Giải đua bò muộn hấp dẫn du khách
Giải đua bò tổ chức muộn hơn mọi năm, diễn ra cùng chương trình biểu diễn dù lượn đầu tiên ở Tây Nam Bộ, thu hút hơn 10.000 người xem.
Ngày 28/11, 8 cặp bò tham gia giải đua tại sân vận động Soài Chek, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn. Giải đua là một phần trong chương trình biểu diễn dù lượn “Bay trên Phụng Hoàng Sơn” do UBND huyện Tri Tôn phối hợp với Hội dù lượn TP. Hà Nội tổ chức. Dù không phải giải đua bò theo dịp truyền thống nhưng chương trình thu hút hơn 10.000 khán giả.
Do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND tỉnh An Giang đã không tổ chức Hội đua bò Bảy Núi năm 2020. Hội đua bò là nét văn hóa đặc trưng trong dịp lễ Sel Dolta (lễ cúng ông bà) của người dân Khmer địa phương, từ 29/8 đến 1/9 âm lịch hàng năm.
Do giải đua diễn ra muộn hơn mọi năm, Tri Tôn đã bước vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5), khiến nước trên sân đua nhanh chóng bốc hơi. Một số nhiếp ảnh gia nhận xét buổi diễn năm nay chưa thực sự mãn nhãn, vì khi bò chạy nước không văng lên nhiều, chụp ảnh không đẹp như hội các năm trước (ảnh phải: năm 2018). Ảnh: Phong Vinh – Đức Đồng
Mỗi cặp bò đi kèm nhau cùng một ách, được đánh số theo bốc thăm. Một số con bò đeo dây cà tha trên cổ, là chuỗi hạt gắn lục lạc dành cho gia súc, mang ý nghĩa may mắn. Sợi dây là phần thưởng của những cặp bò cày giỏi và đua nhanh.
Video đang HOT
Đến lượt thi đấu, hai cặp chạy một vòng quanh sân Soài Chek rộng 5,5 hecta ( 55.000 m2). Trong đó, nửa chặng đường đầu là vòng “hô” (đi tốc độ chậm), và nửa còn lại là vòng “thả” (tăng tốc chạy về đích).
Nhiều khán giả, nhất là các nhiếp ảnh gia rất thích xem vòng “thả”. Họ tập trung sát mép đường đua để bắt trọn những khoảnh khắc kịch tính khi hai đội bò chạy nước rút về đích.
Khán giả thuộc nhiều độ tuổi, là người dân địa phương và du khách từ nơi khác, tập trung đông đảo ở sân vận động từ khoảng 7h đến khi cuộc đua kết thúc khoảng 11h.
Song song với giải đua bò, du khách còn được ngắm nhìn những màn biểu diễn dù lượn của gần 90 phi công đến từ Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, TP HCM. Các phi công xuất phát từ núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), bay qua cánh đồng Tà Pạ và đáp xuống sân đua bò. Ông Trần Minh Giang, Phó chủ tịch UBND huyện Tri Tôn cho biết, đây là lần đầu tiên trình diễn dù lượn được tổ chức tại huyện Tri Tôn và khu vực ĐBSCL và môn thể thao này phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện.
Hơn 90 phi công tham gia bay dù lượn từ Phụng Hoàng Sơn
Sáng 28-11, tại khu vực hồ Soài Chek (ấp Tô Hạ, xã Núi Tô), UBND huyện Tri Tôn phối hợp Hội Dù lượn TP. Hà Nội tổ chức lễ khai mạc chương trình biểu diễn dù lượn với chủ đề 'Bay trên Phụng Hoàng Sơn'.
Dịp này, Câu lạc bộ (CLB) Dù lượn Miền Tây với tên gọi 'Miền Tây bay' đã chính thức ra mắt. Ông Nguyễn Hữu Nam, thành viên Hội Dù lượn TP. Hà Nội đã tặng bộ dụng cụ bay dù lượn cho CLB Dù lượn Miền Tây, coi như 'hạt giống' thúc đẩy CLB phát triển.
Lãnh đạo huyện Tri Tôn tặng quà lưu niệm cho các phi công bay dù lượn
Ông Nguyễn Hữu Nam (trái), thành viên Hội Dù lượn TP. Hà Nội, tặng bộ dụng cụ bay dù lượn cho CLB Dù lượn Miền Tây
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm tặng quà lưu niệm cho Hội Dù lượn TP. Hồ Chí Minh
Biểu diễn văn nghệ Khmer
Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Trần Minh Giang, Trưởng Ban Tổ chức chương trình biểu diễn dù lượn, cho biết, đây là môn thể thao mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình của huyện Tri Tôn, lần đầu tiên được tổ chức ở ĐBSCL. Dịp này, huyện kết hợp tổ chức biểu diễn đua bò Bảy Núi và các hoạt động văn hóa văn nghệ Khmer đặc sắc. Qua đó, xúc tiến, quảng bá du lịch địa phương.
Biểu diễn dù lượn từ Phụng Hoàng Sơn
Tham gia biểu diễn dù lượn "Bay trên Phụng Hoàng Sơn" có hơn 90 phi công đến từ các hội dù lượn trên cả nước như: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, TP. Nha Trang (Khánh Hòa)... Các phi công cất cánh từ "sân bay" vồ Hội trên Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô). Vị trí này cao khoảng 350m so với mực nước biển, hơn một nửa so độ cao của Phụng Hoàng Sơn (614m), ngọn núi cao thứ 2 trong dãy Thất Sơn (chỉ sau núi Cấm). Sau khi lượn một vòng trên cánh đồng ruộng trên, các phi công đáp xuống sân đua bò Bảy Núi.
Đua bò Bảy Núi
Song song với hoạt động bay dù lượn, 8 đôi bò đua tốt nhất trên địa bàn huyện đã tham gia biểu diễn đua bò Bảy Núi. Các đôi bò thi đấu lần lượt theo thứ tự bốc thăm, thực hiện 1 vòng hô và 1 vòng thả, chọn đôi bò thắng cuộc tiếp tục vào vòng trong. Hoạt động này nhằm tái hiện cho khán giả và du khách xem loại hình thể thao đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer vùng Bảy Núi.
Theo đánh giá của các hội dù lượn tham gia sự kiện, Phụng Hoàng Sơn là địa điểm khá lý tưởng để tổ chức điểm bay mới của miền Tây cũng như khu vực Nam Bộ. Khi được đầu tư phù hợp, hoạt động bay dù lượn có thể được tổ chức định kỳ, trở thành điểm nhấn du lịch mới vùng Bảy Núi.
Tiềm năng phát triển môn dù lượn ở An Giang Dù là môn thể thao khá mới tại An Giang nhưng dù lượn vẫn có thể phát triển tốt bởi sự thuận lợi về mặt địa hình cùng khả năng kết nối vào hoạt động du lịch của địa phương. Tuy nhiên, để bộ môn này phát triển như kỳ vọng, rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành đối...