơi không phải do vấn đề cảm xúc. Nếu bạn cảm thấy như đang vật lộn trong môi trường không gian, bay hoặc không trọng lượng, thì có thể do cơ thể bạn đang trải qua cú giật mình (hypnic jerk) khiến não bị nhầm lẫn về trọng lực.
Video đang HOT
Thường lúc ngủ, não sẽ tắt một số chức năng bao gồm cảm giác về trọng lượng và vị trí cơ thể. Nếu phần não này đột nhiên thức dậy khi cơ thể vẫn chìm vào giấc ngủ sâu, tín hiệu bị xáo trộn sẽ gây ra cảm giác rơi đáng sợ kia.
3. Tranh cãi
Một nghiên cứu về ác mộng được xuất bản trên Sleep năm 2014 cho thấy, những giấc mơ căng thẳng thường liên quan đến một số loại xung đột giữa các cá nhân. Bộ não có thể tái hiện các mối quan hệ căng thẳng của bạn trong các kịch bản giấc mơ.
Một nghiên cứu được công bố trên Frontiers in Psychology năm 2019 chỉ ra, trải nghiệm trong mơ có thể xoa dịu vấn đề tình cảm mà chúng ta không thể giải quyết trong đời thật và giúp ta tạo ra những kịch bản mới có thể kiểm soát. Nếu bạn thường xuyên la hét trước mặt sếp và mơ tranh cãi nảy lửa thì đó không phải là một vấn đề lớn cần phải giải quyết. Giấc mơ thường là một phần của quá trình xử lý cảm xúc. Hãy để nó làm việc nên làm.
4. Tìm những thứ bị mất/lạc
Một nghiên cứu về ý thức và nhận thức năm 2014 đã xem xét các sinh viên sắp tham gia một kỳ thi quan trọng. Nhóm có giấc mơ căng thẳng vào đêm trước ngày thi – thường liên quan đến những thứ bị mất, trễ giờ hoặc được trao một lát bánh mì thay vì đề thi – đạt điểm cao hơn.
Các nhà nghiên cứu chia sẻ trên Guardian rằng đây là lý thuyết mô phỏng mối đe dọa, trong đó, bộ não diễn tập tất cả những điều tệ có tể xảy ra để giúp chúng ta đối phó khi chúng thật sự xảy ra.
Vì vậy, khi mơ thấy quên bút và quần vào ngày thi quan trọng hoặc những điều tương tự thì có nghĩa là bộ não chuẩn bị để giúp bạn đối phó với một điều gì đó căng thẳng ngoài đời thật thôi.
5. Côn trùng
Giáo sư tâm lý học Steve Joordens nghĩ rằng giấc mơ về côn trùng có thể liên quan đến nỗi sợ trừu tượng trong cuộc sống hằng ngày – virus, sự sạch sẽ, kiểm soát môi trường hoặc lo lắng về cơ thể. Hoặc đôi khi nó chỉ là ác mộn thuần túy. Trường hợp muốn giải mã giấc mơ căng thẳng kỳ lạ dạng này, hãy tìm những nỗi sợ hãi có thể kết nối với nó khi tỉnh giấc.
6. Thiên tai
Mơ thấy động đất, bão, hoặc những thảm kịch khác phản ánh sự lo lắng gia tăng trong cuộc khủng hoảng như Covi-19, thảm họa tự nhiên. Tiến sĩ Deirdre Barrett, nhà nghiên cứu giấc mơ tại Harvard (Mỹ), cho biết nhiều người đã có giấc mơ về thiên tai trong thời kỳ đầu đại dịch virus Corona ở Mỹ năm 2020, theo Bustle.
7. Rụng răng
Những giấc mơ căng thẳng về các vấn đề cơ thể, như răng rụng hoặc tay chân không hoạt động, có thể phản ánh những lo lắng về bệnh tật, thiếu kiểm soát và mất mát trong cuộc sống thật.
8. Tê liệt
Thông thường lúc say giấc, cơ thể chúng ta không vận động như lúc thức là để ngăn ta tự làm tổn thương mình khi mơ. Nhưng nếu cảm thấy mình tỉnh giấc rồi mà không thể di chuyển hoặc nói, đó là hiện tượng tê liệt khi ngủ. Không phải do có bóng nào đè bạn đâu. Chỉ là do bộ não không điều chỉnh theo thực tế là bạn đang thức, vẫn để cơ chế bất động khi ngủ nên xảy ra tình trạng này, theo Bustle.
Sống khỏe với lời khuyên của giáo viên thiền nổi tiếng thế giới
Luyện tập đều đặn, dinh dưỡng tối ưu và giữ cho tinh thần thư thái là ba yếu tố quan trọng để có sức khỏe tốt. Muốn tránh xa căng thẳng, chúng ta cũng cần cho trí não rèn luyện.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng căng thẳng và stress kéo dài là nguyên nhân gây nên 70- 90% bệnh tật cho cơ thể. Trong đó, phải kể đến những căn bệnh nguy hiểm như tim mạch và đột quy. Chúng chính là "sát thủ thầm lặng", đã làm chết hàng trăm nghìn người mỗi năm, cao hơn số người chết vì ung thư. Thế nên, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần ngày càng được chú trọng.
Hiện nay, một trong những liệu pháp thư giãn và làm giảm căng thẳng được nhiều người ưa chuộng đó chính là Thiền TM. Lợi ích của Thiền TM với việc giải tỏa ức chế thần kinh đã được khoa học chứng minh. Thế nhưng, nó còn là một liệu pháp khá xa lạ với người Việt. Hãy cùng tìm hiểu về thiền TM qua cuốn sách Sức mạnh của tĩnh tại của Bob Roth.
Đừng nghĩ thiền là một liệu pháp quá cao siêu
Thiền hay thiền định, thường được gắn liền với hình ảnh của các nhà sư. Để tập thiền, người ta phải đạt đến trạng thái thanh tịnh, không còn vướng bận nhiều suy nghĩ. Nhiều người đã lầm tưởng như vậy về thiền. Thực chất, thiền là một liệu pháp mang tính tự do và cởi mở. Bất kỳ ai, đang theo tôn giáo nào, dù là Phật giáo, Thiên Chúa giáo hay đạo Hindu đều có thể luyện tập thiền nếu muốn.
Sách Sức mạnh của tĩnh tại. Ảnh: Alphabooks.
Có 3 kỹ thuật thiền cơ bản, đó là: Thiền Tập trung (Focused Attention), Thiền Mở (Open Monitoring) và Thiền Tự siêu việt (Automatic Seft- Transcending). Thiền TM (Transcendental Meditation) nằm trong nhánh Thiền Tự siêu việt. Không chỉ có khả năng làm giảm căng thẳng của não bộ, Thiền Tự siêu việt còn giúp tăng khả năng tập trung, kích thích sự sáng tạo của não.
Trong đó, giải tỏa căng thẳng cho trí não vẫn là ưu tiên hàng đầu. Các bạn có thể hình dung các hoạt động của não đều có liên quan tới nhau theo dạng mắt xích. Ở đây, một tinh thần thư thái đóng vai trò tối cao. Trong lúc căng thẳng, bạn khó có thể tập trung, cũng chẳng thể nào đưa ra các ý tưởng mang tính sáng tạo.
Trí não và trái tim có mối quan hệ mật thiết với nhau về mặt sinh lý. Mỗi khi chúng ta căng thẳng, tim phải đập nhanh hơn để cung cấp năng lượng cho não. Lâu dần, tình trạng này sẽ khiến huyết áp tăng và làm trái tim bị tổn thương. Bệnh cao huyết áp cũng là một nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Một nghiên cứu của tiến sĩ Robert Schneider, thành viên của Hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy: Thiền TM giúp giảm triệu chứng cao huyết áp trong 3 tháng. Nếu luyện tập thường xuyên, bệnh nhân luôn giữ được huyết áp ở mức ổn định. Một nghiên cứu khác do tiến sĩ Jim Anderson và các đồng nghiệp ở Đại học Kentucky chỉ ra rằng: Với người tập Thiền TM, huyết áp tâm thu và tâm trương đều giảm.
Không chỉ có vậy, Thiền TM còn giúp ích cho trẻ em mắc chứng tự kỷ và tăng động. Việc giữ cho tâm trí trở nên tĩnh lặng và bớt căng thẳng khiến bệnh nhân tự kỷ và tăng động tăng cường giao tiếp và kết nối với bên ngoài. Dần dần khiếm khuyết về mặt giao tiếp xã hội của các em sẽ được cải thiện.
Tập Thiền TM khó hay dễ?
Bạn nghĩ tập thiền luôn gắn liền với việc ngồi yên một chỗ, xếp bằng chân và nhắm mắt lại. Đó chỉ là vẻ bề ngoài của thiền mà thôi. Đọc Sức mạnh của tĩnh tại của Bob Roth chúng ta sẽ hiểu hơn về thiền nói chung và Thiền TM nói riêng. Bản chất của thiền, hiểu đơn giản là đưa tâm trí và cơ thể về trạng thái thư giãn, giống như thể bạn đang đi spa cho tinh thần vậy.
Tác giả Bob Roth, một trong những giáo viên thiền được tìm kiếm nhiều nhất thế giới. Ảnh: The Purist.
Thế nên, điều quan trọng của thiền nói chung, hay Thiền TM nói riêng, là bạn phải học được các thả lỏng tâm trí, để não bộ được nghỉ ngơi, từ đó giải phóng các năng lượng tiêu cực. Giống như các hình thức luyện tập khác, muốn tập thiền TM các bạn phải cho cơ thể mình thời gian để học cách thả lỏng để đạt được sự thư thái hoàn toàn.
Trong cuốn sách này, Bob Roth đã đưa ra lộ trình để luyện tập Thiền TM để độc giả có thể tham khảo. Từ những lợi ích mà bộ môn này mang tới cho sức khỏe, có rất nhiều người nổi tiếng đã luyện tập Thiền TM. Trong đó phải kể đến một số cái tên như: Katy Perry, Hugh Jackman, Lady Gaga hay Oprah Winfrey, Ray Dalio...
Thiền TM phù hợp với bất cứ ai, dù học có cá tính như thế nào, nổi loạn và bướng bỉnh hay sâu sắc và đầy hóm hỉnh. Bởi trong cuộc sống hiện đại, chúng ta đều phải đối mặt với những áp lực nhất định. Việc giải tỏa căng thẳng là hoàn toàn cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh.
Bob Roth là một trong những giáo viên thiền có kinh nghiệm và được tìm kiếm nhiều nhất thế giới. Trong 45 năm qua, ông đã dạy Thiền TM (Transcendental Meditation) cho hàng chục nghìn người; từ các CEO tỷ phú, người nổi tiếng Hollywood, cho đến những cựu binh gặp chấn thương trong chiến tranh và các thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn.
Hiện tại, ông là Giám đốc Điều hành của Quỹ Từ thiện David Lynch và thường xuyên đến diễn thuyết về thiền định cho các lãnh đạo công nghệ cao cấp tại Google Zeitgeist, Aspen Ideas Festival, Wisdom 2.0 và Summit.
Con người thích nghi nhanh với COVID-19 hơn họ tưởng Một nghiên cứu được thực hiện trên một nhóm nhân viên tại Mỹ vào thời điểm giãn cách xã hội do dịch COVID-19 cho thấy 'hệ miễn dịch tâm lý' của con người có khả năng hồi phục nhanh hơn chúng ta vẫn nghĩ. Con người có khả năng thích nghi nhanh với thách thức trong dịch COVID-19 hơn là họ nghĩ -...