Giai đoạn các cặp đôi dễ ly hôn nhất
Những cãi vã, những thử thách, những lo toan, những kỳ vọng… mọi thứ sẽ diễn ra ở giai đoạn “trần trụi” của cuộc hôn nhân. Và vì thế, luôn cẩn trọng với từng giai đoạn này.
3 năm đầu hôn nhân
Nguyên nhân chủ yếu là khác biệt về thói quen. Ở giai đoạn này người ta thường chia tay vì những điều rất nhỏ nhặt nhưng không thể thích nghi được. Ví dụ vợ quen dậy sớm, thích ăn cơm nhà, cuối tuần thăm nom bố mẹ, chồng quen dậy muộn, thích ra ngoài tụ tập bạn bè, thích ăn uống hàng quán.
Riết dần, cô vợ thấy chồng vô tâm, thấy cô đơn, bị bỏ rơi. Còn chồng thì thấy vợ cứng nhắc, nhàm chán, không biết thông cảm. Rồi họ chán nhau, và bỏ nhau!
Năm đầu tiên sau khi sinh con
Đây là thời điểm khó khăn của đa số các cặp đôi. Lúc này mọi sinh hoạt trong gia đình bị xáo trộn. Người phụ nữ cũng bị thay đổi tâm sinh lý, nam giới bị thay đổi nhịp sống. Và xung đột từ đó cũng rất dễ xảy ra.
Người vợ lúc này cần sự quan tâm, hỗ trợ, sẻ chia và động viên từ chồng. Đứa con là tất cả mối quan tâm, chồng và nhu cầu tình dục bị xếp xuống thứ yếu. “Sự thay đổi” này khiến nam giới khó chấp nhận. Mâu thuẫn từ chuyện chăm con, chuyện gia đình, chuyện kinh tế khiến căng thẳng sẽ ngày một nhiều hơn.
15 năm hôn nhân trở lên
Video đang HOT
Nguyên nhân là do khác biệt về hệ giá trị. Sau mười mấy năm bên nhau, khi con cái đã tương đối lớn, họ không còn có chung trách nhiệm nặng nề về chăm sóc chúng nữa. Họ bắt đầu nghĩ cho mình, rồi nhận ra sự khác biệt giữa hai người về quan điểm và triết lý sống.
Nếu hệ giá trị của người vợ lấy gia đình làm trọng, còn người chồng lại lấy sự đóng góp cho xã hội làm trọng, họ sẽ không có cùng mục tiêu sống, không có cùng lối đi, không có cùng lý tưởng. Họ lệch nhau và xa nhau.
Quỳnh An (t/h)
Mùa dịch "xoay chuyển đức ông chồng", vợ cười sướng rơn
Nhiều người vợ nhận thấy sự thay đổi lớn của chồng trong mùa dịch. Đó là những buổi đi làm về sớm, không đi bia bọt, quán xá hay tụ tập gặp gỡ bạn bè nhiều như trước...
Nhiều gia đình có sự thay đổi tích cực trong mùa dịch Covid-19. (Ảnh minh họa, nguồn: Zing)
Chồng về sớm chơi với con
Chị Nguyễn Thị Thủy (34 tuổi, quận Hà Đông, TP Hà Nội) tâm sự rằng từ Tết ra chị thấy chồng mình thay đổi rất nhiều, không còn cảnh đi sớm về muộn.
Trước đây cứ 7h sáng chồng đi ra khỏi nhà và đến 9h tối mới về nhà. Chồng chị làm kinh doanh bảo hiểm nên công việc gặp gỡ khách hàng, ăn nhậu cũng nhiều hơn bình thường. Thế nhưng đến giờ, tuần nào anh cũng ăn uống ở nhà.
Anh đi làm muộn hơn chị nên sẽ ăn trưa ở nhà xong mới đến văn phòng. Tối gặp khách xong thì về nhà ăn cơm. Hôm nào không có khách ngoài giờ thì anh về thẳng nhà chơi với con.
Chồng chị rất lười vệ sinh cá nhân nhưng hiện tại thấm nhuần các hướng dẫn phòng bệnh lây nhiễm nên mỗi lần về nhà anh tự động vào nhà vệ sinh rửa sạch tay chân rồi mới đi vào phòng khách, phòng ngủ.
Những hình ảnh trước đây hiếm khi chị Thủy thấy ở chồng thì giờ đây thay đổi hoàn toàn. Nhìn chồng phụ vợ chăm con, chị tủm tỉm cười hạnh phúc và thầm mong rằng khi mùa dịch qua đi những thói quen tốt này vẫn được chồng thực hiện mỗi ngày.
Trong khi đó, từ góc độ một người chồng, anh Đỗ Đức Chung (KĐT Nam Trung Yên, TP Hà Nội) cho hay từ Tết tới giờ anh chưa đi nhậu bữa nào. Trước Tết khi có Nghị định 100 phạt nặng tài xế uống bia rượu nhưng anh vẫn đi nhậu đều vì sau đó có thể đi taxi về. Thế mà sau Tết, nỗi lo dịch bệnh khiến anh chẳng dám tụ tập ăn uống nhậu nhẹt với bạn bè nữa.
Công ty của anh Chung có trụ sở ở khu vực Hồ Tây, nơi này có nhiều khách du lịch khắp nơi đổ về nên anh cũng hạn chế ra ngoài và mang cơm đi ăn trưa.
Anh cũng tạm gác lại thói quen chơi tennis cuối chiều để về nhà chơi với con, trông con đỡ đần bà nội. Do con nghỉ học tránh dịch bệnh, anh phải nhờ bà nội từ Phú Thọ xuống trông cháu nên anh cũng đi làm về sớm để bà yên tâm hơn. Anh tự thấy mình thay đổi khác trước đây rất nhiều.
Thấy anh Chung dành thời gian trông con, đỡ đần việc nhà, vợ anh cũng vui vẻ hẳn lên. Nhờ vậy gia đình cũng nhiều thêm những tiếng cười rộn rã.
Không ngại phá lệ xách cặp lồng cơm
Gia đình chị Vũ Thị Minh (Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) có hai con nhỏ. Do các con đều nghỉ học phòng dịch nên anh chị tạm gửi con về quê để yên tâm đi làm. Vắng tụi trẻ, hai anh chị sống lại "cảnh vợ chồng son" ngày nào.
Chồng chị Minh cũng thay đổi rất nhiều trong mùa dịch. Anh không còn la cà khi tan sở nữa mà tranh thủ đưa đón vợ đi làm, rồi cùng về nhà nấu cơm. Trước đây lúc nào cũng vội vàng về nhanh đón con thì hiện tại họ có thời gian "hâm nóng" tình yêu.
Buổi tối, chị Minh nấu nướng và chuẩn bị sẵn để sáng ngày hôm sau hai vợ chồng cùng mang cơm đi làm. Đây là điều xoay hướng 180 độ với chồng chị. Trước đây anh luôn đi ăn trưa với đồng nghiệp hoặc đi nhậu với bạn bè, thì giờ đây cả tuần 6 ngày làm việc anh đều chăm chỉ xách theo cơm vợ nấu.
Chị Minh cho biết, đang mùa dịch bệnh nên mọi thứ đều tiết kiệm và phải an toàn. Các con nghỉ học, chi phí sinh hoạt giảm nhiều vì không phải đóng học cho con, ăn uống cũng giảm. Nếu như trước đây cuối tuần cả nhà đi siêu thị mua đồ thì hiện tại vợ chồng chị mua đồ ăn hàng ngày ở chợ dân sinh, kiểm soát được lượng đồ ăn cần thiết để mua. Hai vợ chồng đi làm chung một xe nên tiết kiệm luôn cả tiền xăng xe.
Chồng chị Hải Yến (Yên Sở, TP Hà Nội) làm hướng dẫn viên du lịch. Công ty của anh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Hai tuần trở lại đây văn phòng công ty đã phải tạm đóng cửa để giảm bớt nguy cơ lây bệnh.
Trong thời gian rảnh rỗi, chồng chị Yến cũng thay đổi nhiều. Anh ở nhà giúp vợ nhiều việc nhà, chăm con.
Trước đây, lúc nào chồng chị cũng coi việc nhà là của vợ thì giờ đây anh tranh thủ làm mọi việc khi vợ bận đi làm. Anh ở nhà trông con, đưa con xuống công viên chơi, dạy con học bài. Buổi tối, chị Yến thấy "nhàn rỗi' hơn hẳn ngày trước.
Dù ghét dịch bệnh nhưng không ít người như chị Yến thấy vui hơn vì được chồng quan tâm, chia sẻ việc nhà. Gia đình xáo trộn nhưng lại có thêm gia vị của hạnh phúc.
K.Chi
3 việc phụ nữ càng lười càng giảm phúc khí, chồng ngang nhiên mang tiền trong nhà cho gái lạ Người phụ nữ muốn hạnh phúc phải lười đúng lúc và siêng đúng chỗ để gia đình hưng thịnh, bản thân cũng được hưởng vinh hoa phú quý, được chồng nâng niu. Người phụ nữ muốn hạnh phúc và giảm đi những sân si, khẩu nghiệp, hãy bỏ ngay những chữ lười này. Phụ nữ muốn hạnh phúc hãy bỏ những điều lười...