Giải khát với 5.000 đồng, ung thư “ùn ùn” kéo đến
Chỉ với 5.000-10.000 đồng là bạn đã có ngay một ly nước mía để giải khát một cách nhanh chóng. Tiện lợi, hấp dẫn là thế nhưng đằng sau những ly nước đó là cả một câu chuyện về thực phẩm bẩn?
Mía là loại cây đã quá quen thuộc trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Những ngày nắng nóng, một ly nước mía giúp bạn thỏa mãn cơn khát và thanh nhiệt cơ thể.
Thành phần của mía chứa nhiều chất dinh dưỡng vô cùng có lợi như crom, đồng, magie… Và nhiều vitamin như A, C, B1, B2… cùng protein, chất xơ bão hòa.
Các chất này không chỉ giúp chống ung thư, bình ổn đường trong máu đối với bệnh nhân đái tháo đường mà còn là thực phẩm giúp chị em giảm cân, thanh lọc thận,…
Mía chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như crom, đồng, magie,…
Với những công dụng nêu trên, nước mía trở thành loại thức uống được nhiều người ưa chuộng. Giá mỗi ly nước trung bình từ 5.000-10.000 đồng tùy vào dung lượng và chất lượng, đây là giá cả khá phù hợp với số đông nhất là các bạn sinh viên, học sinh, dân văn phòng hoặc công nhân,… Nhưng việc mía ngâm đường hóa học hoặc chất bảo quản không còn là điều có thật.
Ngày nay, nhiều xe nước mía mọc lên nhan nhản ở các vỉa hè, đường quốc lộ với bảng hiệu “nước mía bao rẻ” được mang tận tay người đi đường. Tiện lợi và nhanh chóng là vậy nhưng ít ai biết rằng đằng sau những ly nước mía đó là cả một “công nghệ làm giả nước mía” nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.
Theo tìm hiểu, các quán nước mía thường sử dụng mía cây làm nguyên liệu, ngoài ra họ có thể mua các chai đóng sẵn theo lít do nhà phân phối cấp. Mía cây cũng không phải hoàn toàn loại tốt nhất mà khi ép còn kèm theo các loại mía tạp, giá thành rẻ hơn nhằm thu được lượng nước nhiều nhất.
Dễ dàng tìm thấy những hàng quán nước mía như thể này ở những khu dân cư
Với mía lít, các chủ cửa hàng cung cấp thông tin “tầm khoảng từ 2-3 cây mới được một lít nước là loại mía tốt, còn 4-5 cây với loại mía nhỏ mới ra được 1 lít. Nước mía sạch nguyên chất giá tầm 30-40 ngàn/ lít còn nước mía giả pha đường hóa học chỉ tầm 15 ngàn/ lít mà thôi”
Công nghệ làm nước mía như thế này còn được hỗ trợ bởi máy móc hoặc hóa chất tạo ngọt. Nhiều mánh khóe được xe nước mía áp dụng bằng cách lắp thêm khoang chứa đá, để khi ép nước đá sẽ theo dòng nước mía hòa lẫn vào tăng được lượng nước đáng kể mà khách không hề hay biết.
Hoặc mía khi đã chuẩn bị sẵn được ngâm vào xô chứa sẵn đường hóa học, chỉ với lượng nhỏ chất tạo ngọt này thì nước mía của bạn đã ngọt đến độ không còn cảm nhận được vị mía.
Theo các chuyên gia các chất tạo ngọt có giá thành rất rẻ và độ cao gấp 200-700 lần đường kính, do vậy mà những chủ kinh doanh không dại mà bỏ qua món lời hậu hĩnh này.
Thế nên những chiếc xe nước mía với biển hiệu siêu sạch đó, được đóng gói cẩn thận và đẹp mắt nhưng ẩn chứa nhiều mối nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Theo một số nghiên cứu vốn dĩ mía để lâu ngoài môi trường đã bị nhiễm khuẩn, do vậy sau khi sử dụng bạn mắc phải các bệnh đường ruột là điều quá dễ hiểu, gây sụt cân và mất nước nhanh chóng.
Video đang HOT
Nhưng nếu kết kết hợp với đường hóa học thì gây ra rất nhiều nguy hiểm, vì chúng không tạo ra năng lượng, mẹ đang mang thai nếu sử dụng quá nhiều hóa chất này con sih ra có thể dị dạng và nặng hơn là gây ung thư. Đừng quên một điều tất cả các loại hóa chất tổng hợp đều gây hại cho cơ thể.
Nước mía rẻ chưa hẳng đã bổ và tốt cho sức khỏe
Đừng để giá thành rẻ và vẻ ngoài bắt mắt bởi những ly nước mía ngọt lịm rồi mang họa vào người, người tiêu dùng cần hết sức cẩn trọng và cảnh giác khi mua và sử dụng bất kỳ mặt hàng nào. Để giải khát tốt nhất bạn nên sử dụng các loại nước điện giải, nước dừa, nước ép tại nhà sẽ an toàn và tốt cho sức khỏe hơn.
Thời tiết vào hè nắng nóng các mẹ cũng đưng quên nhắc nhở con nhỏ không nên sử dụng các loại nước bày bán tràn lan, đặc biệt hạn chế sử dụng đá vì rất dễ gây viêm họng cũng như các bệnh đường ruột.
Nên chuẩn bị sẵn nước lọc trong nhà và mang bên người. Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm một thông tin bổ ích để bảo vệ sức khỏe của gia đình mình!
Simon
Theo Sức khỏe gia đình
Phát hiện chất chống ung thư mạnh hơn thuốc 10.000 lần có trong loại gia vị ở Việt Nam
Khi gừng được sấy khô, một hợp chất khác được tạo ra gọi là shogaol có tác dụng chống oxy hóa mạnh, chống ung thư hiệu quả gấp 10.000 lần Taxol - một loại thuốc dùng trong hóa trị.
Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale, cùng họ với củ nghệ, được trồng chủ yếu ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Châu Phi và Úc. Hợp chất chính của gừng là zingiberene có chứa gingerols. Theo các nhà khoa học, vị cay của gừng có liên quan đến các hợp chất capsaicin và piperine.
Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Sinh Lý học, Sinh Lý bệnh học và Dược học quốc tế cho thấy gừng có tác dụng ngăn ngừa nhiều bệnh khác nhau. Bên cạnh đó, gừng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm, kháng vi khuẩn và thậm chí có tác dụng chống ung thư.
Khi gừng được nấu, nướng ở nhiệt độ cao hoặc sấy khô, một hợp chất khác gọi là shogaol được tạo thành có tác dụng chống oxy hóa mạnh.
(Ảnh minh họa)
Trong nấu ăn, bạn có thể dùng gừng cả ở dạng tươi và khô. Tuy nhiên, dùng gừng như thế nào để phát huy tác dụng tốt nhất, khi nào nên dùng gừng khô và cách dùng gừng tươi không bị mất đi tác dụng trong quá trình nấu ăn? Là những câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc.
Dưới đây là câu trả lời của chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Jenny Hills về những vấn đề trên.
Gừng nấu ở nhiệt độ cao có mất đi tính chống oxy hóa không?
Như chúng ta đã biết, nhiệt độ của nấu ăn thay đổi các thành phần hóa học của hầu hết các thực phẩm. Ở dạng thô, không nấu chín, thành phần hoạt chất của gừng là 6 gingerol. Tuy nhiên, khi gừng được nấu chín, hấp, nướng, các thành phần của nó thay đổi và các hợp chất khác hình thành.
(Ảnh minh họa)
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế Y học Ayurvedic và Herbal cho thấy, trong trường hợp gừng đun sôi sẽ giảm các các chất chống oxy hóa, trong khi rang lại không ảnh hưởng đáng kể.
Tuy nhiên, một nghiên cứu khác về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các hợp chất có trong gừng cho thấy, nếu thời gian nấu hoặc nướng gừng được giới hạn trong khoảng thời gian từ 2-6 phút, mức độ chất chống oxy hóa tăng lên 6 lần. Tuy nhiên, mức chất chống oxy hóa trong gừng lại bị giảm xuống sau 8 phút.
Gừng tươi tốt hơn hay gừng khô tốt hơn?
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, khi gừng tươi được sấy khô, các hợp chất mới được hình thành. Các hợp chất này không có trong gừng tươi, thậm chí chúng còn mạnh hơn gingerols, một trong số đó là hợp chất 6-shogaol có trong gừng khô.
Hợp chất này khiến gừng khô có mùi và vị nồng hơn gừng tươi. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Phytochemistry cũng khẳng định rằng, cả 2 chất gingerols và shogaol đều là chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng chống viêm, chống ung thư và kháng khuẩn.
(Ảnh minh họa)
Tạp chí Khoa học Dinh dưỡng và Khoa học Thực phẩm phát hiện ra rằng, nồng độ cao nhất 6-shogaol được tạo ra khi gừng sấy khô ở 80 độ C.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chất shogaol có sức mạnh hơn tất cả các hợp chất khác trong gừng. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Ethnopharmacology cho rằng, khi so sánh khả năng chống oxy hóa và chống viêm, 6-shogaol vượt trội so với các hợp chất khác trong gừng, đây cũng là lý do y học thường dùng gừng khô.
Do vậy, chúng ta không nên lo lắng rằng, việc dùng gừng khô khi nấu ăn thay đổi và mất đi tính chất chữa bệnh trong nó. Ngược lại, các bằng chứng khoa học còn cho thấy việc sử dụng gừng khô tăng lợi ích đối với sức khỏe.
Đặc tính chống ung thư của 6-Shogaol
Nghiên cứu gần đây về chất 6-shogaol chiết xuất từ gừng có tác dụng chống ung thư mạnh mẽ. Điển hình, một nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ cho thấy rằng chất 6-shagaol từ gừng khô ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến.
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Dược học Anh cho thấy chất 6-shogaol có thể ức chế sự lây lan của khối u ung thư vú. Ngoài ra thành phần này còn ức chế sự phát triển của các cục u vú.
Cuối cùng, nếu so sánh với thuốc điều trị ung thư Taxol, 6-shogaol vượt trội hơn hẳn về khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư và khối u.
(Ảnh minh họa)
Các nhà nghiên cứu cho hay ngay cả khi liều lượng thuốc điều trị ung thư Taxol được tăng lên, 6-shogaol cũng chứng minh hiệu quả cao hơn 10.000 lần so với Taxol trong việc loại bỏ các tế bào gốc ung thư, ngăn chặn khối u mới hình thành và bảo toàn cho các tế bào khỏe mạnh.
Cách sử dụng gừng trong nấu ăn để phát huy hiệu quả tốt nhất
Có rất nhiều cách để sử dụng gừng trong nấu ăn để tăng lợi ích chống oxy hóa. Tin tốt là dùng gừng tươi hay gừng khô trong bữa ăn hay đồ uống đều giúp tăng cường sức khỏe của bạn.
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích về cách dùng gừng trong chế độ ăn uống của bạn:-
Cho 1 miếng gừng tươi vào ấm đun nước sôi, dùng nước này pha trà mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Bạn cũng có thể dùng muỗng cà phê bột gừng khô cho vào chén nước sôi, ngâm trong vài phút, thêm chanh và mật ong để thưởng thức.
Cho 1 lát gừng tươi vào các món như khoai tây chiên, súp và nước sốt giúp tăng cường sức khỏe của bạn. Nêm gừng khi các món ăn gần chín để các hoạt chất trong gừng không bị mất đi.
Một số lưu ý khi sử dụng gừng
Mặc dù gừng là một loại thảo dược tuyệt vời với nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên, dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng gừng theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland:
Trẻ em dưới 2 tuổi không nên ăn gừng
Không ăn quá 4g gừng mỗi ngày
Phụ nữ mang thai có thể uống tới 1g gừng mỗi ngày
Gừng có thể gây ợ nóng nhẹ, tiêu chảy và ợ hơi
Nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu, nên nói chuyện với bác sĩ về lượng gừng dùng hàng ngày
Nếu bạn đang có ý định phẫu thuật, tham khảo ý kiến bác sĩ nếu uống trà gừng mỗi ngày.
Theo phunugiadinh/Healthyandnaturalworld
Cà chua - thực phẩm tuyệt vời cho mùa hè Cà chua chứa 95% là nước. 5% còn lại của cà chua chứa carbohydrates và 1% protein và chất béo. Vì vậy, nó là loại thực phẩm cần có cho mùa hè khỏe mạnh. Shutterstock Nó cũng chứa 80% chất xơ không hòa tan như lignin, cellulose và hemicellulose. Cà chua là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt như folate, kali,...