Giải mã 10 nguy hiểm “ặc ặc” trên mạng Internet
Internet là một phần không thể thiếu nhưng bạn đừng tự biến mình thành kẻ khờ nhé.
Thế hệ Y ám chỉ nhóm người sinh ra trong khoảng từ thập niên 80 đến đầu những năm 2000. Nếu là một phần trong thế hệ Y, hẳn cuộc sống của bạn đang gắn liền với các kết nối. Theo nghiên cứu, chỉ có 31% thế hệ Y xem việc bảo mật là ưu tiên hàng đầu khi thao tác với máy tính. Ngược lại, họ dành tình cảm cho giải trí hơn yếu tố an ninh.
Thực tế cho thấy, hơn 1/2 người dùng đã gặp tai nạn bảo mật trong khoảng 2 năm qua. Tốt hơn, bạn nên tham khảo những hướng dẫn khi tình hình vẫn trong tầm kiểm soát.
1. Trở lại khái niệm cơ bản
Nghe thật đơn giản, nhưng việc thường xuyên cập nhật hệ điều hành và phần mềm là cách quan trọng nhất để bảo vệ máy tính. Bởi lẽ, cập nhật thường xuyên là biện pháp hữu hiệu để các công ty xử lý vấn đề an ninh có thể xảy ra. Thêm nữa, điều này không quá khó khăn và có thể tiến hành tự động.
2. Đừng nhấp chuột vội vàng
Hơn 9.500 trang độc hại được Google phát hiện mỗi ngày. Chúng bao gồm cả những website hợp pháp bị tấn công và phát tán mã độc. Hãy giữ an toàn bằng việc cảnh giác với trước mỗi liên kết. Bạn nhớ kiểm tra đường link đầy đủ trước khi quyết định truy cập. Cuối cùng, luôn giữ tường lửa và phần mềm diệt virus được cập nhật và sẵn sàng hoạt động.
3. Chú ý đến thay đổi bên ngoài
Những thay đổi nhỏ có thể gây vấn đề lớn nếu bạn thiếu cảnh giác. Ví dụ, Facebook đã thay đổi email mặc định của người dùng thành @facebook.com. Điều này khiến nhà tiếp thị và kẻ phát tán thư rác tìm đến bạn dễ dàng hơn. Cho dù bạn thích hay không, hãy điều chỉnh cài đặt nhằm bảo vệ mình khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra.
Video đang HOT
4. Mật khẩu
Luôn tạo mật khẩu đủ mạnh cho các tài khoản trực tuyến, bao gồm chữ cái, số và ký hiệu. Mật khẩu dài (ít nhất 8 ký tự) thì an toàn hơn và giúp ngăn chặn các cuộc tấn công. Đồng thời, không nên sử dụng một mật khẩu chung cho nhiều tài khoản.
Nếu gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tất cả mật khẩu, hãy tìm đến trình quản lý mật khẩu trực tuyến (như LastPass). Ngoài ra, bạn nhớ thiết lập mật khẩu cho các tài liệu quan trọng nữa nhé.
5. Game thủ, hãy giữ phần mềm bảo mật luôn hoạt động
Đừng vô hiệu hóa phần mềm bảo mật khi chơi game. Kết nối tốc độ cao với gián đoạn tối thiểu luôn quan trọng, nhưng không phải là rước rủi ro về máy tính. Bạn hãy tìm chế độ “chơi game” trong phần mềm bảo mật. Thiết lập này không bao giờ làm gián đoạn khi bạn đang chơi song vẫn giữ hệ thống được an toàn.
6. Bảo vệ chống lại P2P và phần mềm lậu
Giải pháp đơn giản là không nên sử dụng trang P2P khi tải phần mềm. Trường hợp bắt buộc phải download từ nguồn không chính thống, bạn nên duy trì biện pháp phòng ngừa (như xem ý kiến của người dùng trước khi tải về). Thực tế, nhiều trang P2P đang cung cấp hệ thống đánh giá khá chính xác của thành viên mà bạn nên tham khảo.
7. Cảnh giác với những cuộc tấn công từ bên ngoài
Tội phạm mạng thường sục sạo các trang xã hội nhằm tìm hiểu thông tin về mục tiêu tiềm năng của chúng. Chúng sẽ sử dụng nội dung thu được để gửi cho bạn những email có vẻ quan trọng, dưới vỏ bọc là sếp, bạn bè hoặc thành viên trong gia đình. Vậy nên hãy thực sự cảnh giác nhé.
8. Kết bạn có chọn lọc
Bạn sẽ đưa mình vào nguy hiểm khi kết bạn thoải mái trên mạng xã hội. Nếu nhận được yêu cầu kết thân từ người lạ, đây có thể là bước khởi đầu của tin tặc nhằm đánh cắp tài khoản trực tuyến. Chúng khai thác sự tin tưởng để gửi email hoặc thông báo tới hòm thư, theo dõi truy cập, status, tính cách… để gạ gẫm bán hàng hay phát tán phần mềm độc.
9. Cẩn thận khi tải video
Hãy cẩn thận khi tải video về máy, hoạt động này có thể mang theo nhiều loại virus. Nếu không có phần mềm xem video tự động cập nhật, hãy download trực tiếp từ nguồn đáng tin cậy. Đừng cài đặt phần mềm từ trang chia sẻ khi muốn xem video. Lưu ý rằng, việc download phim ảnh không bao giờ yêu cầu chạy tập tin thực thi (.exe).
10. Sử dụng Wi-Fi an toàn
Người dùng luôn vui mừng khi tìm thấy điểm Wi-Fi miễn phí. Trước khi kết nối, bạn hãy xác minh tên mạng Wi-Fi (SSID) đến từ dịch vụ hợp pháp. Đừng kết nối với mạng Wi-Fi không đảm bảo. Ngoài ra, bạn nên sử dụng Virtual Private Network (VPN – mạng riêng ảo). Nó duy trì mọi hoạt động qua đường truyền riêng rẽ, an toàn và độc lập (ngay tại nơi công cộng).
Theo VietBao
Tai nghe của bác sĩ sắp thành quá khứ
Nghe tim bằng ống nghe là một trong những thao tác phổ biến nhất của một bác sĩ đối với bệnh nhân. Chẳng lẽ trong thời đại thông tin, cái thao tác "cũ kỹ" ấy vẫn chẳng có gì thay đổi? Tất nhiên là có. Chiếc máy tính hiện đại có khả năng không chỉ chẩn đoán những bệnh tật về tim chính xác hơn mà còn giảm được những sai lầm do sử dụng chiếc tai nghe dựa vào kinh nghiệm mang lại.
Phương pháp mới có thể hạn chế những sai sót của chiếc ống nghe vốn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của các bác sĩ.
Tiếng đập của trái tim có thể kể nhiều điều về sức khoẻ của nó. Xưa nay, người thầy thuốc có thể phát hiện ra nhanh chóng những tiếng đập bất thường của tim bằng chiếc ống nghe để chẩn đoán bệnh và nếu cần, sẽ chỉ định việc theo dõi toàn diện bộ phận quan trọng này của cơ thể trước khi kết luận.
Samit Ari và Goutam Saha tại Viện Công nghệ Ấn Độ tại Kharagpur đã tìm ra phương pháp có khả năng tự động phân loại các âm thanh tim phát ra trong khoảng cách giữa 2 nhịp đập rõ ràng và tỉ mỉ hơn nhiều so với một bác sĩ nhiều kinh nghiệm nhất trong việc sử dụng ống nghe, để phục vụ việc chẩn đoán bệnh.
Ý tưởng của hai ông dựa trên việc phân tích toán học các sóng âm do tim đập phát ra, được gọi là phương pháp phân tích tín hiệu thực nghiệm (Empirical Mode Decomposition, EMD). Phương pháp này chia các âm thanh của một chu kỳ tim đập ra nhiều thành phần, cho phép tách tỉ mỉ từng âm một ra khỏi các tạp âm do nhiều nguồn khác nhau trong cơ thể phát ra cùng một lúc.
Như vậy, sẽ thu được tín hiệu hình thành trên cơ sở 25 âm chuẩn khác nhau. Tín hiệu sẽ được lọc và chuyển cho hệ thống máy tính phân loại. Mô hình phân loại dựa trên mạng nơron nhân tạo trong đó mỗi âm chuẩn tương ứng với một chẩn đoán nhất định về những dạng của bệnh tim mà các bệnh nhân có thể mắc.
Tất nhiên sự liên quan giữa một âm chuẩn với một dạng của một bệnh tim cần được nghiên cứu rất kỹ từ kinh nghiệm của các bác sĩ giỏi, kết hợp với sự kiểm tra cẩn thận và đúc kết gần như thành các chuẩn mực.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, phần lớn các bác sĩ dù đã được đào tạo bài bản cũng khó mà chẩn đoán được chính xác các dạng của bệnh tim nếu chỉ dựa vào chiếc ống nghe truyền thống mà y học đã sử dụng từ hàng trăm năm nay.
Tai người cảm nhận rất kém những âm thanh tần số thấp của tim khiến việc chẩn đoán bệnh có thể mắc những sai lầm nghiêm trọng. Việc tự động phân loại những âm thanh của tim bằng các phương tiện của những thiết bị hiện đại, dựa trên nghiên cứu của các chuyên gia y học sẽ giúp họ khắc phục một cách thành công những trở ngại này.
Đương nhiên cần nhiều thời gian nữa để hoàn thiện phương pháp dùng máy tính để chẩn đoán bệnh (mà thí dụ trên chỉ là trường hợp của bệnh tim) trước khi biến chiếc ống nghe thành một dụng cụ khám bệnh của quá khứ.
Theo VietBao
Khai mạc Hội thi Tin học trẻ toàn quốc Hôm nay 1.8, tại Lâm Đồng, Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ 18 dành cho học sinh phổ thông chính thức khai mạc. Hội thi do T.Ư Đoàn chủ trì phối hợp cùng Bộ KH-CN, Bộ TT-TT, Bộ GD-ĐT, Đài truyền hình VN và Hội Tin học VN tổ chức. Hội thi có 232 thí sinh (đến từ 51 đội...